Trong 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, nền báo chí Hoa Kỳ đã bước đầu lộ ra bộ mặt tha hóa của nó. Ngay sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2020 kết thúc với sự chứng nhận phiếu Đại Cử tri tại Quốc hội, một trận chiến giữa các lực lượng chính nghĩa cùng người dân Hoa Kỳ với giới tinh hoa bị chủ nghĩa cộng sản thao túng bắt đầu. Sự kiện đầu tiên là truyền thông Hoa Kỳ mà đi đầu là mạng xã hội đã bộc lộ ra một bộ mặt độc tài kiểm duyệt ngôn luận chưa từng có, hoàn toàn là bịt miệng, hoàn toàn đi ngược lại với các giá trị phổ quát như tự do ngôn luận, tự do báo chí. Từng được mệnh danh là “vua không ngai”, làm thế nào mà quyền lực thứ tư nằm ngoài cơ chế tam quyền phân lập này lại tha hóa trở thành một “độc tài” kiểu cộng sản? Sự thâm nhập của chủ nghĩa cộng sản vào Hoa Kỳ quả thực rất đáng sợ, mà truyền thông là một minh chứng rõ nhất cho điều đó. Nó kỳ thực không chỉ diễn ra trên một phương diện chính trị, mà là trên toàn bộ các phương diện khác nhau, ảnh hưởng đến những người dân bình thường nhất, nhưng âm thầm và vô cùng khó nhận biết.
Trong xã hội hiện đại, sức ảnh hưởng của truyền thông là cực lớn; nhỏ thì một cộng đồng, một nhóm dân tộc, lớn thì cả quốc gia cho đến toàn cầu, sự chú ý của người ta không lúc nào là không bị truyền thông lôi kéo. Thuận theo sự phát triển của truyền thông, từ báo chí, tạp chí, đến phát thanh, điện ảnh, truyền hình, rồi truyền thông mạng, truyền thông xã hội, truyền thông cá nhân xuất hiện, thì tốc độ và phạm vi quảng bá, tuyên truyền của truyền thông cũng như truyền thông nghe nhìn đều được tăng cường rất nhiều, sức ảnh hưởng của truyền thông đối với xã hội và đại chúng cũng ngày một tăng lên.
Người ta dựa vào truyền thông để có được tin tức, phân tích dự báo mới nhất. Trong biển tin tức, truyền thông chính là con mắt, đôi tai và thậm chí là bộ não của đại chúng. Truyền thông ảnh hưởng đến việc người ta có thể xem được những tin tức gì, giải mã tin tức ra sao, tiếp đến ảnh hưởng đến tư tưởng, quyết sách và hành động của con người. Bởi vì sự ỷ lại, tín nhiệm vào truyền thông cũng như về mặt nhận thức thì người ta dễ có quan niệm “tiên nhập vi chủ” (cái gì vào trước thì làm chủ), ảnh hưởng của truyền thông đối với con người có lúc lớn đến mức khiến người ta khó mà tin được.
Đối với giai tầng tinh anh của xã hội, nhất là các nhân vật chính trị mà nói, truyền thông đưa tin thế nào quyết định tiêu điểm của dư luận là gì, nó như ngọn đèn chỉ đường cho dân chúng. Những vấn đề được truyền thông chú ý sẽ được dư luận quan tâm, còn không được đưa tin thì sẽ bị dẹp sang một bên, đi vào quên lãng.
Thomas Jefferson – cha đẻ của Tuyên ngôn Độc lập, cũng là vị tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ từng tóm lược những nhiệm vụ cốt yếu mà báo chí đảm nhận trong xã hội như sau: “Nếu như để tôi quyết định chúng ta nên có một chính phủ mà không có báo chí, hay là có báo chí mà không có chính phủ, thì tôi sẽ không do dự thà chọn cái sau.” [1]
Truyền thông có thể là người bảo vệ giá trị phổ quát, cũng có thể là kẻ hiệp trợ tà ác. Từ căn bản mà nói, truyền thông là tiếng nói của xã hội, chức trách của nó là đưa tin một cách công chính, chuẩn xác và kịp thời về các việc đại sự trên thế giới, khuông phò chính nghĩa, ức chế cái ác, biểu dương cái thiện. Sứ mệnh đó vượt khỏi tư lợi của cá nhân, công ty và đảng phái.
Trong giới báo chí phương Tây, truyền thông là người bảo hộ cho sự thật và giá trị cốt lõi của xã hội, nắm địa vị cao thượng là “quyền lực thứ tư”, nhà báo được gọi là “vua không vương miện”. Đó là lý tưởng và sự ký thác về tinh thần mà người làm truyền thông khát cầu.
Joseph Pulitzer, một nhà xuất bản và là người sáng lập Giải Pulitzer, từng nói:
“Nền cộng hòa của chúng ta và báo chí là cùng nhau hưng suy. Báo chí nếu có năng lực, không vụ lợi, hướng đến công chúng, lại có những trí giả được đào tạo tốt, biết lẽ phải và dũng khí để làm theo lẽ phải thì có thể giữ gìn đạo đức công chúng; không có đạo đức công chúng ấy thì cái gọi là chính phủ của dân đều là giả tạo, là trò hề mà thôi. Báo chí mà mỉa mai, yếm thế, vụ lợi, mị dân thì đến một lúc nào đó cũng sẽ tạo nên một dân tộc quỵ lụy, đê hèn như chính nó. Quyền lực xây đắp nên tương lai nền Cộng hòa nằm trong tay chính người làm báo của các thế hệ tương lai.” [2]
Vậy mà, trong khi đạo đức nhân loại trượt dốc, đối diện với áp lực của cường quyền và sự dụ hoặc của kim tiền, truyền thông cũng khó mà giữ cho bản thân trong sạch. Ở những quốc gia cộng sản, truyền thông đã trở thành nô tài của chính quyền, trở thành công cụ tẩy não quần chúng, và hành xử như kẻ đồng lõa với chính sách khủng bố và giết người của chủ nghĩa cộng sản.
Ở xã hội phương Tây, truyền thông cũng bị ăn sâu tư tưởng cộng sản mà trở thành đại diện chính cho chủ nghĩa cộng sản phổ biến các trào lưu phản truyền thống, phản đạo đức, và những xu thế bại hoại. Nó truyền bá những dối trá thù hận, đổ dầu vào lửa cho thói đời xuống dốc. Nhiều hãng truyền thông đã vứt bỏ trách nhiệm đưa tin chân thực, bảo vệ đạo đức, lương tri của xã hội. Nhận thức rõ hiện trạng của truyền thông và khiến truyền thông có trách nhiệm trở lại vào thời thế hiện nay đã trở nên vô cùng quan trọng và bức thiết.
Đề mục:
Từ khi mới thành lập, phía cộng sản đã coi truyền thông là công cụ tuyên truyền tẩy não. Trong “Điều lệ Đồng minh Cộng sản” viết năm 1847, Marx và Engels đã đưa ra khái niệm “công tác tuyên truyền”, và yêu cầu các thành viên phải có “nghị lực cách mạng và nhiệt huyết tuyên truyền”. [3] Trong những bài viết của mình, Marx và Engels cũng thường xuyên sử dụng những cụm từ như “trận địa của đảng”, “cơ quan ngôn luận của đảng”, “trung tâm chính trị”, hay “công cụ kiểm soát dư luận” để biểu đạt tính chất và chức năng muốn có ở truyền thông.
Lenin lợi dụng truyền thông làm công cụ tuyên truyền, cổ động và tổ chức cách mạng Nga. Ông ta lập ra các báo cộng sản của chính phủ như “Báo Sao hỏa” (Iskra), “Báo sự thật” (Pravda) nhằm thúc đẩy tuyên truyền và cổ động cách mạng. Không lâu sau khi Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) đoạt được chính quyền, về đối nội, liền sử dụng truyền thông để tiến hành tẩy não chính trị, khống chế nhân dân trong nước; về đối ngoại thì tiến hành tuyên truyền để quảng bá hình tượng của nó và xuất khẩu cách mạng.
Cũng như vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) coi truyền thông như một công cụ để kiểm soát dư luận của nền chuyên chính, là cơ quan ngôn luận của Đảng và chính phủ. ĐCSTQ biết rõ “báng súng và ngòi bút là công cụ dựa vào để chiếm đoạt và củng cố quyền lực.” [4] Ngay từ thời Diên An (1937-1945), bí thư của Mao Trạch Đông là Hồ Kiều Mộc đã nêu ra nguyên tắc “Đảng tính là trên hết”, rằng báo Đảng “từ trong mỗi trang báo, mỗi một bài xã luận, mỗi một thông báo, mỗi một tin tức, phải đều có thể quán triệt quan điểm của Đảng, kiến giải của Đảng.” [5]
Sau khi thành lập chính quyền, ĐCSTQ khống chế nghiêm ngặt mọi kênh truyền hình, phát thanh, báo chí, tạp chí, và cả sau này là internet, lấy đó làm công cụ nhồi nhét hình thái ý thức của đảng cộng sản và công cụ tẩy não, đàn áp người bất đồng chính kiến, uy hiếp đại chúng, bẻ cong và che đậy sự thật. Người làm truyền thông nơm nớp sợ hãi, cẩn thận từng ly từng tí. Nếu như nhà báo can đảm biểu đạt ý kiến trái chiều thì chờ đợi họ sẽ là kết cục vô cùng thê thảm. Bị kiểm duyệt không chỉ có truyền thông nhà nước, ngay cả cá nhân công khai phát ngôn trên mạng hay trong nhóm kín cũng đều bị giám sát bởi một hệ thống công an mạng rộng khắp.
Trung Quốc có một câu nói miêu tả một cách sinh động vai trò của truyền thông độc tài dưới sự thống trị của ĐCSTQ: “Tôi là con chó của đảng, ngồi trước cửa nhà của Đảng, Đảng bảo cắn ai thì cắn người đó, bảo cắn bao nhiêu cái thì cắn bấy nhiêu cái.” Kỳ thực, đây nào chỉ dừng lại ở vấn đề cắn mấy cái, mỗi lần vận động chính trị, đều là làm dư luận trước: Truyền thông dùng dối trá kích động thù hận, rồi phối hợp với bạo lực, tàn sát. Truyền thông trở thành bộ phận tổ hợp quan trọng trong cỗ máy giết người.
Ví như vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 (Lục tứ), ĐCSTQ tuyên bố sinh viên là “côn đồ bạo loạn”, từ đó ngang nhiên dùng quân đội đi trấn áp “bạo loạn”. Sau vụ thảm sát “Lục tứ”, nó lại tuyên bố “Quân đội chưa từng nổ súng vào bất kỳ ai, không có bất cứ thương vong nào trên quảng trường Thiên An Môn.” [6] Năm 2001, khi bức hại Pháp Luân Công, chính quyền đã bào chế ra cái gọi là “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” để giá họa cho môn tu luyện tinh thần này, khơi dậy thù hận đối với Pháp Luân Công ở Trung Quốc và trên khắp thế giới, khiến cuộc bức hại này leo thang lên một cấp. [7]
Cán bộ lãnh đạo các cấp đảng ủy của ĐCSTQ cực kỳ coi trọng công tác tuyên truyền, và bố trí đội ngũ tuyên truyền đông đảo. Tính đến cuối năm 2010, cả Trung Quốc có tới 1,3 triệu nhân viên biên chế công tác trong bộ máy tuyên truyền quốc gia; trong đó, ban tuyên truyền ở ba cấp tỉnh, thành, huyện có chừng 56.000 người, đơn vị tuyên truyền cấp địa phương có chừng 1,2 triệu người, đơn vị tuyên truyền cấp trung ương có chừng 52.000 người. [8] Những con số này chưa bao gồm con số khổng lồ những người phụ trách việc giám sát và khống chế dư luận trên mạng như công an mạng, điều tiết viên, bình luận viên của Đảng và những người khác được thuê làm công tác tuyên truyền với các vai trò muôn hình muôn vẻ.
Những quốc gia do đảng cộng sản cầm quyền thì không một nước nào không hao phí lượng lớn tài nguyên để khống chế truyền thông. Trải qua bao nhiêu năm vận hành, truyền thông độc tài ở quốc gia cộng sản thành thục để trở thành miệng lưỡi của nhà nước độc tài, lừa dối và đầu độc thế nhân không từ bất cứ thủ đoạn nào.
