Vài câu nói bất hủ quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc

Sử Việt đã chứng kiến nhiều câu nói của các bậc danh nhân có sức ảnh hưởng lớn, quyết định đến vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Những câu nói này thường xuất hiện trong những biến cố lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tồn tại của giang sơn xã tắc, cũng như góp phần định hình nên cương giới lãnh thổ của nước Việt Nam hiện đại.

“Ngồi im đợi giặc, không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc”

Khi vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông lên nối ngôi mới 7 tuổi, nhà Tống cho rằng đây là cơ hội tốt để tiến đánh Đại Việt.

Triều đình nhận được tin từ Khu Mật Viện báo quân Tống chuẩn bị kế hoạch đánh Đại Việt, quân lương tập trung ở Ung Châu. Lý Thường Kiệt nghĩ rằng phải tiến đánh Ung Châu trước khi quân Tống tiến sang. Ông tâu với Vua cùng Thái hậu rằng: “Ngồi im đợi giặc, không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc”.

Đi kèm với câu nói nổi tiếng quyết định vận mệnh dân tộc này chính là trận đánh vào Ung Châu nổi tiếng trong sử Việt và sử Trung Quốc. Tiến đánh Ung Châu được xem là một trong những chiến công hiển hách nhất trong sử Việt nhằm phá hủy lương thực cũng như các nhu yếu phẩm nhằm chuẩn bị đánh Đại Việt của quân Tống.

Tượng Lý Thường Kiệt trong Đại Nam Quốc Tự. (Ảnh: Tân, Wikipedia, Public Domain)

Lấy tấn công trước để phòng thủ, quân Đại Việt chiếm nhiều Châu Trại trên đất Tống như Khâm Châu, Liêm Châu, Lộc Châu, Bạch Châu, Ung Châu. Quân Tống đại bại, hàng chục tướng nhà Tống bị tử trận. Vết đen duy nhất trong cuộc chiến này chính là việc Lý Thường Kiệt bị nhìn nhận là đã thảm sát thành Ung Châu.

“Xin bệ hạ chém đầu thần trước đã rồi hẵng hàng”

Năm 1285, đại quân Mông Cổ dồn dập từ phía Bắc tiến đánh Đại Việt; quân của Toa Đô bị sa lầy ở Chiêm Thành cũng từ phía nam đánh ngược lên. Đại Việt 2 đầu thọ địch, trước thế giặc mạnh phải rút lui.

Vận nước như nghìn cân treo sợi tóc, vua Trần hội họp Triều đình trong hoàn cảnh vừa rút lui trước thế mạnh của quân Mông Cổ, khuôn mặt tai cũng lo âu, không nhìn thấy niềm tin. Vua Trần thấy thế trong lòng có phần chán nản liền nói một câu: “Hay là nên hàng”, Trần Quốc Tuấn đã khẳng khái nói ngay: “Xin bệ hạ chém đầu thần trước đã rồi hẵng hàng”.

Tượng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở Nam Định. (Ảnh từ Di Tích Lịch Sử Văn Hóa)

Câu nói của Trần Quốc Tuấn vang lên như sấm khiến mọi ánh mắt của triều đình đều dồn cả vào ông, gửi gắm vào đó niềm tin và sự trông cậy, vực dậy niềm tin vào sự chiến thắng cho các tướng. Quả nhiên Trần Quốc Tuấn bằng tài thao lược của mình dần dần lấy lại thế trận, rồi chủ động tấn công đánh bại đại quân Mông Cổ.

Ba câu nói quyết định cuộc cờ đất nước

Khi cuộc chiến Nam – Bắc Triều bước vào giai đoạn ác liệt, Mạc Mậu Hợp liền đến hỏi trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về thế cuộc.

Trạng Trình đáp rằng: “Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế”, nghĩa là ngày sau nước có việc, đất Cao Bằng tuy nhỏ, cũng giữ được phúc đến vài đời. 7 năm sau vua Mạc bị quân Trịnh đánh bật khỏi Thăng Long, nhớ lời dặn cụ trạng liền về đất Cao Bằng, quả nhiên giữ thêm được 96 năm nữa.

