Theo trang thông tin khoa học Guokr, từ năm 1979 – 1990, Trạm Quan sát Baikal của Nga đã đánh dấu được 10.460 con sẻ đồng ngực vàng (Emberiza aureola). Nhưng từ năm 2012 – 2015, trạm này chỉ còn đánh dấu được tổng cộng 9 con.
Cuối năm 2017, sẻ đồng ngực vàng đã chính thức bị Hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào tình trạng “nguy cơ tuyệt chủng”, chỉ còn cách tuyệt chủng “một bước chân”. Có thể bạn chưa bao giờ nghe nói đến loài chim này, nhưng bạn có thể đã nghe qua một tên khác của nó: hòa hoa tước trong các thực đơn ăn uống.
Cách đây không lâu, sẻ đồng ngực vàng còn tung cánh khắp các cánh đồng, núi đồi. Trước năm 2004, xếp hạng của nó vẫn là an toàn nhất, “không có nguy cơ”; dữ liệu được công bố năm đó cho thấy chỉ ở châu Âu đã có 60.000-300.000 con, nếu tính trên toàn cầu phải cao gấp nhiều lần.
Đến năm 2015, cũng nhóm nhà nghiên cứu đó đã ước tính số lượng sẻ đồng ngực vàng ở châu Âu chỉ còn khoảng 120-600 con. Mọi người vẫn tranh cãi về việc nó đã bị đánh bắt ở khu vực Đông Á; với kịch bản bi quan nhất, trong thập kỷ qua số lượng chủng loài này đã giảm 99%.
Thoạt nhìn, một loài chim như vậy mà có thể bị lâm nguy, có vẻ như là điều không thể tưởng tượng. Cần lưu ý rằng vùng sinh sản của loài chim này đã được chuyển từ Phần Lan, Bêlarut và Ukraine sang Mông Cổ và phía Bắc Trung Quốc, và đến điểm cực đông của Nga, cũng đến Hàn Quốc và Nhật Bản. Vì vùng phân phối rộng rãi, trong khi nhiều khu vực vắng vẻ ít có dấu chân người, vì thế tưởng như khó có thể xảy ra vấn đề gì đối với loài chim này!
Trong hai thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến nó dần dần biến mất trong qua trình chuyển từ tây sang đông, tại Phần Lan đã gần chục năm qua hoàn toàn vắng bóng loài chim này, trong khi vài năm qua ở Nhật Bản chỉ thấy lác đác vài cặp. Cách đây không lâu người ta đã rất vui mừng khi tìm được một quần thể loài chim này có 30 đôi. Mùa hè năm ngoái, các nhà nghiên cứu tìm thấy tổng cộng 17 con ở nơi sinh sản quan trọng thuộc tỉnh Sakhalin của Nga; nhà nghiên cứu sẻ đồng ngực vàng Trần Thừa Ngạn (Chen Chengyan) cho biết, cách đây không quá lâu, vào mỗi sáng sớm bạn có thể thấy từng đàn chim sẻ đồng ngực vàng tung cánh bay thật đẹp mắt.
Các nhà nghiên cứu Nga từng rất bối rối, họ suy đoán có thể các đập nước đã ảnh hưởng đến các vùng đồng cỏ nơi chúng sinh sản, hoặc có thể những thay đổi trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến sụt giảm những cánh đồng lúa vàng thích hợp để loài chim này trú qua mùa đông, nhưng mức độ thay đổi này là không đủ để giải thích thực trạng suy thoái khủng khiếp của loài chim này trong thời gian khoảng 20 năm qua.
Vào thời điểm đó họ không biết rằng sẻ đồng ngực vàng phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng khác. Chúng là những con chim di cư, hàng năm chúng phải di chuyển về phía nam trú đông, và con đường di cư của chúng phải đi qua một nơi gọi là Trung Quốc. Nơi này, sẻ đồng ngực vàng là một món ăn ưa thích.
Một thị trường chợ đen ở Phật Sơn bán được khoảng 10.000 con trong một ngày. Vùng Đông Quản tự hào gọi là “bữa tiệc ba hòa” (hòa trùng/rươi, hòa hoa lý/cá chép, hòa hoa tước/sẻ đồng ngực vàng) là món ăn số một của địa phương. Về mặt đạo lý, sẻ đồng ngực vàng là loài phổ biến trong những cánh đồng lúa, việc trở thành một món ăn uống truyền thống không có gì sai; nhưng nó đã biến dạng thành thú tiêu thụ xa sỉ đầy vô lý. Sẻ đồng ngực vàng chỉ là loài chim sẻ, trước đây được bán theo từng xuyên dài, nhưng bây giờ vì sự khan hiếm mà giá mỗi con có khi lên đến hơn trăm nhân dân tệ, vì thế nhiều khi người ta phải dùng loài chim khác giả mạo. Khách sạn thường phục vụ theo kiểu mỗi người một con, nhưng trong các bữa tiệc cực kỳ sang trọng thì có thể ăn hàng trăm con.
Cùng với tình trạng dần biến mất của loài chim này, số lượng chim bay đến trú đông ngày càng giảm, còn những người thợ săn đã di chuyển về phía bắc, giết chết chúng ngay giữa đường di cư. Trong năm 2008, tỉnh Chiết Giang đã chặn một đợt sẻ đồng ngực vàng đang chuyển sang phía nam, chỉ lần này đã có 4.300 con.
Có vẻ như sẻ đồng ngực vàng sắp trở thành loài đầu tiên bị tuyệt chủng trong vòng 100 năm qua.
Nhưng cách đây không lâu, số lượng của chúng còn nhiều như thế, còn ở trong tầm nhìn của vô số người, là một phần của mặt đất rộng lớn với bao nhiêu người sinh sống. Nó không giống như loài hổ trốn trong rừng núi, không giống như những con voi sống ở vùng đồng cỏ châu Phi trải dài hàng ngàn dặm. Hai mươi năm trước, đa số người Quảng Đông còn được nhìn thấy những đàn sẻ đồng ngực vàng với hàng ngàn con di trú, hơn chục năm trước người ta còn kinh ngạc khi chứng kiến từng đàn sẽ đồng ngực vàng bay đầy vùng trời Bắc Đới Hà. Vậy mà giờ đây chúng đã biến mất, khiến nhiều người không tránh có cảm giác thấy thiếu thiếu gì đó!?
Ai còn nhớ phân bố của loài gấu trúc từng mở rộng đến Sơn Tây, Hà Bắc? Ai còn nhớ cá heo sông Dương Tử từng nhiều như thế nào? Những tàn tích này nhiều khi được chúng ta xem như là chuyện bình thường, thế rồi chúng ta lại tiếp tục chào đón những tàn tích mới; sau cùng chúng ta không chỉ mất đi một thế giới phong phú, tệ hơn nữa là thậm chí chúng ta còn không biết rằng chúng đã tồn tại.
Blog Dương Mịch
Xem thêm:
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…