Vào thế kỷ trước, trong thế trận đối kháng giữa phe cộng sản và xã hội tự do, phe cộng sản vẫn luôn dùng trăm phương nghìn kế để xâm nhập vào xã hội tự do, mà việc xâm nhập vào truyền thông các quốc gia phương Tây là một trong những thủ đoạn quan trọng nhất. Vì sức ảnh hưởng cực lớn của truyền thông Hoa Kỳ đối với toàn cầu, chương này lấy Hoa Kỳ làm trọng điểm để bàn luận sự khống chế của chủ nghĩa cộng sản đối với truyền thông.
Sau khi Liên Xô đoạt được chính quyền ở Nga, nó đã phái gián điệp thâm nhập truyền thông phương Tây, hoặc lôi kéo những người cùng chí hướng, người đồng tình với chủ nghĩa cộng sản trong nội bộ các quốc gia phương Tây, mưu đồ khống chế quyền ngôn luận truyền thông phương Tây, ca ngợi chính quyền cộng sản bạo ngược, tô son trát phấn cho nền bạo chính, điên đảo thị phi trong khi mọi người bất tri bất giác, tuyên truyền giả dối, thậm chí trực tiếp hoặc gián tiếp làm lung lạc những nhân vật trọng yếu trong chính phủ phương Tây, ảnh hưởng tới quyết sách của chính phủ mà làm ra những chính sách và quyết định có lợi cho Liên Xô.
Nghiên cứu phát hiện, rất nhiều gián điệp truyền thông dưới sự sai khiến của KGB thời Liên Xô cũ làm việc trực tiếp trong các hãng truyền thông danh tiếng lớn ở Hoa Kỳ, như Whittaker Chambers, John Scott, Richard Lauterbach, và Stephen Laird của tạp chí Time… Họ dùng địa vị của mình để tiếp xúc với các chính khách, người nổi tiếng, và lãnh đạo quốc gia. Không chỉ thu thập thông tin tình báo sâu rộng, mà họ còn ảnh hưởng đến những quyết sách trong rất nhiều vấn đề quan trọng như chính trị, kinh tế, ngoại giao, chiến tranh, v.v. [9]
Walter Duranty, phóng viên thường trú tại Moscow của Thời báo New York Times, từng viết rất nhiều bài báo về Liên Xô, và cũng nhờ sê-ri 13 bài báo về kế hoạch 5 năm của Liên Xô mà đoạt giải Pulitzer năm 1932. Song, cựu đảng viên Đảng Cộng sản Hoa Kỳ là Jay Lovestone và phóng viên nổi tiếng Joseph Alsop đều cho rằng Duranty là gián điệp của cảnh sát mật của Liên Xô. [10]
Trong bài báo viết về nạn đói lớn ở Ukraina thuộc Liên Xô cũ năm 1932-1933, Duranty đã che giấu sự thật, thề thốt phủ nhận thực tế là nạn đói đã làm chết mấy triệu nhân dân Ukraina. Ông ta tuyên bố: “Bài báo nào nói rằng Liên Xô có nạn đói đều là phóng đại hoặc tuyên truyền ác ý.” [11]
Về sự nguy hại của bài báo giả dối đó, Robert Conquest, nhà lịch sử học nổi tiếng của Anh, cũng là một học giả am tường về lịch sử của Liên Xô, trong tác phẩm kinh điển “Vụ thu hoạch đau buồn: Công cuộc tập thể hóa của Liên Xô và nạn đói kinh hoàng” (The Harvest of Sorrow: Soviet Collectivization and the Terror-Famine) có viết thế này:
“Là một trong những phóng viên nổi tiếng nhất thế giới của một trong những tờ báo nổi tiếng nhất thế giới lúc bấy giờ, việc Duranty phủ nhận nạn đói lớn được xem là sự thật đáng tin. Do vậy, ông ta không chỉ lừa được độc giả của tờ New York Times, mà bởi thanh danh của tờ báo, ông ta còn ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của vô số độc giả về Josef Stalin và chính quyền Liên Xô. Đương nhiên, ông ta đã tác động khiến tổng thống mới đắc cử Roosevelt thừa nhận Liên Xô.” [12]
Hollywood, đại bản doanh của ngành điện ảnh Hoa Kỳ, cũng chịu sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng cánh tả, thậm chí có dạo còn thành lập chi bộ Đảng Cộng sản. Sau khi sang Hoa Kỳ, Willi Münzenberg, một người cộng sản Đức, cũng là thành viên của Quốc tế Thứ ba, đã bắt đầu thực thi ý tưởng phát triển và sản xuất điện ảnh của Lenin, biến điện ảnh thành công cụ tuyền truyền. Ông ta đã thu hút người Hoa Kỳ sang Liên Xô học điện ảnh và giúp những người đã qua đào tạo được vào ngành điện ảnh. Chính ông ta là người đã thành lập chi bộ Đảng Cộng sản ở Hollywood.
Dần dần, ảnh hưởng của Liên Xô đã ngấm vào. Nhiều nhà làm phim thời ấy đã thần tượng hóa người Xô-viết, và những tình cảm này chỉ mạnh lên trong Thế Chiến II, khi Hoa Kỳ và Liên Xô liên minh chống Đức quốc xã. Có nhà viết kịch nổi tiếng còn gọi cuộc xâm lược của Đức quốc xã vào Liên Xô là “cuộc tấn công vào tổ quốc”. [13] Trong bộ phim “Sứ mệnh tới Moscow” (Mission to Moscow) năm 1943 còn có tình tiết nói rằng Liên Xô là một quốc gia được xây dựng trên những nguyên tắc căn bản giống như Hoa Kỳ. [14]
Cũng như Liên Xô, hình tượng của chính quyền cộng sản Trung Quốc cũng được lợi ích to lớn nhờ truyền thông và phóng viên cánh tả ở thế giới tự do, nổi bật nhất trong đó là Edgar Snow, Agnes Smedley và Anna Louise Strong.
Cuốn sách “Ngôi sao đỏ chiếu rọi Trung Quốc” (Red Star Over China) của Snow đã tô vẽ hình tượng của Mao Trạch Đông cũng như các quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ, che mắt độc giả phương Tây về những tội ác và bản chất tà ác của chủ nghĩa cộng sản. Mao Trạch Đông nói: “Snow là người đầu tiên dọn đường cho mối quan hệ hữu hảo cần có để kiến thiết một mặt trận thống nhất.” [15]
Smedley đã từng viết không ít những bài viết và sách tâng bốc ĐCSTQ và các lãnh đạo của nó. Trong các tài liệu lưu trữ về Liên Xô có bằng chứng xác thực cho thấy Smedley là gián điệp của Quốc tế Cộng sản III, từng nỗ lực kích động cách mạng vũ trang ở Ấn Độ và thu thập tình báo cho Liên Xô. [16] Còn Strong là một người sùng bái phong trào cộng sản Trung Quốc. Bởi vì họ tuyên truyền cho hình tượng của ĐCSTQ là “công lao vĩ đại”, nên Snow, Strong và Smedley đều trở thành ba “cán bút đỏ” người Hoa Kỳ trong tem mà ĐCSTQ phát hành để vinh danh họ.
Đại bộ phận người Hoa Kỳ đều có thái độ hoài nghi về tính chính xác của các bản tin trên truyền thông. Các cuộc điều tra cho thấy 47% người Hoa Kỳ cho rằng truyền thông thiên về phái tự do, chỉ có 17% cho rằng truyền thông nghiêng về phái bảo thủ. [17] Hãy đặt một câu hỏi thế này: Nghề làm báo là lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt như thế, làm sao có thể xuất hiện sự thiên kiến một cách có hệ thống như thế được?
Dù rằng phóng viên, biên tập viên có quan điểm riêng về các vấn đề chính trị, xã hội, nhưng không có nghĩa là họ cần phải thể hiện điều đó khi đưa tin. Bởi vì khách quan và trung lập là nguyên tắc căn bản trong đạo đức nghề báo, các bản tin không nên chịu ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân. Theo nguyên tắc thị trường thông thường, nếu như thật sự tồn tại thiên kiến một cách có hệ thống thì sẽ có các đối thủ cạnh tranh mới, trung lập hơn nổi lên đối trọng.
Thực tế còn phức tạp hơn nữa. Nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ Tim Groseclose, trong cuốn sách xuất bản năm 2012 mang tên “Dịch chuyển về phía tả: Truyền thông phái Tự do bẻ cong tư tưởng người Hoa Kỳ như thế nào” (Left Turn: How Liberal Media Bias Distorts the American Mind), đã dùng phương pháp khoa học chính xác để phân tích khuynh hướng chính trị của truyền thông Hoa Kỳ. Các phát hiện của ông cho thấy, khuynh hướng chính trị bình quân của truyền thông Hoa Kỳ đã tiến quá gần về phía tự do và cấp tiến – cực kỳ tả khuynh so với khuynh hướng chính trị của người bỏ phiếu thông thường. So với mức bình quân này, những kênh truyền thông được gọi là “chủ lưu” lại tả khuynh còn nghiêm trọng hơn nữa. [18]
Cuốn sách còn giải thích, do đại bộ phận người làm truyền thông đều theo phái tự do, nên khách quan mà nói, đã tạo thành áp lực đối với phái truyền thống trong giới truyền thông. Thiểu số những người theo phái bảo thủ làm trong các công ty truyền thông của phái tự do thì bị coi là “có hơi chút tà ác và không giống người” (mildly evil or subhuman), Groseclose cho biết. Cho dù không bị ép thôi việc, nhưng cũng không dám công khai biểu đạt quan điểm chính trị của mình, càng không thể truyền đạt quan điểm của phái bảo thủ dù là trong báo giấy hay trên truyền hình. [19]
Do xu hướng tả khuynh trên diện rộng của truyền thông, nên những sinh viên mang quan điểm của phái bảo thủ không muốn chọn học ngành báo, tốt nghiệp xong cũng không muốn xin việc trong ngành truyền thông. Những người làm truyền thông loại trừ những quan điểm không phù hợp với khuynh hướng tự do của họ, bởi vậy mà hình thành nên sự cộng hưởng về quan điểm chính trị tả khuynh giữa họ với nhau trong một vòng tròn khép kín. Người trong giới truyền thông coi dân chúng phổ thông là phàm phu tục tử, ngoan cố, không thay đổi, còn bản thân họ mới là những tinh anh dẫn dắt trào lưu thời đại, có lòng đồng cảm và là phần tử trí thức có lương tri.
Song, truyền thông chủ lưu không nhất định là đại biểu cho ý dân trong giới chủ lưu của xã hội. Một cuộc điều tra vào năm 2016 của Gallup đã chứng minh điểm này. Cuộc điều tra cho thấy, trong dân chúng Hoa Kỳ thì phái bảo thủ chiếm 36%, vẫn cao hơn phái tự do chiếm 25%. [20] Cũng có nghĩa là, nếu như truyền thông phản ánh chính xác quan điểm của đại bộ phận dân chúng thì truyền thông tổng thể hẳn sẽ không phải là tả khuynh.
Tình trạng tả khuynh quá mức của truyền thông hiển nhiên không phải là kết quả do dân ý thúc đẩy, mà là một hiện tượng không bình thường. Có thể suy diễn thêm một bước nữa rằng, đại bộ phận truyền thông chủ lưu không phải đang báo cáo một cách công chính, mà là chịu sự thúc đẩy của nghị trình chính trị ở đằng sau, nhằm dẫn dắt toàn bộ dân chúng chuyển sang cánh tả. Năm 1996 tỷ lệ chênh lệch giữa phái bảo thủ và phái tự do là 22%, đến năm 2014 chỉ còn 14%, cho đến năm 2016 chỉ còn 11%. Tỷ lệ phái bảo thủ vẫn luôn giữ ổn định, trong khi rất nhiều người trước kia không thuộc phái nào nay đã chuyển sang cánh tả. Sự thay đổi này không thể không nói là có quan hệ với sự tả khuynh quá mức của truyền thông chủ lưu. Do vậy, mặc dù truyền thông xuất hiện thiên kiến một cách có hệ thống, nó vẫn có thể thông qua việc chủ động dẫn dắt để tạo ra những nhóm độc giả có cùng sự thiên kiến, nhờ đó mà duy trì sự sinh tồn của bản thân kênh truyền thông.
