Dưới đây là câu chuyện về tiến sĩ Dương Đức Nhan thời Hậu Lê và một đoạn nhân duyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Thời Hậu Trần có ông Dương Công (tự Hiếu Trung) tham gia đội quân của nhà Hậu Trần chống quân Minh. Khi quân Hậu Trần đánh tan quân Minh, khiến quân Minh phải rút về cố thủ thành Đông Quan (tức thành Thăng Long), Dương Công liền đến ấp Dương Xuyên (sau này là xã Hà Dương, tổng Hạ Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương) sinh sống, trở thành thủy tổ đời thứ nhất của họ Dương ở đây. Dương Công kết hôn với người con gái họ Nguyễn, sinh ra Dương Tiến Tài.
Năm 1442, Dương Tiến Tài có người con trai là là Dương Tiến Đức rất khôi ngô. Đến tuổi đi học, gia đình mời thầy về dạy. Tiến Đức học bài rất nhanh, lại sáng dạ, dần dần bách gia chư tử đều thuộc làu làu. Sau đó Dương Tiến Đức trở thành học trò xuất sắc của Thám hoa Lương Như Hộc ở huyện Trường Tân.
Năm 1463 thời vua Lê Thánh Tông, Triều đình mở khoa thi. Dương Tiến Đức đổi tên là Dương Đức Nhan đăng ký dự thi. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân, đỗ cùng khoa thi với Nhữ Văn Lan.
Sau khi thi đỗ, Dương Đức Nhan làm quan trong thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Hậu Lê, ông tham gia soạn thảo bộ luật Hồng Đức. Do có nhiều công lao ông được nhà Vua ban tước Dương Xuyên hầu, đây là tước rất hiếm người được ban vào thời Hậu Lê.
Năm 1501 thời vua Lê Hiến Tông, Dương Đức Nhan nghỉ hưu tại quê nhà. Ông hiến tặng số ruộng đất mà Vua ban cho làng, lại giúp dân làm đường, làm cầu và xây chùa, lại mở trường dạy học. Nghe danh ông, học trò các nơi đến học rất đông.
Trong số các trò giỏi của mình, Dương Đức Nhan rất có cảm tình với trò Nguyễn Văn Đạt, vốn là cháu ngoại của người bạn đỗ cùng khoa thi, Nhữ Văn Lan. Lúc này Nguyễn Văn Đạt mới chỉ 10 tuổi nhưng có trí nhớ siêu phàm cùng tài năng vượt trội. Người dân xã Hà Dương vẫn còn lưu truyền câu chuyện nhân duyên của cậu học trò Nguyễn Văn Đạt như sau:
Nguyễn Văn Đạt càng lớn thì sức học càng tiến và thường được thầy khen trước mắt mọi người. Thời ấy huyện Vĩnh Lại hay bị ngập mặn, cứ vào tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau là nước lợ không dùng được, ấp Dương Xuyên chỉ còn 1 giếng có nước ngọt ở mé làng. Dương Đức Nhan có con gái út là Dương Thị Ý thường đến giếng nước này gánh nước về sinh hoạt.
Một lần Nguyễn Văn Đạt đi bộ từ nhà mình đến nhà thầy, đường xa nên đến giếng nước thì ngồi nghỉ, liền thấy một tiểu thư đến gánh nước. Nguyễn Văn Đạt đến gần định bắt chuyện, nhưng tiểu thư cả thẹn liền để lại cả đòn gánh mà chạy về nhà. Nguyễn Văn Đạt có phần ân hận, thấy đòn gánh tiểu thư nằm đấy, liền viết lên đó 4 chữ “Huyền lý hảo cầu” (玄里好求).
Tiểu thư chính là Dương Thị Ý, đợi chàng trai đi khuất mới đến gánh nước về, thấy có 4 chữ này nhưng không hiểu gì nên hỏi cha. Dương Đức Nhan nói 4 chữ này là từ nơi xa đến tìm điều tốt lành. Thấy con gái đỏ mặt vì ngượng, ông gặng hỏi là ai viết. Nghe con gái tả ông đoán người đó là học trò mình Nguyễn Văn Đạt. Lúc đó cô gái mới biết chàng trai này là cậu học trò mà cha vốn hay nhắc đến, liền cả thẹn đi về phòng mình.
Nguyễn Văn Đạt và Dương Thị Ý sau kết duyên dưới sự đồng ý của hai gia đình. Nguyễn Văn Đạt sinh năm 1491, còn Dương Thị Ý sinh năm 1489 tức cô dâu hơn chú rể 2 tuổi.
Sau đó Nguyễn Văn Đạt theo học tiếp với Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở xã Hội Triều, tổng Bái Cầu cùng huyện Hoằng Hóa ngay gần đó.
Nguyễn Văn Đạt cũng đổi tên là Nguyễn Bỉnh Khiêm, là trò giỏi nhất của Bảng nhãn Lương Hữu Bằng. Sau này Lương Đắc Bằng cũng truyền lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm các sách quý như Chu dịch, Thái ất. Từ đó Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi lý mệnh.
Dù học rất giỏi nhưng qua suốt 9 khoa thi nhà Lê, Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề đi thi, vì biết nhà Lê đã mạt, thi đỗ cũng chẳng giúp được gì. Đến khi Mạc Thái Tổ lên ngôi Vua, qua 2 kỳ thi thời nhà Mạc ông cũng không tham gia. Phải đến thời Mạc Thái Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới ra thi và đỗ ngay Trạng nguyên khi đã 45 tuổi. Đây gọi là tôi hiền chọn Chúa.
Mạc Thái Tông ở ngôi 10 năm đó cũng là 10 năm thịnh trị, Nguyễn Bỉnh Khiêm phó tá Vua giúp Giang Sơn dần yên ổn sau thời gian dài loạn lạc.
Đến khi Mạc Thái Tông Mất, Triều đình chia bè phái, rối loạn kỷ cương. Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ trị tội 18 lộng thần nhưng không được chấp nhận. Biết nhà Mạc sẽ suy tàn, ông xin nghỉ hưu.
Trong thời gian làm quan cho nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường hay ghé vùng phía bắc thành Thăng Long, sông Thiên Đức. Nơi đây đất đai màu mỡ, phong cảnh hữu tình, ôn làm ngôi nhà nhỏ bên sống Đuống, rồi hay cùng phu nhân Dương Thị Ý đến đây nghỉ ngơi, tiếp bạn văn chương.
Sau đó hai vợ chồng cùng đưa dân từ làng Trung Am và Hà Dương, huyện Vĩnh Lại đến nơi đây lập nghiệp, giúp dân phát triển nông trang, ổn định cuộc sống. Hai vợ chồng sống hạnh phúc và có với nhau 5 người con.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…