Tại Đàng Ngoài Chúa Trịnh nắm hết mọi quyền hành, vua Lê lúc này chỉ là bù nhìn. Chúa Trịnh muốn cướp ngôi vua Lê, nên tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi. Cụ trạng Trình lại nói rằng: “Lê tồn, Trịnh tại; Lê bại, Trịnh vong” khiến chúa Trịnh dù rất muốn nhưng cũng không dám cướp ngôi vua Lê. Quả nhiên sau này khi nhà Lê mất thì chúa Trịnh cũng bị diệt.

Năm 1545 Nguyễn Kim bị đầu độc rồi chết bất ngờ, con rể là Trịnh Kiểm tạm thời lên thay nắm quyền quân đội, sau đó thì Trịnh Kiểm phải trao quyền lại cho con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông.

Tuy nhiên sau đó Nguyễn Uông đột nhiên chết không rõ nguyên nhân, em của Nguyễn Uông là Nguyễn Hoàng (tức con thứ của Nguyễn Kim) linh cảm đây là âm mưu diệt cỏ tận gốc của Trịnh Kiểm, nên vội vã đến tìm gặp cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm xin chỉ dạy.

Cụ trạng Trình đáp rằng: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, nghĩa là tới dãy Hoành Sơn có thể tính kế dung thân lâu dài.

(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online)

Dãy Hoành Sơn thuộc địa phận Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng liền nhờ chị ruột là Ngọc Bảo (tức vợ Trịnh Kiểm) xin anh rể cho mình được trấn thủ ở Thuận Hóa. Trịnh Kiểm cho rằng Thuận Hóa xa xôi, đất đai cằn cỗi, để Nguyễn Hoàng đi sẽ yên tâm hơn, không có ai tranh giành với mình nên đồng ý cho Nguyễn Hoàng đi trấn thủ luôn cả vùng đất cực nam bấy giờ là Thuận Hóa và Quảng Nam, lệ mỗi năm phải nộp thuế là 400 cân bạc, 500 tấm lụa.

Tháng 10/1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyến đến Thuận Hóa giúp dân khai khẩn vùng này, đánh bại quân Chiêm Thành xâm lược, các đời chúa Nguyễn khai khẩn về phương nam, mở rộng dần lãnh thổ.

Đúng 200 năm sau, trải qua 8 đời Chúa Nguyễn đến năm 1758, lãnh thổ Đàng Trong đã vô cùng rộng lớn, trải dài hết vùng đất Nam bộ đến tận vùng cực nam, định hình cho nước Việt Nam ngày nay. Tất cả điều này đều bắt đầu từ một câu nói ngắn gọn quyết định vận mệnh dân tộc của trạng Trình.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

TP.HCM: Thêm một ca tử vong do sởi, là bé gái 12 tháng tuổi

Tích lũy từ đầu năm 2024 đến nay, TP.HCM ghi nhận 2.438 ca bệnh sởi,…

3 giờ ago

[VIDEO] Câu chuyện xúc động về “chuyến đi cuối cùng” của một tài xế taxi ở New York

Một ngày nọ, một tài xế taxi ở New York nhận được cuộc gọi xe…

4 giờ ago

38 du khách Việt Nam “mất tích” ở Jeju, Hàn Quốc

The Korea Times ngày 3/12 dẫn tin từ nhà chức trách cho biết một nhóm…

6 giờ ago

Xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch sẽ có màu tem kiểm định riêng

Từ 1/1/2025, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện…

8 giờ ago

Tổng Công ty Đường sắt VN nợ hàng trăm tỷ đồng, giữ 630 cơ sở nhà đất sau cổ phần hóa

Chỉ riêng tại Cơ sở 551 Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội), Tổng công ty Đường…

8 giờ ago

Nguồn tin nội bộ: Bộ trưởng TQ tham vọng dùng Pháp Luân Công làm bàn đạp

Trần Nhất Tân là một Bộ trưởng mới của Bộ An ninh Quốc gia, với…

8 giờ ago