Tỷ lệ đảng phái trong những người làm truyền thông cũng có thể thuyết minh một số vấn đề. Thông thường cánh tả (hoặc phái tự do) nghiêng về Đảng Dân chủ, còn phái bảo thủ nghiêng về Đảng Cộng hoà. Theo điều tra xã hội năm 2014 của tờ Washington Post, trong những người làm truyền thông Hoa Kỳ, có 28,1% tự xưng là Đảng Dân chủ, 7,1% tự xưng là Đảng Cộng hoà, chênh nhau tới 4 lần. [21]
Trong những tờ báo và kênh truyền hình lớn, cánh tả chiếm đại đa số, từ chủ sở hữu đến phóng viên và bình luận viên. Khuynh hướng đưa tin đều thể hiện rõ tả khuynh. Trong kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, trong 100 tờ báo lớn nhất Hoa Kỳ, có 57 tờ – với số lượng phát hành vượt quá 13 triệu – công khai ủng hộ ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, còn ủng hộ ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa chỉ có hai tờ báo với lượng phát hành chỉ vỏn vẹn 300.000 bản. [22]
Tại sao truyền thông lại tả khuynh đến vậy? Một nguyên nhân rất quan trọng chính là thời những năm 1960, Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng cộng sản, ồ ạt xảy ra những phong trào xã hội cánh tả cấp tiến quy mô lớn. Những sinh viên phái cấp tiến thời đó sau này tiến vào những lĩnh vực như truyền thông, giới học thuật, xã hội thượng lưu, các cơ quan chính phủ, giới nghệ thuật, từ đó giành được quyền kiểm soát dư luận.
Các giáo sư đại học thuộc cánh tả chiếm tuyệt đại đa số. Hình thái ý thức cánh tả sâu đậm trong ngành báo chí và văn học đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sinh viên. Tiền lương trong ngành truyền thông cũng không phải thật là cao, nhưng nhiều người vẫn kiên trì nghề này vốn là vì cảm thấy có sứ mệnh của chủ nghĩa lý tưởng. Chủ nghĩa lý tưởng đã trở thành công cụ để âm thầm biến truyền thông thành căn cứ địa của cánh tả.
Ngoài truyền thông tin tức, ngành điện ảnh truyền hình cũng bị thao túng. Có thể nói Hollywood hiện nay đã trở thành đại bản doanh của cánh tả. Các nhà làm phim tả khuynh đã vận dụng kỹ xảo làm phim thành thục mà quảng bá tư tưởng cánh tả trong xã hội, và vươn ra toàn cầu. Chủ đề chính của điện ảnh Hollywood thường xuất hiện những nội dung công kích chủ nghĩa tư bản, nhấn mạnh cái gọi là mâu thuẫn giai cấp, trong khi lại ca ngợi những hành vi phi đạo đức hay tâm lý chống Hoa Kỳ.
Tác giả người Hoa Kỳ Ben Shapiro đã phỏng vấn rất nhiều minh tinh và nhà làm phim ở Hollywood rồi viết thành cuốn sách “Tuyên truyền vào khung giờ vàng – câu chuyện chân thực về Hollywood: Cánh tả đã chiếm lĩnh màn ảnh của bạn như thế nào” (Primetime Propaganda: The True Hollywood Story of How the Left Took Over Your TV). Shapiro, một nhà làm phim nổi tiếng nói rằng, trong nghề này, phái tự do chiếm 100%, và rằng bất kể người nào phủ định điều này thì quả đúng là đang đùa, hoặc là không nói thật. Khi được hỏi quan điểm chính trị khác biệt có trở thành rào cản để một người theo đuổi nghề điện ảnh hay không, câu trả lời là “Đương nhiên rồi”.
Một nhà làm phim nổi tiếng còn thẳng thắn thừa nhận rằng Hollywood đã phổ biến quan điểm chính trị của phái tự do qua các tác phẩm điện ảnh: “Hiện giờ, chỉ có một góc nhìn. Và góc nhìn đó nghiêng nặng về chủ nghĩa tiến bộ.” [23] Một nhà sản xuất phim truyền hình nhiều tập về đề tài cảnh sát hình sự thừa nhận rằng ông cố ý thể hiện nhiều tội phạm người da trắng hơn, bởi vì ông không “muốn góp phần tạo nên hình mẫu tiêu cực”. [24] (Chú thích: Trong ngôn ngữ của “phải đạo chính trị”, nếu miêu tả các nhóm thiểu số là tội phạm thì sẽ bị chỉ trích là phân biệt chủng tộc.)
Shapiro cho rằng, một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngành điện ảnh truyền hình thiên tả là do “mối quan hệ thân thuộc” trong ngành này là dựa trên cơ sở hình thái ý thức: người bạn này tiến cử người bạn nữa có cùng ý thức hình thái làm việc. Ông kinh ngạc khi nhóm người Hollywood không hề giấu giếm sự kỳ thị phái bảo thủ trong ngành, và chỉ ra rằng chính những người chủ trương khoan dung và đa dạng hóa này lại không hề có sự khoan dung đối với sự đa dạng về hình thái ý thức. [25]
Walter Williams, cha đẻ của ngành giáo dục báo chí, người sáng lập trường báo chí đầu tiên trên thế giới thuộc Đại học Missouri, năm 1914 đã lập ra “Tín điều của nhà báo” (Journalist’s Creed), trong đó quy định nghề báo là một nghề độc lập, phải kính úy Thượng đế và tôn vinh nhân loại. Nhà báo cần phải bất động trước dư luận và tham vọng quyền lực. Họ phải chú ý đến tiểu tiết và biết chế ngự bản thân, nhẫn nại, can đảm, và luôn tôn trọng độc giả. [26] Nhưng từ sau những năm 1960, chủ nghĩa tiến bộ ở Hoa Kỳ trở nên phổ biến tràn lan, đã ảnh hưởng sâu rộng đến truyền thông Hoa Kỳ, tuyên truyền đã thay thế cho khách quan, đưa tin của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tiến bộ đã thống lĩnh. Vận động đã thế chỗ cho khách quan. Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ thế chỗ cho sự vô tư, công bằng.
Trong nghiên cứu kinh điển “Tinh anh trong giới truyền thông” (The Media Elite), tác giả Samuel Robert Lichter phát hiện rằng, khi đưa tin về những vấn đề gây tranh cãi, nhà báo có xu hướng thêm vào quan điểm cá nhân và những gì họ đã được đào tạo. Đồng thời, đại đa số người ban tin tức cũng là phái tự do, đã đẩy việc đưa tin theo hướng có lợi cho chính trị của phái tự do. [27]
Nhà báo Hoa Kỳ Jim A. Kuypers, sau khi nghiên cứu về diễn biến trong 200 năm của truyền thông báo chí Hoa Kỳ, cũng kết luận rằng, truyền thông chủ lưu ngày nay, về mặt tổ chức và trong thực tiễn đưa tin, đều là chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ. Ông dẫn lời của một biên tập viên phái tự do của một tờ báo lớn rằng: “Chúng tôi thường xuyên mang theo chủ nghĩa tự do trong tay áo. Chúng tôi không chấp nhận những lối sống và quan điểm khác. Chúng tôi không ngại nói thẳng rằng nếu anh muốn làm việc ở đây thì anh phải cùng phe với chúng tôi, anh phải theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tiến bộ.” [28]
Trong một nghiên cứu khác, Kuypers phát hiện truyền thông chủ lưu nghiêng hẳn về phái tự do khi đưa tin về những vấn đề xã hội như chủng tộc, cải cách phúc lợi, bảo vệ môi trường, kiểm soát súng, v.v.. [29]
Sau khi truyền thông cánh tả chiếm cứ địa vị chủ đạo trong giới chính trị Hoa Kỳ thì ngày càng phát tán hình thái ý thức của nó khi đưa tin. Bernard Goldberg, cựu phóng viên của CBS, trong một bài bình luận trên tờ “Nhật báo phố Wall” (The Wall Street Journal) năm 2001 đã viết rằng các phát thanh viên thời sự của báo chí chủ lưu thiên kiến nặng nề đến mức họ “thậm chí còn không biết thiên kiến của chủ nghĩa tự do là thế nào.” [30]
Đối với những người phương Tây coi trọng thành tín mà nói, họ không mấy khi nghi ngờ tính chính xác của tin tức đăng trên truyền thông chủ lưu. Nhiều người cho rằng đương nhiên tin tức phải được viết khách quan, toàn diện, và những điều được trích dẫn là phân tích nghiêm túc của các chuyên gia dựa trên tư liệu từ các nguồn đáng tin cậy. Truyền thông cánh tả đã lợi dụng sự tín nhiệm này của độc giả mà nhồi nhét hình thái ý thức của nó, khiến độc giả bất tri bất giác bị tẩy não và trở thành cơ sở quan trọng để bồi dưỡng thế lực thiên tả.
Mặc dù tin giả đang hoành hành, nhưng đây là một hiện tượng bất thường. Xã hội tự do phương Tây xưa nay vốn coi trọng tính chân thực, khách quan, công chính của truyền thông. Bởi vậy, trong tình huống thông thường, truyền thông cánh tả sẽ không sử dụng phương thức biên tạo tin giả để lừa mị công chúng, mà sử dụng những thủ đoạn tương đối phức tạp mờ mịt, chủ yếu bao gồm:
Đưa tin một cách chọn lựa (selective Coverage): Mỗi ngày trên thế giới xảy ra hàng nghìn vạn sự kiện đáng được đưa tin. Nhưng sự kiện nào sẽ tiến vào tầm nhìn và ý thức của đại chúng, sự kiện nào sẽ trôi đi không dấu vết, hầu như hoàn toàn nằm ở sự lựa chọn của truyền thông.
Truyền thông hiện nay nắm quyền lực rất lớn. Bởi phần lớn các hãng truyền thông và người làm nghề truyền thông chịu ảnh hưởng của cánh tả nên nhiều tư tưởng cấp tiến chiếm chủ đạo – như cái gọi là “công bằng xã hội”, “bình đẳng”, chủ nghĩa nữ quyền – được đưa tin tích cực trên diện rộng, còn đối với tội ác của chủ nghĩa cộng sản lại điểm xuyết hời hợt, che đậy. Cựu Chủ tịch Hạ nghị viện Hoa Kỳ Newt Gingrich từng nói: “Giới học thuật cánh tả cùng truyền thông tin tức và đám lâu la Hollywood của nó không chịu đương đầu với những bằng chứng kinh hoàng về sự tàn bạo vô cùng vô tận của chủ nghĩa Marx”, [31] mà thường xuyên giải tội cho chủ nghĩa Marx.
Đưa tin có chọn lựa đại thể có ba loại tình huống. Một là, chọn sự kiện để đưa tin, tức là chỉ đưa tin hoặc chủ yếu đưa tin về sự kiện nào mà có lợi cho việc dẫn dắt người đọc tiếp nhận hình thái ý thức của cánh tả. Hai là, chọn lựa bối cảnh sự kiện, tức là không phải đưa tin toàn diện về nguyên nhân, hậu quả của sự kiện, mà chỉ đưa tin bộ phận bối cảnh mà có lợi cho việc chứng minh quan điểm của cánh tả. Ba là, chọn lựa đối tượng bình luận, tức là chỉ bàn luận về những cá nhân hoặc tổ chức theo hình thái ý thức của cánh tả hoặc những đối tượng đồng quan điểm với cánh tả, còn đối với những đối tượng tương phản thì điểm xuyết qua loa hoặc gạt sang một bên.
Tác giả Groseclose và Jeffrey Milyo của cuốn sách “Một thước đo về sự thiên lệch của truyền thông” (A Measure of Media Bias) đã viết: “Đối với mỗi một tội lỗi đã phạm,… chúng tôi tin rằng nó ứng với hàng trăm, có thể là hàng nghìn tội lỗi do bỏ sót – đó là những trường hợp nhà báo chọn lựa tình tiết và câu chuyện mà chỉ có một phe phái chính trị muốn đề cập mà thôi.” [32]
Định hướng dư luận xã hội (agenda-setting): Trong những năm 1960, các nhà nghiên cứu truyền thông đưa ra một lý luận có ảnh hưởng sâu rộng về chức năng của truyền thông là định hướng dư luận xã hội. Bernard Cohen còn nói rõ ra như sau: Báo chí “có thể không cách nào bảo người ta nghĩ gì, nhưng có thể cực kỳ hiệu quả trong việc chi phối độc giả sẽ nghĩ về vấn đề gì”. [33] Cũng có nghĩa là, truyền thông có thể thông qua các biện pháp như số bản tin và những bản tin nối tiếp cùng về cùng một vấn đề nào đó, trong khi một số vấn đề khác cũng quan trọng không kém, thậm chí là quan trọng hơn, lại chỉ được đề cập đến một cách hời hợt hoặc không được đưa tin.
