Từ phong trào phản đối Luật dẫn độ nghĩ về sự sống và tự do
- Bình Tâm
- •
“Cuộc sống là quý giá, ái tình còn cao hơn, nhưng tự do không còn, tất cả đều tan hoang.” Đây là đoạn thơ của thi sĩ Sándor Petöfi người Hungary mà tôi đã đọc được thời còn là học sinh. Lúc đó tôi sống cuồng nhiệt, luôn chạy theo tình yêu, nhưng mơ hồ về tự do.
Hai chữ “Tự do” được viết trên lộ trình của người biểu tình tại Hồng Kông. (Ảnh: Getty Images)
Từ ngày 9/6 năm nay, phong trào phản đối Luật dẫn độ của người Hồng Kông đã bùng nổ và không ngừng lây lan, cuộc đấu tranh bảo vệ tự do của họ đã khiến tôi nhớ lại bài “Tự do và Tình yêu” này.
Theo Wikipedia, tự do là có thể tự quyết định, hành động theo ý chí. Bao gồm quyền tự do thông tin ngôn luận và tự do báo chí như quy định trong hiến pháp của nhiều quốc gia; còn có nhiều dạng tự do khác như tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng tôn giáo…
Tại sao người Hồng Kông phản đối Luật dẫn độ, kiên quyết bảo vệ quyền tự do của họ vô cùng kiên cường như vậy? Bởi vì ở Trung Quốc Đại Lục quá thiếu tự do!
Chẳng hạn như sinh con. Đại Lục có chính sách kế hoạch hóa gia đình. Một cặp vợ chồng chỉ được có một con, nhưng quá trình sinh con cũng rất phức tạp về mặt thủ tục. Muốn sinh con phải xin phép. Có Giấy chứng nhận cho phép mang thai mới được mang thai, khi đang mang thai lại phải đến Phòng kế hoạch hóa gia đình để đổi Giấy Chứng nhận cho phép mang thai lấy Giấy chứng nhận cho phép sinh đẻ. Nếu như không có Giấy chứng nhận cho phép sinh đẻ thì đến khi sinh bệnh viện cũng không dám nhận sản phụ. Nếu bất chấp mạo hiểm tự sinh con thì đứa con thành “con rơi”, không có hộ khẩu.
Chẳng hạn như niềm tin tín ngưỡng. Đầu những năm 1980, mẹ tôi đã phải đi trốn hai lần vì tín ngưỡng Kitô giáo. Một lần trong số đó là bà đến gia đình người cậu ở Lạc Dương trốn trong một thời gian dài. Thời điểm đó tôi vẫn còn nhỏ, không rõ có vấn đề gì xảy ra, tôi chỉ nghe người mẹ nói rằng chính phủ không cho đi học, muốn bắt người. Đến cuối những năm 1990, tôi tu luyện Pháp Luân Công, cũng gặp tai ương, bị đình chỉ chức vụ và bị bắt, bị giam giữ. Tôi đã trốn đi thật xa, và đã đến Đài Loan.
Khi tôi làm việc ở Đại Lục, công việc của tôi là kế toán tiền lương, cũng kiêm nhiệm làm ủy viên kế hoạch hóa gia đình. Tôi còn nhớ những năm đó khi tôi tăng lương hoặc trả tiền thưởng, tôi đã nhận được tài liệu chữ đỏ có ghi chú đặc biệt: Không được tăng lương và phát thưởng cho người tu luyện Pháp Luân Công và Vi phạm quy định kế hoạch hóa gia đình.
Người ở Đại Lục không hiểu được sự kháng cự của người dân Hồng Kông, ngoài việc bị truyền thông Đại Lục lừa dối bằng thông tin sai lệnh như “người Hồng Kông muốn độc lập” hoặc “bạo động”, quan trọng hơn là họ không biết mùi vị của tự do. Giống như con chim bị nhốt lâu trong lồng, không được tận hưởng thú vui bay lượn, cũng không biết sự cay đắng của tù ngục.
Nhà văn người Mỹ Saul Bellow đã viết cuốn sách “Tự do và cuộc sống”, trong đó có mô tả vào năm ông mười hai tuổi ông đã bắt được một con chim họa mi nhỏ và nhốt vào trong lồng. Ngày hôm sau con chim mẹ ngậm thức ăn bay đến phía trước lồng để mớm cho chim con ăn. Cho đến ngày hôm sau đó thì con chim nhỏ bị chết.
Saul Bellow vừa cảm thấy thương tiếc và cũng thấy kỳ lạ. Khi chuyên gia về chim Arthur Willy đến thăm cha ông đã giải thích rõ ràng: “Khi một con chim họa mi châu Mỹ mẹ phát hiện chim con của nó bị nhốt, nó phải cho chim con ăn loại chất độc làm chim con chết, có vẻ như nó cho rằng chim con thà chết đi còn hơn là sống trong tù ngục.”
Kể từ đó không bao giờ Saul Bellow bắt nhốt bất kỳ sinh vật sống nào.
Tại sao tự do quan trọng? Bởi vì tự do là quý giá, tự do là sợi dây liên kết cuộc sống với thế giới, mất tự do thì cuộc sống sẽ bị ngăn cách với thế giới.
Ai không thích tự do? Tự do dẫn dắt cuộc sống, giống như nước trong tinh khiết không có tạp chất, như con bướm bay lượn tự do trong vườn hoa, là tràn đầy niềm vui và rạng rỡ.
Không được tự do thì thà chết còn hơn. Câu chuyện chim họa mi chính là như vậy, những sinh mệnh được tận hưởng tự do mới biết quý giá của tự do. Giống như người dân Hồng Kông, họ lớn lên trong một xã hội tự do, cảm nhận sâu sắc nỗi đau bị mất tự do, bởi vì tự do – dân chủ – pháp trị sẽ không quay trở lại một khi họ thoái lui.
Cuộc sống cần tự do. Nhưng không có sự sống thì còn gì để nói về tự do?
Hy vọng thế lực nắm quyền lực có lòng tốt và lòng trắc ẩn như Saul Bellow, hiểu cuộc sống và tôn trọng cuộc sống; đặc biệt càng hy vọng rằng người dân Hồng Kông sẽ không rơi vào cảnh đoạn tuyệt và chịu bi thảm như con chim họa mi châu Mỹ kia, quý trọng tự do, cũng quý trọng cuộc sống. Bởi vì có cuộc sống mới có thể theo đuổi tự do và tận hưởng tự do.
Bình Tâm
Xem thêm:
Từ khóa tự do biểu tình ở Hồng Kông phản đối luật dẫn độ