Văn Hóa

Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và mối duyên với đất Nghệ An

Thời nhà Lý, Nghệ An là vùng đất nghèo nàn lạc hậu, loạn lạc liên tiếp xảy ra. Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã biến nơi đây thành vùng đất yên bình, dân chúng no ấm, văn hóa giáo dục phát triển. Người dân thời ấy xem ông như vị Thánh sống.

(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online)

Hoàng tử Lý Nhật Quang

Lý Nhật Quang là Hoàng tử thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, được kèm cặp dạy dỗ chu đáo từ nhỏ, là người có tiếng thông minh, 8 tuổi đã biết làm thơ, 10 tuổi đã tìm hiểu kinh sử.

Năm 1028, vua Lý Thái Tổ mất, anh trai của Hoàng tử Nhật Quang là Lý Phật Mã lên ngôi, hiệu là Lý Thái Tông.

Lúc này vùng đất Nghệ An ở xa Kinh đô, việc quản lý rất lỏng lẻo, sổ sách hộ khẩu, nhân đinh thiếu rất nhiều dẫn đến việc thất thu thuế. Đời sống dân chúng nghèo nàn, nhiều cuộc nổi dậy xuất hiện.

Năm 1039, Vua giao cho Lý Nhật Quang đến Nghệ An thu thuế.

Tại Nghệ An, Lý Nhật Quang cho làm sổ sách hộ khẩu, nhân đinh đầy đủ. Ông cho phân chia các loại đất ruộng, áp dụng thuế thống nhất, từ đó mà thu thuế đầy đủ, nhưng không lạm dụng như các vị quan tiền nhiệm. Bởi vậy ông có tiếng là vị quan thanh liêm của dân chúng.

Thấy ông làm tốt công việc, năm 1041 nhà Vua phong cho Nhật Quang là Tri châu Nghệ An, coi quản cả vùng đất này.

Biến vùng đất Nghệ An thành nơi trù phú

Nghệ An là vùng đất nằm ở biên giới với Chiêm Thành, tình hình rất loạn, Triều đình phải nhiều lần cử các tướng đến đánh dẹp. Nhưng khi Lý Nhật Quang được cử làm Tri châu, ông đã làm thay đổi hoàn toàn vùng đất này, dân chúng no đủ, xóm làng trù phú, lại xây dựng được binh lực hùng mạnh.

Những người phạm tội ở Nghệ An chủ yếu vì đói khổ, nông nổi mà làm loạn. Lý Nhật Quang bèn dùng Phật Pháp giáo huấn họ. Rồi tập hợp những tù nhân này, cùng dân chúng khai phá vùng đất ở đôi bờ sông Lam (Nghệ An), sông La (Hà Tĩnh). Một vùng đất mới được hình thành, lập được 5 châu, 27 trại, 56 sách.

Lý Nhật Quang phân bố lại dân cư, giúp dân phát triển các ngành nghề như nuôi tằm, dệt vải, khuyến khích dân trồng lúa, phát triển nông nghiệp, lại giúp đỡ dân chúng đóng tàu thuyền, phát triển ngư nghiệp, trao đổi giao thương hàng hóa, rất nhiều chợ lớn cũng xuất hiện.

Lý Nhật Quang cũng cho xây dựng rộng khắp chùa chiền nhằm đưa Phật Pháp đến dân chúng, dùng Phật Pháp để giáo hóa muôn dân, giúp đạo đức thăng hoa, lòng người hướng thiện.

Bốn ngôi Đền được xây dựng là: “Anh châu đệ nhất từ”, “Anh linh đệ nhất từ”, “Chung cổ tối linh từ”, “Đức thánh Đền Quả”. Trong đó đền Quả Sơn được mệnh danh là: “Đại phúc thần của cả châu”, nổi tiếng to lớn và linh thiêng, có quy mô 7 toà 42 gian, mang phong cách kiến trúc thời Lý – Trần.

Đền Quả Sơn là một trong “tứ đại thắng tích” (Đền Cờn, đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng), “đệ nhất danh thiêng” của xứ Nghệ. Dù ngôi dền vẫn còn đến ngày nay, nhưng hầu hết các kiến trúc gốc đều đã bị phá hủy.