Những vấn đề như quyền lợi của người chuyển giới chỉ liên quan đến một nhóm nhỏ trong dân chúng thì lại trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của truyền thông; đây chính là ví dụ về chức năng định hướng dư luận xã hội của truyền thông. Một ví dụ khác, ấm lên toàn cầu trở thành vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của truyền thông và giới chính trị là kết quả của truyền thông và những thế lực chính trị khác trường kỳ chung sức vận hành nhịp nhàng.
Quy chụp (framing): Có những sự kiện có ảnh hưởng quá lớn mà không thể làm ngơ, thì truyền thông bèn sử dụng cách quy chụp, tự ý giải thích sự việc. Phong trào giải phóng tình dục và chính sách phúc lợi quốc gia của những năm 1960 đã dẫn đến sự tan rã của gia đình, gia tăng tình trạng nghèo đói và phạm tội. Nhưng cánh tả lợi dụng truyền thông và Hollywood để nhào nặn hình tượng “bà mẹ đơn thân” kiên cường, tự lập mà che đậy đi vấn đề xã hội thật sự ở đằng sau. Một số hãng truyền thông rùm beng lên án việc “người da trắng chiếm địa vị thượng đẳng trong xã hội” (white supremacy) và đổ lỗi cho tình trạng kinh tế và địa vị xã hội thấp kém của các nhóm người thiểu số là do sự kỳ thị mang tính chế độ. Kiểu nói này xuất hiện khắp nơi chủ yếu là hệ quả của sự cấu kết giữa truyền thông và một số thế lực chính trị nhất định.
Một biểu hiện cụ thể của hiện tượng quy chụp này là câu chuyện đi trước dữ liệu thực tế. Trong nguyên tắc đưa tin khách quan, người viết phải tóm tắt dữ liệu thực tế mà viết thành câu chuyện. Nhưng ở đây, phóng viên và biên tập viên thường mang sẵn thành kiến về một vấn đề nào đó, rồi khi viết tin, lại nhào nặn dữ liệu thực tế cho khớp với câu chuyện để minh họa cho định kiến của họ.
Dùng “phải đạo chính trị” để cưỡng chế tự kiểm duyệt bản thân: Phải đạo chính trị xuất hiện tràn ngập trên truyền thông. Rất nhiều kênh truyền thông đều có sổ tay “phải đạo chính trị” thành văn hoặc bất thành văn, quy định những vấn đề nào được hay không được đưa tin, hoặc chỉ được đưa tin ở mức độ nào đó. Do cái gọi là quy định pháp luật về “tội ác gây ra do thù ghét” (hate crimes) ở một số nước châu Âu mà nhiều kênh truyền thông châu Âu không dám đưa tin về hành động phạm tội của dân nhập cư, mặc dù hành vi phạm tội đó đã trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng, uy hiếp sự an toàn, ổn định của những quốc gia này. Các hãng truyền thông Hoa Kỳ cũng tự kiểm duyệt, rất dè dặt khi đưa tin về dân nhập cư phạm tội, và thường không đề cập đến thân phận dân nhập cư của kẻ phạm tội.
Dán nhãn cho các đối tượng thuộc phái bảo thủ để hạ thấp ảnh hưởng của phái bảo thủ: Để tạo ấn tượng về đưa tin cân bằng, truyền thông phái tự do không thể không đề cập đến quan điểm của các nhân sỹ hoặc chuyên gia phái bảo thủ. Nhưng khi dẫn nguồn của họ, truyền thông thường gán những cái nhãn như “phái bảo thủ”, “cánh hữu”, “cánh hữu tôn giáo” v.v., ám thị quan điểm của họ mang định kiến, hoặc không đáng tin chỉ vì họ thuộc phái bảo thủ. Còn khi viện dẫn những nhân sỹ hoặc chuyên gia phái tự do, truyền thông thường sử dụng những danh xưng trung tính như “học giả”, “chuyên gia”, v.v., ám thị quan điểm của họ là trung lập, khách quan, lý tính, đáng tin.
Tạo ra bộ từ vựng “phải đạo chính trị”: Truyền thông phương Tây cùng các nhóm chính trị và giới học thuật cánh tả liên thủ tạo ra một bộ ngôn ngữ phải đạo chính trị với số từ vựng khổng lồ. Sau khi được truyền thông sử dụng đi sử dụng lại, những từ ngữ này sẽ bắt rễ vào tiềm ý thức của công chúng, rồi âm thầm ảnh hưởng đến công chúng.
Khi truyền thông khẳng định quan điểm cánh tả, nó sẽ biểu hiện ở mọi phương diện xã hội. Bài bình luận “Quan điểm của phái tự do chi phối dàn đèn phía trước sân khấu” (Liberal Views Dominate Footlights) ngày 14/10/2008 trên Thời báo New York đã nói: “Trong mùa bầu cử, khán giả tới nhà hát ở New York có thể thấy mười mấy vở kịch bị chính trị hóa quá mức, từ chiến tranh Iraq, sự hủ bại của Washington, chủ nghĩa nữ quyền đến di dân, nhưng ở đây người ta không thấy quan điểm nào của phái bảo thủ.” [34]
Màu sắc chính trị của truyền thông còn được phản ánh trong việc đưa tin về bầu cử. Ứng viên phái tự do được đưa tin theo hướng tích cực, còn ứng viên nào thể hiện quan điểm truyền thống thì bị chỉ trích nhiều hơn. Những bản tin và phân tích của các “chuyên gia” như thế ảnh hưởng rất lớn đến phiếu bầu của cử tri. Groseclose phát hiện rằng hơn 90% phóng viên tại Washington DC bỏ phiếu cho người của Đảng Dân chủ. Theo tính toán của Groseclose, trong một cuộc bầu cử thông thường, sự thiên vị của truyền thông nâng điểm cho ứng viên Đảng Dân chủ lên tới 8-10%. Chẳng hạn, nếu truyền thông không có sự thiên vị đó, thì năm 2008, ứng viên của Đảng Cộng hòa McCain đã đánh bại Barack Obama của Đảng Dân chủ với tỷ lệ 56% so với 42%, chứ không phải thua với tỷ lệ 46% so với 53%. [35]
Hollywood có tầm ảnh hưởng tới toàn thế giới. Mặc dù điện ảnh Hoa Kỳ chỉ chiếm chưa đến 10% tổng sản lượng phim ảnh toàn thế giới, nhưng phim ảnh Hollywood đã chiếm tới 70% thời lượng chiếu phim của các rạp phim trên toàn cầu. Hollywood thống lĩnh ngành điện ảnh toàn cầu là sự thực không thể bàn cãi. [36] Hollywood đã trở thành biểu tượng của văn hóa Hoa Kỳ trên thế giới, là bộ máy truyền bá, khuếch đại giá trị quan của Hoa Kỳ trên toàn cầu – song nó đã trở thành công cụ đưa con người tiếp xúc với những giá trị biến dị, phản truyền thống.
Ngày nay, đại đa số người Hoa Kỳ có lẽ khó mà tưởng tượng được các gia đình ở Hoa Kỳ những năm 1930-1940, hầu như không cần phải lo lắng về ảnh hưởng của điện ảnh đối con cái, bởi vì ngành điện ảnh lúc bấy giờ luôn tuân thủ quy định nghiêm khắc về đạo đức.
Năm 1934, với sự hiệp trợ của giáo hội, ngành điện ảnh đã chế định ra “Bộ Quy tắc Quản trị về Sản xuất phim tiếng, phim lồng tiếng và phim câm” (Code to Govern the Making of Talking, Synchronized and Silent Motion Pictures), còn gọi là Điều lệ Hays (Hays Code). Quy tắc thứ nhất của điều lệ quy định: Bất cứ hình ảnh nào sản xuất ra cũng không được hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của người xem. Không được khiến khán giả đồng tình với tội phạm, hành vi sai trái, tội ác, hay tội lỗi. Quy tắc liên quan đến tình dục trong Điều lệ Hays quy định phải giữ gìn tính thần thánh của hôn nhân và gia đình; điện ảnh không được ám thị rằng những loại quan hệ tình dục thấp kém là chấp nhận được hay bình thường. Thông gian dù có lúc là tình tiết cần có, cũng tuyệt đối không được coi là đúng đắn, không được xử lý lộ liễu hoặc dùng phương thức chính diện, hấp dẫn người ta để thể hiện.
Vậy mà bắt đầu từ những năm 1950, phong trào giải phóng tình dục đã tấn công cực đại vào văn hóa và đạo đức. Đồng thời, sự phổ cập của truyền hình đến các hộ gia đình ở Hoa Kỳ càng tăng thêm áp lực thị trường và sự cạnh tranh rất lớn giữa các nhà sản xuất phim. Hollywood ngày càng lờ đi Điều lệ Hays, không còn duy trì sự tự ước thúc về đạo đức vốn có nữa. Chẳng hạn như bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên “Lolita” năm 1962 kể về quan hệ tình dục vô luân giữa cha dượng và con gái vị thành niên.
“Lolita” đã giành một giải Oscar và một giải Quả Cầu Vàng. Mặc dù bấy giờ bộ phim này có cả khen cả chê, nhưng hiện nay, trên trang đánh giá phim truyền hình điện ảnh Hoa Kỳ Rotten Tomatoes, trong 41 đánh giá thì có 93% đánh giá tốt. Qua đó, có thể thấy đạo đức xã hội cận đại đến nay đã biến đổi một trời một vực.
Cuối những năm 1960, phong trào phản văn hóa ở phương Tây lên cao trào dưới ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, đã tuyên cáo sự giải thể của trật tự đạo đức truyền thống của Hollywood. Trong thời đại đầy biến động này, có mấy bộ phim tiêu biểu với chủ đề nổi loạn cho thấy ma quỷ bắt đầu khống chế ngành điện ảnh Hoa Kỳ trên quy mô lớn.
Điều đáng chú ý là, cuốn sách này đã nhiều lần đề cập rằng, chủ nghĩa cộng sản rất giỏi dùng một loại “chính nghĩa xã hội” có vẻ “cao thượng” nào đó để hợp lý hóa hành vi tội lỗi. “Bonnie và Clyde” năm 1967 là một bộ phim như thế, dựa trên câu chuyện có thật về băng nhóm tội phạm cướp của giết người trong thời Đại Suy thoái, mà thủ lĩnh là vợ chồng Bonnie và Clyde. Trong thời Đại Suy thoái, do nhà cửa bị ngân hàng tịch thu, nhiều gia đình phải trôi dạt khắp nơi. Các nhân vật chính trong bộ phim (toán cướp) được dựng để biện minh cho việc giết người cướp ngân hàng là xuất phát từ bất mãn đối với sự “bất công” trong xã hội.
Bộ phim này thể hiện một số cảnh bạo lực đầu tiên trong điện ảnh Hollywood, ám thị hình ảnh mang tính “chính nghĩa” kiểu “cướp của người giàu chia cho người nghèo” cho những tội ác này. Trong bộ phim này, vợ chồng trộm cướp do tài tử đẹp trai đóng, thể hiện vai chính diện, có “tinh thần chính nghĩa”. Trong khi đó, cảnh sát bị phác họa như một bọn bù nhìn vô năng, chứ không phải là người bảo vệ pháp luật và trật tự xã hội. Ở đoạn kết, cái chết của Bonnie và Clyde lại được thể hiện như thể họ “vô tội”, họ chết là do “âm mưu” do cảnh sát bày bố, đã tác động mạnh đến khán giả trẻ tuổi. Hai nhân vật này được hình tượng hóa thành nhân vật anh hùng, như thể họ đã vì “sự nghiệp vĩ đại” nào đó mà chịu hy sinh.
