Xưa kia, khi tiến cử hiền tài, trước tiên cổ nhân lấy đạo đức làm chuẩn mực để đo lường. Từ phẩm hạnh của họ mà có thể phán đoán họ là một người hiền đức hay không. Bên cạnh đó, phẩm chất thường ngày của người tiến cử hiền tài cũng đóng vai trò rất quan trọng. Đó phải là người có lòng khoan dung rộng lượng, không thiên vị, và không ích kỷ. Nếu một người ích kỷ và thiên vị đối với những người thân cận, thì họ sẽ chỉ tiến cử để gia tăng lợi ích của mình mà thôi. Câu chuyện “Lý Khắc tiến cử Tể Tướng” được ghi chép trong cuốn “Tư Trị Thông Giám” là một câu chuyện tiến cử hiền tài cho thấy rất nhiều phương diện.
Vào thời Đông Chu, vua Ngụy Văn Hầu cho Lý Khắc, một viên quan làm việc ở bên ngoài triều đình, vào triều kiến. Ngụy Văn Hầu hỏi: “Giữa Ngụy Thành Tử và Địch Hoàng Trung, ai thích hợp giữ chức Tể tướng?”
Lý Khắc thưa rằng: “Người ở địa vị thấp hèn không nên để ý những chuyện thuộc địa vị cao. Người sơ giao không nên bàn chuyện của những người thân cận. Hạ thần giữ chức vụ ở bên ngoài triều đình, không dám bàn luận”.
Ngụy Văn Hầu nói: “Đây là chuyện quốc gia đại sự, đừng khiêm nhường”.
Lý Khắc suy nghĩ rồi đáp lại: “Tâu, nếu muốn biết phẩm chất và năng lực của một người, thì có thể quan sát 5 phương diện: Xem họ lúc bình thường thì gần gũi với ai? Khi giàu sang phú quý thì giao thiệp, làm bạn với ai? Khi hiển hách công danh thì tiến cử những ai? Khi cùng khốn, thì làm những điều gì? Khi nghèo nàn thì lấy những thứ gì?”.
Ngụy Văn Hầu nghe xong, liền vui vẻ nói: “Ta đã biết chọn người nào làm Tể Tướng rồi”.
Trên đường trở về nhà, Lý Khắc gặp Địch Hoàng Trung. Địch Hoàng Trung gặng hỏi: “Quân vương chọn ai?”.
Lý Khắc trả lời, “Ngụy Thành Tử”.
Địch Hoàng Trung giận dữ nói: “Thái thú của Tây Hà do tôi tiến cử lên. Khi quân vương lo lắng sự việc ở Nghiệp Thành, tôi tiến cử Tây Môn Báo đến. Khi Quân Vương muốn đánh Trung Sơn, tôi đề cử Nhạc Dương Tử mà chiến thắng. Sau đó, không có người ở Trung Sơn, tôi lại tiến cử ông. Thầy giáo của thế tử, Khuất Hầu Phụ, cũng do tôi đề cử. Vậy thì tôi có điểm nào không hơn được Ngụy Thành Tử?”
Lý Khắc nghiêm nghị đáp: “Quân vương hỏi tôi ai là người thích hợp nhất với chức Tể tướng. Tôi chỉ thành thật nói ý kiến của mình. Tôi biết Ngụy Thành Tử đã dùng chín phần mười lương bổng hàng năm để chiêu mời hiền tài. Ông ta đã mời được 3 vị Bốc Tử Hạ, Điền Tử Phương, và Đoàn Can Mộc. Vua tôn họ lên làm Thầy. 5 người mà ông tiến cử, chỉ có tài cán của người bề tôi”.
Địch Hoàng Trung nghe xong, cảm thấy xấu hổ, tạ lỗi với Lý Khắc.
Khả năng nhận biết người hiền đức của Lý Khắc, phẩm hạnh đức độ của Ngụy Thành Tử, sự tỉnh ngộ của Địch Hoàng Trung và sự lựa chọn của Ngụy Văn Hầu theo lời Lý Khắc, tất cả đều mang những ý nghĩa sâu xa. Nếu một người thật sự có tiết tháo cao thượng, thật sự là bậc nhân sĩ đạo đức, thì một lời nói hay một hành vi, nhất cử nhất động của họ sẽ biểu lộ ra phẩm chất ưu tú của họ, đồng thời sẽ ảnh hưởng và cảm hóa được những người ở xung quanh họ.
Theo “Đạo đức đứng đầu khi tiến cử hiền tài“
Đăng trên Minghui.org
Tác giả: Trí Chân
Xem thêm:
Mời xem video:
Đường dây mại dâm xuyên biên giới vừa bị phá. Trong đó, bé gái 15…
Bằng lời lẽ trào phúng, Tổng thống Ukraine Zelensky đã gạt bỏ thỏa thuận ngừng…
Giữa giờ nghỉ trưa, một học sinh lớp 8, học lực giỏi tại Thủy Nguyên…
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã thảo luận về…
Mỹ đã bắt giữ một công dân Trung Quốc điều khiển máy bay không người…
Và tại Kasganj, từng có một cậu bé tên là Ajay, đã qua đời trong…