Toàn cảnh Đền Quả Sơn. (Ảnh: Dulich24.com.vn)

Dân chúng no ấm, văn hóa giáo dục cũng phát triển, nhân tâm hướng thiện, dân chúng không còn ai nổi loạn như trước nữa, Nghệ An trở thành vùng đất yên bình. Dân chúng xem Lý Nhật Quang như vị Thánh sống.

Thân chinh cầm quân đánh giặc

Lúc này Chiêm Thành đã nhiều năm không thông sứ, lại luôn quấy nhiễu vùng biển nước ta. Vua Lý Thái Tông quyết định đưa binh tiến đánh Chiêm Thành. Lý Nhật Quang cung cấp quân lương đầy đủ cho quân đội tiến xuống phương nam.

Thắng trận trở về, nhìn thấy vùng đất Nghệ An loạn lạc ngày nào trở thành vùng đất yên vui phát triển, Vua liền ban cho Nhật Quang tước Vương, quyền “tiết việt”. Sách “Đại Việt Sử ký Toàn thư” có ghi chép lại rằng:

“Tháng 8, đem quân về. Đến hành dinh Nghệ An, gọi Uy Minh hầu là Nhật Quang đến để an ủi và trao tiết việt cho trấn thủ châu ấy, gia phong tước vương. Trước đây vua ủy cho Uy Minh thu thuế châu Nghệ An và sai đặt trại Bà Hoà cho trấn được bền vững; lại đặt điếm canh ở các nơi, chứa lương thực đầy đủ, cái gì cũng vừa ý vua, cho nên được tước phong như thế”.

Thần tích ở đền Quả Sơn có ghi chép lại rằng:

“Ngài ở châu 16 năm, trừng trị kẻ gian, khen thưởng người lành, khai khẩn đất hoang, chiêu mộ lưu dân, bọn vô lại phải im hơi, người dân về với Ngài được yên nghiệp. Ngài thường qua lại vùng này, vùng khác, dạy nghề làm ruộng, trồng cây cối, nuôi gia súc, có nhiều chính sách lợi cho dân, làm cho nhân dân đoàn kết. Người dân đến kiện tụng thì lấy liêm, sĩ, lễ, nghĩa giảng dạy làm cho tự giác ngộ, ai nấy đều cảm hóa, không bàn đến chuyện kiện cáo nữa. Mọi người đều gọi Ngài là Triệu Công”.

Bấy giờ giặc Lão Qua (Lào) thường quấy nhiễu vùng biên giới phía tây. Lý Nhật Quang đích thân dẹp giặc và giành được thắng lợi. Khi chúa Chiêm Thành cầu viện, ông thống lĩnh thủy quân vào đến đất thuộc Bình Định ngày nay.

Lý Nhật Quang mất ngày 17/8/1057 khi cầm quân đi đánh châu Ô. Sách “Hoan châu phong thổ ký” có ghi chép lại rằng:

“Đại Vương đi đánh Châu Ô, bị thương nặng giữa trận, nhưng vẫn ngồi trên ngựa chạy thêm 300 dặm, về đến xã Bạch Đường, huyện Nam Đường thì mất, mộ chôn ở đó… Trên đường về chỗ nào có rỏ giọt máu xuống, dân làng đều lập đền thờ”.

Người dân thương tiếc lập đền thờ Lý Đại vương ở xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân. Bia ký tại đền thờ có chép rằng:

“Lời truyền rằng Đại Vương đến cai trị Nghệ An, rất được lòng dân, dốc sức đánh giặc, lấy thân báo đáp đất nước, anh dũng mãnh liệt còn rạng rỡ. Do đó mà lập miếu phụng thờ, gọi là Tam toà Đại vương.”

Dân chúng xem Lý Nhật Quang là Thượng đẳng thần. Đền Quả Sơn có đôi câu đối về ông:

Hiển hách thần linh, hương khói miếu đền lưu vạn đại,
Lừng danh tông tộc, núi sông ghi nhớ đến nghìn năm

Tại Nghệ An, lễ hội đền Quả Sơn là lễ hội lớn bậc nhất, năm 2019 Lễ hội được công nhận là Văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội được diễn ra trong 3 ngày 18 đến 20 tháng giêng Âm lịch hàng năm để tưởng nhớ tới công đức của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

15 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

34 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

40 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

50 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

55 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

55 phút ago