Chủ đề tội phạm và bạo lực của bộ phim này đã gây chấn động đến xã hội chủ lưu Hoa Kỳ, nhưng lại nhận được hưởng ứng mạnh mẽ của những sinh viên nổi loạn. Diễn viên đóng vai Bonnie và Clyde được đăng trên trang bìa của tạp chí Times. Thanh niên bắt đầu phỏng theo phong cách, cách ăn mặc, nói năng, miệt thị phong tục, truyền thống, còn bắt chước đến cả kiểu để lại chúc thư của cặp đôi này trước khi chết. [37] Một lãnh tụ tổ chức sinh viên cấp tiến đã viết một bài trên truyền thông, nói rằng Bonnie và Clyde đáng ra phải là những “anh hùng” giống như Che Guevara – thủ lĩnh du kích của Cu Ba – và Nguyễn Văn Trỗi – phần tử khủng bố của Việt Nam. [38] Còn có tổ chức sinh viên cấp tiến tuyên bố: “Chúng tôi không phải là Bonnie và Clyde tiềm năng, mà chúng tôi chính là Bonnie và Clyde.” [39]
Ngoài việc nâng tội phạm lên thành hình tượng đẹp, bộ phim “Bonnie và Clyde” còn thể hiện những cảnh bạo lực trần trụi và tình dục vượt xa phạm vi quy tắc đạo đức của Hollywood, vậy mà vẫn được giới trong nghề công nhận: bộ phim đã được đề cử 10 giải Oscar, cuối cùng đã giành được hai giải lớn. Hollywood đã lệch xa khỏi những quy tắc vốn có.
Một bộ phim khác là “Sinh viên tốt nghiệp” (The Graduate) ra mắt vào cuối năm 1967, phản ánh sự hoang mang, xung đột trong nội tâm của sinh viên những năm đó. Vai nam chính tốt nghiệp đại học xong, khi đối diện với mục tiêu của cuộc sống thì mù mờ và cô độc. Giá trị quan truyền thống mà thế hệ cha anh được thể hiện ra khô khan và giả dối. Bởi vậy, anh ta từ chối tiến vào xã hội chủ lưu. Anh ta bị một phụ nữ lớn tuổi hơn và đã có gia đình quyến rũ, rồi lại yêu con gái của bà, khi cô con gái biết việc mẹ mình có quan hệ với người con trai kia thì tình thân, tình yêu đan xen giày vò. Lúc cuối cùng, khi cô và một chàng trai trẻ khác đang cử hành hôn lễ, thì chàng sinh viên tốt nghiệp kia đến nhà thờ, hai người lại cùng nhau bỏ trốn. Bộ phim này đã thể hiện những tình tiết như nổi loạn, loạn tình dục, loạn luân, và những vấn đề khác của người trẻ tuổi đan xen cả lại, phức tạp ly kỳ, nhưng lại hùa theo tâm lý phản truyền thống của thanh niên nổi loạn lúc bấy giờ. Bộ phim đã gây tiếng vang một thời. Doanh thu phòng vé của bộ phim nhiều đến nỗi đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu phòng vé trong nhiều năm sau đó. Bộ phim được đề cử bảy giải Oscar và giành được một giải, và đã được Hollywood công nhận.
Những bộ phim như “Bonnie và Clyde” và “Sinh viên tốt nghiệp” đã mở ra cái gọi là thời đại “Tân Hollywood”. Đến cuối năm 1968, Hollywood dùng hệ thống xếp hạng hiện đại để thay thế cho Điều lệ Hays. Cũng có nghĩa là, nội dung gì cũng đều có thể đưa lên màn ảnh, chỉ cần được xếp hạng nào đó là được. Điều này đã phóng túng cực lớn sự ước chế đạo đức của người làm phim, xóa nhòa tiêu chuẩn thị phi thiện ác trong ngành giải trí. Đến bước này, người làm truyền thông, giải trí đã phân tách đạo đức khỏi sản phẩm giải trí, truyền thông, mở đường cho nội dung xấu ác lên thống lĩnh.
Giải trí bại hoại dẫn dụ người ta bằng những thứ kích thích rẻ tiền, vui vẻ, hễ muốn là có để né tránh những chỗ không vừa ý trong cuộc sống. Đồng thời, các nhà sản xuất vì lòng tham mà không ngại dùng bạo lực và sắc tình hấp dẫn người ta để thu về những khoản lợi nhuận kếch sù.
Điện ảnh là một loại truyền thông đặc thù, có sức khiến người xem đắm mình vào bầu không khí mà bộ phim dựng lên, khiến họ quên đi hiện thực, có cùng cảm thụ với nhân vật chính, cùng quan điểm với đạo diễn. Bộ phim thành công khiến người xem như say như mê, thậm chí không muốn để bất cứ sự việc nào kéo bản thân trở lại hiện thực. Bởi vậy, nó có tác dụng cực lớn trong việc định hình cảm xúc và giá trị quan cho khán giả, càng khiến con người xa rời truyền thống hơn nữa.
Một nhà sản xuất phim nổi tiếng cho biết: “Phim tài liệu chuyển hóa những gì đã bị chuyển hóa. Phim truyện chuyển hóa những gì chưa bị chuyển hóa.” [40] Cũng có nghĩa là, phim tài liệu chuyển hóa giá trị quan vốn có của khán giả, còn phim truyện dùng những câu chuyện cuốn hút mà rót vào những khán giả thiếu cảnh giác một bộ giá trị quan mới. Nhà sản xuất kiêm nam diễn viên chính của bộ phim “Bonnie và Clyde” là người ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Vở kịch lịch sử mang tên “Phần tử Đỏ” (Reds) năm 1981 do ông ta biên đạo và diễn chính đã mang về cho ông ta giải Oscar và giải Quả Cầu Vàng. Vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh điểm, bộ phim này lại biến đổi hình mẫu phần tử cộng sản cấp tiến thành người bình dị, dễ gần, từ đó mà cải biến thành công cách nhìn nhận của người ta về cộng sản. [41]
Trong “Bulworth” (1998), một bộ phim khác được đề cử nhiều hạng mục giải Oscar, ông ta đã dựng lên một ứng viên tổng thống theo xã hội chủ nghĩa. Với chân dung của nhân vật chính do ông ta khắc họa, truyền đến khán giả thông điệp rằng, chính giai cấp, chứ không phải vấn đề chủng tộc, mới là vấn đề trung tâm của chính trị Hoa Kỳ. [42] Bộ phim này thành công đến mức đã có nhiều người hối thúc ông ta tham gia ứng cử tổng thống Hoa Kỳ.
Nhiều bộ phim còn có sức tác động tức thời. Ví như trong buổi chiếu ra mắt của bộ phim “Bonnie và Clyde”, gần đến đoạn kết, có những khán giả còn ngồi cuối rạp chiếu phim mà lớn tiếng mắng chửi cảnh sát. [43] Sau khi hệ thống xếp hạng đi vào hoạt động, bộ phim đầu tiên có xếp hạng R (Restricted: không phù hợp cho trẻ em) “Kỵ sỹ tiêu dao” (Easy Rider) năm 1969 đã thu hút lượng lớn khán giả, đã góp phần khiến hút hít ma túy trở nên phổ biến trong xã hội. Bộ phim kể về cuộc phiêu lưu mạo hiểm của hai tay hippy, tóc dài, lái mô-tô, bán cô-ca-in. Nhạc Rock n Roll, ma túy, hội nhóm hippy, nhà chứa là những thứ trong sinh hoạt của họ suốt hành trình. Trong khi quay phim, thậm chí họ còn sử dụng ma túy thật. Lối sống hippy lánh đời, phóng túng, ăn chơi trụy lạc, phá vỡ mọi giá trị thông thường của họ đã trở thành giấc mơ của vô số thanh niên, cũng biến ma túy thành biểu tượng của phong trào phản văn hoá. Đạo diễn bộ phim thừa nhận: “Cô-ca-in trở thành một vấn đề lớn ở Hoa Kỳ, nói thật cũng toàn tại tôi. Trước Easy Rider, trên đường phố không đâu có cô-ca-in. Sau Easy Rider, đâu đâu cũng có nó.” [44]
Từ khi có hệ thống xếp hạng, Hollywood bắt đầu sản xuất hàng loạt phim ảnh miêu tả chính diện về những hành vi bại hoại như tình dục lang chạ, bạo lực, ma túy, tội phạm có tổ chức. Có nghiên cứu phát hiện rằng trong số phim ảnh Hollywood sản xuất từ năm 1968 đến năm 2005, thì phim xếp hạng R (Restricted) chiếm tới 58%. [45]
Học giả người Hoa Kỳ Victor B. Cline đã làm một phân tích về 37 bộ phim được chiếu những năm 1970 ở thành phố Salt Lake. Ông phát hiện rằng 57% bộ phim thể hiện hành vi không chung thủy với vợ hoặc chồng như một hành động của người hùng, hoặc dùng một loại tình huống nào đó để hợp lý hóa điều đó. Có 38% số bộ phim biểu hiện hành vi phạm tội như sự trả giá hay thành công nào đó, một loại tiêu khiển khiến người ta hưng phấn mà không gây hậu quả phụ diện nào. Trong 59% bộ phim đó, nhân vật người hùng đã giết một hoặc nhiều người; 72% vai nữ chính có hành vi tình dục lang chạ dưới hình thức nào đó. Thực tế, chỉ có một bộ phim trong đó quan hệ tình dục nam nữ trong hôn nhân hợp pháp. Chỉ có 22% bộ phim có nhân vật chính có cuộc sống hôn nhân lành mạnh, tương đối hòa hợp. [46]
Một kiểu biện hộ thường thấy đối với sự phê bình về nội dung bạo lực, tình dục trong điện ảnh là những thứ đó vẫn hiện hữu trong cuộc sống, điện ảnh chỉ phản ánh bản chất của hiện thực mà thôi, chứ không gây ảnh hưởng tiêu cực gì. Song qua những số liệu trên đây, hiển nhiên là những bộ phim đó không phản ánh hiện thực. Hơn nữa, một lượng lớn phim ảnh Hollywood là do người theo cánh tả làm ra nên tự nhiên sẽ phản ánh giá trị quan của họ, từ đó mà tác động đến đại chúng trong xã hội. Nhà phê bình phim, cựu biên kịch của Hollywood là Michael Medved đã chỉ ra rằng những nhà cách mạng xã hội theo tư tưởng tự do ở Hollywood đang chi phối giá trị quan của xã hội khi nâng cái xấu lên thành đẹp, cổ xúy sự đồi trụy, và công kích vai trò của gia đình v.v.. [47]
Cũng có người cho rằng nội dung bại hoại trong ngành điện ảnh chẳng qua là do tác động của thị trường. Cho dù là nguyên nhân gì thì đều là tiến đến cái đích hiểm ác với hệ quả đáng sợ. Không quá khi nói rằng, tốc độ và hiệu ứng khiến đạo đức của đại chúng trượt dốc của điện ảnh khiến người ta phải kinh hoàng. Có những bộ phim đưa thú vật hoặc quái vật lên thành bậc anh hùng, những tác phẩm phác họa người biến thành thú, thậm chí giao cấu giữa người và thú cũng được giới chủ lưu Hollywood thừa nhận, lại còn được tán dương. Đó chính là phản ánh chân thực về việc ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta như thế nào – con người đã đến mức thản nhiên tiếp nhận ma quỷ như thế rồi.
Những bộ phim phản truyền thống này, trên bề mặt là dùng các loại lý luận có vẻ cao siêu để tìm hiểu và phản ánh các vấn đề xã hội, nhưng thực ra chỉ là những cái cớ được biên tạo tỉ mỉ, thể hiện ra cho khán giả một loại hoàn cảnh cụ thể phức tạp, khiến người ta cảm thấy chuẩn tắc đạo đức ắt phải thuận theo tình hình thực tế mà thay đổi. Những hành vi xú ác vốn bị khinh bỉ trong xã hội truyền thống lại được hợp lý hóa, được sự đồng tình, thậm chí tôn sùng trong một hoàn cảnh nào đó. Điều này thực ra đã cấy vào đầu khán giả thông điệp rằng: trên đời này không hề có ranh giới phân minh về thiện ác, chính tà, trắng đen; rằng truyền thống thật vô vị, khiến người ta bị đè nén; và rằng đạo đức là tương đối.
Ngày nay, truyền hình đã dung nhập vào cuộc sống thường ngày của mọi người, nó đã trở thành một hoạt động của người ta khi thư giãn, tán gẫu, ăn cơm. Thường xuyên xem TV sẽ cải biến giá trị quan của người ta, nhưng họ lại không tự biết. Một cuộc điều tra nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông của Hoa Kỳ đã chứng minh điểm này. Tỷ như một người xem TV càng nhiều, thì càng có xu hướng xa rời các những giá trị truyền thống như thành thật, tín nhiệm, công chính. Càng xem TV càng nhiều, người ta càng có xu hướng “khai phóng” về phương diện đạo đức giới tính, càng dễ thừa nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, phá thai, đồng tính luyến ái v.v.. [48]
Có hai nhóm người – một nhóm ít xem TV, một nhóm xem TV nhiều – mặc dù có tỷ lệ người tin vào Thần không khác nhau nhiều (lần lượt là 85% và 88%), nhưng người xem TV càng nhiều thì càng không dễ coi trọng nguyên tắc tín ngưỡng. Chẳng hạn, có câu hỏi lựa chọn giữa “Con người nên luôn sống theo lời dạy và nguyên tắc do Thần đặt ra trong mọi tình huống” và “Con người nên kết hợp giữa tiêu chuẩn đạo đức và các giá trị của cá nhân với quy phạm đạo đức của Thần” thì người xem TV nhiều dễ có xu hướng chọn lựa chọn sau.
Từ những số liệu như vậy, chúng ta có thể đi đến kết luận là thường xuyên xem TV dễ khiến người ta có xu hướng theo chủ nghĩa đạo đức tương đối.
Bắt đầu từ những năm 1950, TV đã dung nhập vào cuộc sống thường nhật của mọi người. Không chỉ các chương trình truyền hình dài tập và phim truyện có tác dụng nhào nặn giá trị quan của con người, mà cả talk show, hài kịch tình huống, thậm chí phim tài liệu cũng lặng lẽ tiêm vào đầu người ta đủ loại quan niệm méo mó.
Lấy talk show làm ví dụ. Các trường quay đặc biệt thích mời những khách có quan điểm và hành vi trái ngược với giá trị truyền thống, hoặc có mâu thuẫn nổi cộm trong cuộc sống, hoặc mời những “chuyên gia” để thảo luận một số vấn đề gây tranh cãi về mặt đạo đức. Những khách mời này được khuyến khích “dũng cảm” thổ lộ những vấn đề “phức tạp”, “sâu kín” trong đời tư. Sau đó, người dẫn chương trình và cả khán giả ở trường quay sẽ đưa ra các “phương án” để giải quyết vấn đề. Vì để chương trình được đón nhận rộng rãi, chương trình thường không đưa ra phán xét đạo đức nào. Theo đó, rất nhiều chương trình trở thành nơi phô diễn hành vi và quan điểm bại hoại, biến dị. Người ta dần dần tán đồng rằng những giá trị mà họ vốn gìn giữ có thể không còn phù hợp trong một số “tình huống đặc biệt”. Điều này thực ra cũng là phủ định sự tồn tại của giá trị phổ quát.
Còn có nhiều chương trình truyền hình giờ vàng vào buổi tối tràn ngập những nội dung hạ lưu, rẻ tiền, khó coi. Một số người dẫn chương trình, kể cả người dẫn chương trình nữ, còn coi những lời dơ bẩn là hay, nói cả những lời thô tục. Không ít chương trình lấy hình thức giải trí mà rót vào những thị hiếu cấp thấp, nội dung phản văn hoá, phản truyền thống, dần dần, người ta không còn cảm thấy đáng ngại nữa, mà còn thừa nhận, thưởng thức loại nội dung này, khiến đạo đức trượt dốc mà không tự biết.
Hài kịch được sử dụng để biến những giá trị quan, hành vi biến dị không mấy gặp trong cuộc sống thường nhật trở thành “bình thường” khi không ngừng phát đi phát lại.
Shapiro từng đưa một ví dụ về tập phim “Người mang bầu” (The One With the Birth) của bộ phim dài tập nổi tiếng “Những người bạn” (Friends) của Hoa Kỳ. Trong đó, có một cảnh thế này: Carol, vợ cũ của Ross là một người đồng tính nữ, nhưng cô ta lại mang thai đứa con của Ross. Khi Ross thấy bất an về việc đứa con của mình sẽ lớn lên trong một gia đình đồng tính, Phoebe đến bên an ủi Ross rằng: “Khi em lớn, anh có biết rằng ba của em đã rời bỏ chúng em, mẹ của em cũng qua đời, còn cha dượng bị giam trong tù, cho nên em hầu như không có cách nào để xây dựng một gia đình hoàn chỉnh. Còn con anh, hiện vẫn chưa sinh ra, mà đã có ba người lớn tranh nhau xem ai có thể yêu nó nhiều hơn. Nó quả thực là đứa bé may mắn nhất trên thế giới.” Ross lập tức thấy nhẹ nhõm, cảm thấy rất có đạo lý. Như Shapiro nói, tập phim này khắc họa “phụ nữ đồng tính mang thai và gia đình ba người lớn không những là gia đình bình thường, mà còn đáng ngưỡng mộ.” [49]
Y học hiện đại đã phát hiện rằng não người có năm loại mô thức “sóng điện não”. Trong đó, hai loại mô thức xảy ra thường xuyên nhất khi con người ở trạng thái tỉnh táo gọi là sóng alpha và sóng beta. Khi người ta đang trong trạng thái làm việc bận rộn thì sóng điện não chủ đạo là sóng beta. Lúc này, năng lực phân tích của con người mạnh hơn, thiên về tư duy lô-gíc. Người đang trong cuộc tranh luận sẽ thể hiện ra sóng điện não mô thức beta cao độ. Nói cách khác, khi người ta ở trong trạng thái mà sóng beta làm chủ thì có sự cảnh giác cao hơn, ít dễ mắc lừa hơn. Nhưng khi người ta ở trong trạng thái thư giãn, sóng alpha làm chủ thì tình cảm sẽ chiếm vị trí chủ đạo, năng lực phân tích bị suy giảm. Khi xem TV, người ta không cảnh giác để suy xét nghiêm túc, mà là ở trạng thái buông lỏng và dễ bị ảnh hưởng. Trong tình huống đó, người ta rất dễ bị các chủ đề và quan điểm trong chương trình truyền hình thuyết phục.
Nghiên cứu chỉ ra, có đến gần 2/3 chương trình truyền thông (gồm cả chương trình dành cho trẻ em) có cảnh bạo lực, nội dung giới tính lệch lạc cũng tràn ngập trên truyền hình, điện ảnh. Ngoài chương trình giáo dục giới tính ở trường, người trẻ tuổi coi truyền thông như nguồn tin tức quan trọng thứ hai để tìm hiểu về hoạt động giới tính.
Một lượng lớn nghiên cứu cho thấy nội dung bạo lực trên truyền thông sẽ khiến người trẻ tuổi không còn cảm thấy nhạy cảm với bạo lực và tăng nguy cơ phát sinh hành vi bạo lực trong cuộc sống sau này của họ. Truyền thông gây ảnh hưởng rất xấu đối với thanh thiếu niên, làm gia tăng khuynh hướng bạo lực, hành vi tình dục trước tuổi, và mang thai ở tuổi vị thành niên. Những thiếu nữ thường xem những chương trình có nội dung về tình dục thì có nguy cơ mang thai trong vòng 3 năm nhiều gấp đôi so với những thiếu nữ ít xem những chương trình loại này. Các chương trình truyền thông cũng gia tăng nguy cơ xâm hại tình dục và hành vi nguy hiểm. [50]
Lượng lớn nội dung tình dục và khiêu dâm đã trực tiếp công kích giá trị quan và truyền thống của xã hội. Một học giả đã chỉ ra: “Truyền thông quá hấp dẫn và đầy nội dung tình dục, không nói trẻ con, mà ngay cả một nhà bình luận cũng khó mà cưỡng lại được… Tôi cho rằng truyền thông đã trở thành nhà giáo dục giới tính thực sự của chúng ta rồi.” [51] Dưới ảnh hưởng của truyền thông, hành vi tình dục ngoài hôn nhân, ngoại tình, v.v. đã trở thành một lối sống mà người ta đã quen đến mức trở nên bình thường – “chỉ cần người trong cuộc tình nguyện thì chẳng có gì là sai cả” đã trở thành lấp liếm được công nhận rộng rãi.
Trong cuốn sách “Tuyên truyền trong khung giờ vàng” (Primetime Propaganda), Shapiro đã nghiên cứu gần 100 phim truyền hình dài tập có ảnh hưởng lớn của Hoa Kỳ. Ông phát hiện rằng, theo thời gian, những chương trình này ngày càng cổ xúy chủ nghĩa tự do và quan điểm của cánh tả, vô Thần luận, chế giễu tín ngưỡng, cổ xúy tình dục và bạo lực, chủ nghĩa nữ quyền, đồng tính luyến ái và chuyển giới, rồi đến bài xích đạo đức, phủ định quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái truyền thống. Họ còn dựng lên những nhân vật chính là kẻ tàn bạo, trái ngược với hình tượng anh hùng, không có lòng trắc ẩn. Quá trình diễn biến đó chính là một quá trình suy thoái đạo đức liên tục. Loại lối sống phản truyền thống này gây ảnh hưởng rất lớn đối với tư duy của đại chúng, đặc biệt là đối với quan niệm của người trẻ tuổi. [52]
Rất nhiều chương trình trên kênh MTV chẳng hạn, còn lộ liễu những thứ khiêu dâm nhẹ, thậm chí cả hành vi đồi trụy đến khán giả trẻ. [53] Từ khi triển khai hệ thống xếp hạng phim, một lượng lớn phim khiêu dâm hễ được dán nhãn cấp “X” là được phát hành. Cùng với sự phát triển kỹ thuật, những chương trình khiếm nhã này từ lén lút đến bày bán công khai, và rất dễ kiếm ở các cửa hàng cho thuê video, trên truyền hình cáp trả tiền, và trong các khách sạn.
Các chương trình truyền hình bắt đầu làm ô nhiễm con người từ tuổi thơ. Phim hoạt hình khắc họa những hình tượng xấu xí hoặc có quá nhiều bạo lực, thậm chí có những chương trình dành cho trẻ em mà ẩn chứa các loại khái niệm của chủ nghĩa tiến bộ và chủ nghĩa tự do, ví như lấy danh nghĩa “đa dạng văn hóa” để gài vào đầu người ta quan niệm đồng tính luyến ái, lấy chiêu bài “Trên thế giới này chỉ có một người như bạn” để dung túng sự tự tôn thái quá và quan niệm ai cũng nên được tôn trọng, bất kể hành vi đạo đức của họ ra sao v.v.. [54]
Tất nhiên, không mấy người làm chương trình của Hollywood có kế hoạch cụ thể nhằm rót vào đại chúng các loại tư tưởng biến dị. Nhưng nếu như bản thân người làm chương trình thừa nhận các quan niệm của chủ nghĩa tiến bộ, chủ nghĩa tự do thì khó có thể tránh khỏi việc đưa những quan niệm biến dị đó vào các chương trình “một cách không tự giác”. Thật sự lên kế hoạch tỉ mỉ ấy là ma quỷ, còn người làm truyền thông mà đã rời xa Thần thì sẽ trở thành con cờ bị ma quỷ thao túng.
Trong triết học đấu tranh của chủ nghĩa cộng sản, vì để đạt được mục đích chính trị thì có thể không từ mọi thủ đoạn, tiến hành cuộc chiến vượt mức thông thường và không có giới hạn đạo đức. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, ứng viên Donald Trump phản đối “phải đạo chính trị”, tuyên bố chủ trương đưa Hoa Kỳ từ phía cực tả quay về cánh hữu: quay về với giá trị truyền thống, chế độ pháp trị, giảm thuế để chấn hưng nền kinh tế, khôi phục sự tôn kính và khiêm cung của con người đối với Thần, v.v. Những phát ngôn thẳng thắn của ông đã khiến phái tự do hoảng sợ. Bởi vậy, phái tự do, sẵn có truyền thông chủ lưu dưới sự khống chế của nó, đã phát động cuộc công kích Trump về mọi mặt trên quy mô lớn.
Trong chiến dịch tranh cử, truyền thông cánh tả lợi dụng đủ loại phương pháp, vừa cố ý bôi nhọ, phỉ báng ông Trump, vừa tẩy chay những người ủng hộ ông, gọi họ là kẻ phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới tính, kẻ bài ngoại kỳ thị dân nhập cư, lũ da trắng vô giáo dục. Truyền thông làm vậy để thao túng dư luận, hòng chi phối kết quả bầu cử. Trừ một số ít hãng truyền thông, thì gần như 95% các hãng truyền thông liên tục dự đoán Trump nhất định sẽ thua cuộc. Nào ngờ, Trump cuối cùng đã đánh bại đối thủ và đắc cử vị trí tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.
Thông thường, cho dù cuộc vận động tranh cử có kịch liệt đến đâu, thì sau khi bầu cử kết thúc, các đảng phái, các nhóm đều nên quay về hoạt động bình thường, truyền thông lại càng nên duy trì chuẩn tắc công chính, lấy lợi ích quốc gia làm trọng, bảo trì nguyên tắc trung lập của truyền thông. Tuy nhiên, sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 kết thúc, điều người ta thấy lại là, truyền thông vẫn tiếp tục cuộc vận động tranh cử một cách điên cuồng, thậm chí ôm giữ thái độ một mất một còn, cho dù có tự hủy đi hình tượng của mình trước công chúng.
Đa số kênh truyền thông đều cố ý làm ngơ trước những thành tích của chính quyền Trump, như thị trường cổ phiếu đạt mức cao kỷ lục, thành tựu về ngoại giao của Hoa Kỳ, tiêu diệt gần như toàn bộ ISIS, tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ xuống mức thấp nhất trong vòng 18 năm qua, nền kinh tế Hoa Kỳ khôi phục sức sống.
Không chỉ có vậy, các hãng truyền thông này còn tận hết mọi khả năng để hạ bệ chính quyền Trump khi đưa ra những buộc tội vô căn cứ. Chẳng hạn, cái gọi là “thông đồng với Nga” được truyền thông khuấy động rùm beng cả lên, nhưng cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt cho đến nay vẫn chưa tìm thấy bất kể chứng cớ nào, còn báo cáo của quốc hội đã trực tiếp chỉ ra rằng ông Trump không hề có sự thông đồng nào với Nga. [55]
Vì để đạt được mục đích công kích ông Trump, truyền thông còn tung ra lượng lớn tin giả. Tháng 12 năm 2017, một hãng truyền hình tin tức lớn đã đình chỉ hai phóng viên kỳ cựu tới bốn tuần không lương và hiệu đính bài báo của họ vì đã ngụy tạo tin giả rằng ông Trump lệnh cho Michael Flynn liên lạc với Nga. [56] Cuối cùng, hai phóng viên kia bị cưỡng chế rời khỏi đài truyền hình nọ. Nhóm của phóng viên kia trước đây từng đạt thành tích huy hoàng, từng đoạt bốn giải Peabody, 17 giải Emmy, nhưng tin giả đã khiến họ tự hủy hoại thanh danh mà kết thúc chóng vánh.
Khi chỉ trích băng đảng MS-13 khét tiếng, nhất là những thành viên đã vào Hoa Kỳ dưới diện dân nhập cư bất hợp pháp, ông Trump nói: “Chúng không phải là người. Chúng là thú vật, và chúng ta phải hết sức cứng rắn.” Tuy nhiên, các hãng truyền thông lớn ở Hoa Kỳ lại lập tức lấy tuyên bố của Trump khỏi ngữ cảnh này mà cáo buộc ông nói dân nhập cư bất hợp pháp là thú vật.
Tháng 6 năm 2018, bức ảnh một bé gái người Honduras đang khóc được lưu truyền rộng khắp trên truyền thông và mạng internet. Bé gái này và người mẹ bị Đội Tuần tra Biên giới chặn lại khi tìm cách vượt biên vào Hoa Kỳ. Truyền thông loan báo bé gái bị cưỡng chế rời xa mẹ, thừa cơ chỉ trích không kiêng dè ông Trump về chính sách biên giới và không khoan nhượng với dân nhập cư phi pháp. Sau đó, tạp chí Time ghép ảnh bé gái này và ảnh Trump làm trang bìa cho cuốn tạp chí, với câu chú thích “Chào mừng đến Hoa Kỳ”, ý đồ mượn dịp chế giễu Trump. Nhưng sau đó, trong một cuộc phỏng vấn, bố của bé gái cho biết, bé gái không hề bị tách khỏi mẹ. [57]
Theo các nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông (Media Research Center) về chương trình tin tức buổi tối của ba công ty truyền thông lớn chủ yếu ở Hoa Kỳ trong hai năm gần đây phát hiện, ông Trump là trọng tâm trong các bản tin tối của ba hãng truyền hình lớn trong hai năm trước đó, chiếm 1/3 tổng thời lượng các bản tin tối. Trong năm 2017, 90% tin tức về ông Trump là tiêu cực. Năm 2018, tỷ lệ đưa tin tiêu cực còn lên đến 91%. Báo cáo này kết luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa, không một vị tổng thống nào phải hứng chịu tin tức thù địch trong thời gian dài liên tục như vậy như ông Trump.” [58]
Tuy nhiên, dân chúng Hoa Kỳ đã nhìn ra dấu hiệu của tin giả. Theo một thăm dò dư luận do Đại học Monmouth tiến hành vào tháng 4/2018, tỷ lệ người Hoa Kỳ cho rằng các hãng truyền thông lớn đang đưa tin giả có thời điểm đã tăng từ 63% vào năm trước lên 77%. [59] Năm 2016, một cuộc thăm dò dư luận của Gallup phát hiện, độ tín nhiệm của người Hoa Kỳ đối với truyền thông giảm đến mức thấp kỷ lục, số người có sự tín nhiệm “rất cao” hoặc ở mức độ “tương đối” đối với truyền thông chỉ đạt 32%, giảm 8% so với năm trước. [60] Không lạ gì, chủ sở hữu của một hãng truyền thông lớn đau lòng nói: “Tin giả là căn bệnh ung thư của thời đại chúng ta.” [61]
Dựa trên kết quả bầu cử Hoa Kỳ mà nhận định thì ông Trump được một nửa dân Hoa Kỳ ủng hộ, song truyền thông lại chỉ đứng về một phía; đây là hiện tượng bất bình thường. Trong hoàn cảnh đó, ông Trump bị công kích và lăng mạ vì ông chủ trương quyết liệt khôi phục truyền thống, tư tưởng của ông và tư tưởng phản truyền thống của cánh tả là không thể cùng tồn tại. Sự công kích của truyền thông, nếu có thể khiến công chúng mất tín nhiệm đối với Trump, thì họ sẽ đạt được mục đích đằng sau – đó là ngăn cản xã hội quay về với truyền thống.
Điều càng khiến người ta lo lắng là, nhiều kênh truyền thông đã trở thành chất xúc tác để khuếch đại ngôn luận của phái cấp tiến, gia tăng mâu thuẫn xã hội, khơi dậy đối lập thù hận, gây chia rẽ trong dân chúng, theo đó mà càng khắc sâu rạn nứt trong xã hội. Cách làm đó có thể nói là đã đi đến mức không kể gì đến luân lý căn bản, không tính đến hậu quả, không ngại dùng phương kế chết thì cùng chết mà tự hủy, để khiến quốc gia lâm vào cảnh cực kỳ hỗn loạn và nguy hiểm.
Nếu như nói thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản mới chỉ là xâm nhập và không chế phần nào các khu vực trên thế giới, thì đến nay, ma quỷ đã đang thống trị thế giới của chúng ta rồi – mọi phương diện của thế giới nhân loại đều đã bị ma quỷ làm bại hoại. Ảnh hưởng to lớn của truyền thông đối với nhân loại bị chủ nghĩa cộng sản lợi dụng một cách hữu hiệu để tẩy não, lừa gạt, làm bại hoại đạo đức nhân loại, khiến người ta vô thức mà xa rời truyền thống.
Rất nhiều tổ chức truyền thông phái tự do ở các quốc gia phương Tây đã trở thành công cụ đắc lực để che đậy chân tướng và đánh lạc hướng thế nhân. Nhiều hãng truyền thông đã đánh mất đạo đức nghề nghiệp mà không từ thủ đoạn, dùng đến đủ loại tấn công, công kích, vu khống, bôi nhọ, bất kể nó có ảnh hưởng đến danh tiếng của họ hay xã hội thế nào.
Ma quỷ có thể thành công đến thế là vì nó đã lợi dụng các khiếm khuyết về đạo đức của con người: truy cầu danh lợi, vô tri, lười biếng, ích kỷ, lòng trắc ẩn đặt không đúng chỗ, thích tranh đấu v.v. Có những nhà báo tự cho mình là đúng, tự tạo cho mình cái vỏ bọc biết rõ sự thật mà đi ngược lại giá trị truyền thống. Có người vì để thu hút độc giả mà hùa theo cái “nhu cầu của đại chúng” đã sa đọa về đạo đức. Có người vì tiền đồ nghề nghiệp của mình mà hạ thấp tiêu chuẩn. Có người xuất phát từ đố kỵ, thù địch mà biên tạo tin giả. Có người vì vô tri, lười biếng mà nghe theo tin giả. Có người lợi dụng sự thiện lương và lòng trắc ẩn của người khác mà cổ xúy cho cái gọi là công bằng xã hội, dẫn động cả xã hội chuyển dịch sang cánh tả. Có người vì mục đích chính trị, kinh tế mà không từ thủ đoạn nào.
Sứ mệnh của truyền thông là cao cả. Nó vốn là nhân tố quyết định để người ta dựa vào mà nắm bắt thông tin về các sự kiện đại chúng, cũng là lực lượng quan trọng để giữ cho xã hội phát triển lành mạnh. Khách quan và công bằng là yêu cầu đạo đức cơ bản của truyền thông, là mấu chốt để người ta có thể trông cậy vào truyền thông. Song, trong truyền thông ngày nay, hiện tượng hỗn loạn không chỗ nào không có, khiến tín tâm của người ta đối với truyền thông bị sứt mẻ rất nhiều. Khôi phục lại sứ mệnh của truyền thông, tái hiện lại huy hoàng của nghề báo chí là trách nhiệm quang vinh của người làm truyền thông.
Khôi phục sứ mệnh của truyền thông nghĩa là truyền thông cần theo đuổi cái Chân (chân thực, sự thật). Việc đưa tin về sự thật của truyền thông phải toàn diện và xuất phát từ thành ý. Rất nhiều kênh truyền thông, khi đưa tin về các hiện tượng xã hội, chỉ trình bày một phần sự thật, cách đưa tin cũng khiến dư luận bị lạc hướng, như vậy còn có hại hơn cả nói dối trắng trợn.
Khôi phục sứ mệnh truyền thông nghĩa là truyền thông cần theo đuổi cái Thiện. Cái thiện của truyền thông không phải là lạm dụng lòng trắc ẩn, cũng không phải là phải đạo chính trị, mà là vì lợi ích chân chính lâu dài của nhân loại. Lối thoát của nhân loại không nằm ở thu được bao nhiêu lợi ích kinh tế trong thời gian ngắn, càng không phải những điều không tưởng (utopia) do chủ nghĩa cộng sản bào chế ra. Lối thoát ấy là đi theo con đường truyền thông mà Thần đã đặt định cho con người, nâng cao chuẩn mực đạo đức, cuối cùng có thể “phản bổn quy chân”, quay trở về khởi nguồn tốt đẹp, chân chính của sinh mệnh.
Một kênh truyền thông khiến xã hội coi trọng và gìn giữ đạo đức mới là hành Thiện. Xã hội nhân loại là thiện ác đồng tồn. Trách nhiệm của truyền thông là truyền bá chân tướng, vạch trần tà ác, tuyên dương cái thiện, ức chế cái ác.
Khôi phục sứ mệnh của truyền thông nghĩa là truyền thông cần quan tâm nhiều hơn đến những đại sự ảnh hưởng đến tương lai của nhân loại. Trong vòng 100 năm trở lại đây, đã diễn ra cuộc đối kháng giữa xã hội tự do và phe cộng sản. Trên bề mặt là sự đối kháng giữa các loại hình thái ý thức, nhưng thực tế là cuộc giao phong sinh tử giữa chính và tà, thiện và ác. Chủ nghĩa cộng sản đã hủy hoại đạo đức vốn là cơ sở để duy trì văn minh nhân loại. Song, sau khi chính quyền cộng sản giải thể ở Đông Âu, âm hồn của nó vẫn còn vương vất, chưa hề bị tiêu diệt.
Ngày nay, khi thế giới trải qua những biến đổi lớn lao, sự thật và các giá trị truyền thống có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Thế giới cần những kênh truyền thông có thể phân biệt rõ thị phi, đi theo cái Thiện, và giữ gìn đạo đức của công chúng. Liệu có thể vượt qua lợi ích của cá nhân, công ty và đảng phái để suy xét, và xuất phát từ lương tri căn bản của con người mà đưa thế giới chân thực trình bày trước mặt thế nhân hay không, đây là vấn đề đang được bày ngay trước mặt của mỗi một người làm truyền thông.
Đối với độc giả và khán giả mà nói, khi đạo đức trong ngành truyền thông trượt dốc, thì cần phải phân biệt rõ thị phi, nhận thức một cách có lý tính các loại tin tức của truyền thông. Con người phải xuất phát từ đạo đức truyền thống mà phán đoán vấn đề, từ góc độ của giá trị phổ quát mà xem xét hiện tượng xã hội, từ đó mà thúc đẩy truyền thông quay về với sứ mệnh lịch sử của nó. Những điều đó trở nên cực kỳ trọng yếu, cũng là mấu chốt để con người có thể thoát khỏi ảnh hưởng của tà linh cộng sản và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
Đăng lại có chỉnh sửa từ loạt bài của The Epoch Times
(thespecterofcommunism.com)
Tài liệu tham khảo:
[1] Thomas Jefferson, The Works, vol. 5 (Correspondence 1786-1789), quoted in Online Library of Liberty, accessed on October 2, 2018,
http://oll.libertyfund.org/quote/302.
[2] Joseph Pulitzer, “Why Schools of Journalism?” The New Republic, October 9, 1930, 283.
[3] “Rules of the Communist League,” The Communist League,Marx/Engels Internet Archive, accessed October 4, 2018,
https://www.marxists.org/archive/marx/works/1847/communist-league/index.htm.
[4] 林彪:〈在中央政治局擴大會議上的講話〉(1966年5月18日)(中國文化大革命文庫)
https://ccradb.appspot.com/post/1415。
[5] 胡喬木:〈報紙是教科書〉,《胡喬木文集》,第3卷(北京:人民出版社,1994年),頁303。
[6] 韓梅:〈英解密檔案曝光「六四」死亡人數:屍體堆積在地下通道〉,希望之聲廣播電台,2017年12月20日,
http://www.soundofhope.org/gb/2017/12/20/n1378413.html。
[7] “Self-Immolation Hoax on Tiananmen Square,”
Minghui.org, http://en.minghui.org/cc/88/.
[8] 〈綜述:創新機制強化培養 構建高素質宣傳文化隊伍〉,新華網,2011年9月28日,
http://cpc.people.com.cn/GB/64107/64110/15777918.html。
[9] Matthew Vadum, “Journalistic Treachery,” Canada Free Press, July 1, 2015,
https://canadafreepress.com/article/journalistic-treachery.
[10] Marco Carynnyk, “The New York Times and the Great Famine,” The Ukrainian Weekly No. 37, Vol. LI (September 11, 1983), accessed October 5, 2018,
http://www.ukrweekly.com/old/archive/1983/378320.shtml.
[11] Robert Conquest, The Harvest of Sorrow: Soviet Collectivization and the Terror-famine (Oxford: Oxford University Press, 1986), 319.
[12] Quoted in Arnold Beichman, “Pulitzer-Winning Lies,” The Weekly Standard, June 12, 2003,
https://www.weeklystandard.com/arnold-beichman/pulitzer-winning-lies.
[13] Ronald Radosh, Red Star Over Hollywood: The Film Colony’s Long Romance With the Left (San Francisco: Encounter Books, 2005), 80.
[14] Như trên, 105.
[15] Edgar Snow, Random Notes on Red China, 《紅色中華散記》Translation by Xi Boquan (奚博銓),(南京:江蘇人民出版社,1991),頁1。
[16] Ruth Price, The Lives of Agnes Smedley (Oxford: Oxford University Press, 2004), 5-9.
[17] Lymari Morales, “Majority in U.S. Continues to Distrust the Media, Perceive Bias,” Gallup, September 22, 2011,
https://news.gallup.com/poll/149624/majority-continue-distrust-media-perceive-bias.aspx.
[18] Tim Groseclose, Left Turn: How Liberal Media Bias Distorts the American Mind (New York: St. Martin’s Press, 2011).
[19] Như trên, “The Second-Order Problem of an Unbalanced Newsroom,” Chapter 10.
[20] Lydia Saad, “U.S. Conservatives Outnumber Liberals by Narrowing Margin,” Gallup, January 3, 2017,
https://news.gallup.com/poll/201152/conservative-liberal-gap-continues-narrow-tuesday.aspx.
[21] Chris Cillizza, “Just 7 Percent of Journalists Are Republicans. That’s Far Fewer than Even a Decade Ago,” The Washington Post, May 6, 2014,
https://www.washingtonpost.com/news/the-fix/wp/2014/05/06/just-7-percent-of-journalists-are-republicans-thats-far-less-than-even-a-decade-ago/?noredirect=on&utm_term=.3d0109901e1e.
[22] “2016 General Election Editorial Endorsements by Major Newspapers,” The American Presidency Project,
http://www.presidency.ucsb.edu/data/2016_newspaper_endorsements.php.
[23] Ben Shapiro, “The Clique: How Television Stays Liberal,” Primetime Propaganda: The True Hollywood Story of How the Left Took Over Your TV (New York: Broadside Books, 2012).
[24] Như trên, “Making the Right Cry: How Television Drama Glorifies Liberalism.”
[25] Như trên, “The Clique: How Television Stays Liberal”
[26] Quoted in Jim A. Kuypers, Partisan Journalism: A History of Media Bias in the United States (Lanham: Rowman & Littlefield, 2014), 8.
[27] S. Robert Lichter, et. Al., The Media Elite (Castle Rock, Colo.: Adler Publishing Co., 1986).
[28] Kuypers, Partisan Journalism, 2.
[29] Jim A. Kuypers, Press Bias and Politics: How the Media Frame Controversial Issues (Santa Barbara, Calif.: Greenwood Publishing Group, 2002).
[30] Quoted in Kuypers, Partisan Journalism, 4.
[31] Newt Gingrich, “China’s Embrace of Marxism Is Bad News for Its People,” Fox News, June 2, 2018,
http://www.foxnews.com/opinion/2018/06/02/newt-gingrich-chinas-embrace-marxism-is-bad-news-for-its-people.html.
[32] Tim Groseclose and Jeff Milyo, “A Measure of Media Bias,” The Quarterly Journal of Economics, Vol. 120, No. 4 (November, 2005), 1205.
[33] Quoted in Maxwell E. McCombs and Donald L. Shaw, “The Agenda-Setting Function of Mass Media,” The Public Opinion Quarterly, Vol. 36, No. 2 (Summer, 1972), 177.
[34] Patricia Cohen, “Liberal Views Dominate Footlights,” New York Times, October 14, 2008,
https://www.nytimes.com/2008/10/15/theater/15thea.html.
[35] Groseclose, Preface, Left Turn.
[36] Jonathan Derek Silver, Hollywood’s Dominance of the Movie Industry: How Did It Arise and How Has It Been Maintained?,doctoral dissertation, the Queensland University of Technology (2007), Section 1.4,
https://eprints.qut.edu.au/16687/1/Jonathan_Derek_Silver_Thesis.pdf
[37] John Belton, American Cinema / American Culture, 2nd Edition (McGraw-Hill Publishing Company, 2005), Chapter 14.
[38] Todd Gitlin, The Whole World Is Watching: Mass Media in the Making and Unmaking of the New Left (Berkeley: University of California Press, 2003), 199.
[39] Steven J. Ross, Hollywood Left and Right: How Movie Stars Shaped American Politics (Oxford University Press, 2011), 322.
[40] Như trên, 338.
[41] Như trên, 338-39.
[42] Như trên, 352.
[43] Gitlin, The Whole World Is Watching,199.
[44] Peter Biskind, Easy Riders, Raging Bulls: How the Sex-Drugs-and-Rock ‘N’ Roll Generation Saved Hollywood (New York: Simon and Schuster, 1999), 74.
[45] Ashley Haygood, The Climb of Controversial Film Content, master’s thesis in Communication at Liberty University, May 2007, accessed October 5, 2018,
https://digitalcommons.liberty.edu/cgi/viewcontent.cgi?&httpsredir=1&article=1007&context=masters&sei-re.
[46] Victor B. Cline, “How the Mass Media Effects Our Values and Behavior,” Issues in Religion and Psychotherapy, Vol 1, No. 1. (October 1, 1975),
https://scholarsarchive.byu.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1004&context=irp.
[47] Michael Medved, Hollywood vs. America (New York: Harper Perennial, 1993), 3.
[48] “The Media Assault on American Values,” Media Research Center, accessed October 2, 2018,
https://www.mrc.org/special-reports/media-assault-american-values.
[49] Shapiro, “Prologue: How Conservatives Lost the Television War,” Primetime Propaganda.
[50] “The Impact of Media Use and Screen Time on Children, Adolescents, and Families,” American College of Pediatricians, November 2016,
https://www.acpeds.org/wordpress/wp-content/uploads/11.9.16-The-Impact-of-Media-Use-and-Screen-Time-on-Children-updated-with-ref-64.pdf.
[51] Congressional Record, Volume 141, Number 146 (September 19, 1995),
https://www.gpo.gov/fdsys/pkg/CREC-1995-09-19/html/CREC-1995-09-19-pt1-PgS13810.htm.
[52] Shapiro, Primetime Propaganda.
[53] Libby Copeland, “MTV’s Provocative ‘Undressed’: Is It Rotten to the (Soft) Core?,” Los Angeles Times, February 12, 2001,
http://articles.latimes.com/2001/feb/12/entertainment/ca-24264.
[54] Shapiro, “Robbing the Cradle: How Television Liberals Recruit Kids,” Primetime Propaganda.
[55] Erin Kelly, “Speaker Paul Ryan: ‘No Evidence of Collusion’ between Trump Campaign and Russians,” USA Today, June 7, 2018,
https://www.usatoday.com/story/news/politics/2018/06/07/paul-ryan-no-evidence-collusion-between-trump-campaign-russians/681343002/.
[56] Julia Manchester, “Trump: ABC Should Have Fired ‘Fraudster’ Brian Ross,” The Hill, December 8, 2017,
http://thehill.com/homenews/administration/364061-trump-abc-should-have-fired-fraudster-brian-ross.
[57] Samantha Schmidt and Kristine Phillips, “The Crying Honduran Girl on the Cover of Time Was Not Separated from Her Mother,” Washington Post, June 22, 2018,
https://www.washingtonpost.com/news/morning-mix/wp/2018/06/22/the-crying-honduran-girl-on-the-cover-of-time-was-not-separated-from-her-mother-father-says/?noredirect=on&utm_term=.bd08dbdaf5bc.
[58] Rich Noyes, “TV vs. Trump in 2018: Lots of Russia, and 91% Negative Coverage (Again!),” NewsBusters, March 6, 2018,
https://www.newsbusters.org/blogs/nb/rich-noyes/2018/03/06/tv-vs-trump-2018-lots-russia-and-91-negative-coverage.
[59] “‘Fake News’ Threat to Media; Editorial Decisions, Outside Actors at Fault,” Monmouth University Polling Institute, April 2, 2018,
https://www.monmouth.edu/polling-institute/reports/monmouthpoll_us_040218/.
[60] Art Swift, “Americans’ Trust in Mass Media Sinks to New Low, Politics,” Gallup, September 14, 2016,
https://news.gallup.com/poll/195542/americans-trust-mass-media-sinks-new-low.aspx.
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…