Đảo Phú Quốc nằm trong chính sách khu bảo tồn quốc gia dường như chỉ là danh xưng để thu hút khách du lịch. Để xây các khu resort nghỉ dưỡng bên bờ biển, chủ đầu tư cắt xẻ các con đường núi, cạo nham nhở các cánh rừng nguyên sinh dẫn xuống biển. Công trình đô thị mọc lên như nấm với bê tông, cốt thép, đường nhựa, xe ủi…

Một đoạn dài từ thị trấn Dương Đông đến Bãi Cạn, rừng xanh bị cắt xẻ, san ủi bởi VinGroup. Hòn đảo xanh mướt bỗng trở nên xôi thịt bởi các công trình công viên nước, căn hộ theo mốt phương tây lỗi thời y như các khu vui chơi giải trí trên núi Bà Nà. Vùng bờ sông ngập mặn nơi loài chim ăn trái Hornbills – hồng hoàng thường băng rừng ghé xuống ăn cây trái nay bị con đường nhựa và một khu căn hộ cao cấp lấn chiếm toàn bộ. Loài chim quý này bay xao xác, đậu bất an trên những cành cây vắt qua đường nhựa. Cạnh đó, hàng loạt cây rừng bị tập đoàn này đốt và đốn ngã.

Hôm trước mình ghé chợ Dương Đông, chạy vào con đường phía dưới thành cầu gặp cảnh người bán cò đập đầu, mổ thịt chúng và giao cho khách. Người bán hồn nhiên, người mua hí hửng. Thân cò gầy guộc toàn xương trơ ra dưới thứ nước thải chảy lênh láng trên vệ đường. Sau khi ngã giá, thuyết phục, mình mua lại tất cả 11 con cò mà anh ta có với giá 700 ngàn. Bảy con cò trắng bị nhốt trong lồng, hai con cò nâu khá đuối, một con cò đen mẹ kiệt sức và một con con bị gãy chân đang hấp hối. Lời khuyên của mình chỉ được anh ta gật gù tán thưởng yếu ớt chứ hiểu được nhẽ còn là câu chuyện của ngành giáo dục.

Phú Quốc - Sự ô trọc của hòn đảo
Cò bị cột lại để đem bán giết thịt.

Mình và bạn lao đi tìm chỗ để thả, bờ sông thì xa, thôi thì bờ biển cũng được, nhưng phải nhanh, phải gấp trước khi chúng nghẹt thở và đuối mà bỏ mạng. Chiều hôm đó hoàng hôn thả xuống mặt biển óng vàng đẹp như quê mình vẫn thế. Chỉ có bọn cò là chưa biết bay về hướng nào là nhà.

Sau khi tháo dây cột ở chân, chúng bị tụ máu nên tất cả chỉ đứng thật lâu ở trên cát, bay chao đảo lên những phiến đá tạm chờ sức lực quay lại trên đôi cánh. Dân chúng quanh đó tò mò ùa tới xem, chỉ trỏ, hỏi han, có cả doạ cho chúng sợ. Thả ở một nơi đông người giữa phố như vậy là con dao hai lưỡi. Một là chúng có thể bị bọn nhậu bẫy bắt lại, bị người ta săn đuổi như thú vui. Nhưng điều thứ hai sau đó sẽ là một hình ảnh tốt cho những người chưa biết. Một người lạ thả chim về trời có thể chỉ đơn giản khiến họ nghĩ rằng đó là phóng sinh nhưng có thể sẽ tốt cho bọn trẻ xung quanh đó. Mình vừa thả, vừa canh không cho ai làm chúng sợ, vừa chờ cho chúng đủ sức để bay đi lại có thể có thì giờ trò chuyện với bọn trẻ con, nói cho chúng biết về lòng trắc ẩn, về lý do tại sao có những giống loài tự nhiên như cò không phải để dùng làm thức ăn.

Phú Quốc - Sự ô trọc của hòn đảo

Chiều muộn hôm đó, bảy con cò bay được lên trời, nom chúng có vẻ đã lấy lại sức. Bốn con yếu nhất còn lại không còn sức để bay và không thể để chúng lại trên bờ biển lắm người hiếu kỳ. Mình ôm chúng chạy khắp thị trấn Dương Đông tìm nơi thả. Vậy mà cũng phải nửa tiếng sau mới thả chúng được ở bìa rừng nơi cách xa dân cư một đoạn. Hai con tập tễnh đi về phía rừng, một con cò con gãy chân hấp hối và con cò trắng nhỏ đã chết trên đường di chuyển. Chẳng có gì trên tay để chôn nó, mình buộc phải đắp bằng lá cây khô, những vỏ tre xung quanh đó. Con cò mẹ đứng ở phía xa nhìn con của nó mãi không chịu đi.

Phú Quốc - Sự ô trọc của hòn đảo

Người ta nói “miếng ăn là miếng tồi tàn”, miếng ăn của tập đoàn lớn như VinGroup, SunGroup đã cạo trắng vùng rừng và biển, khiến đất nước tồi tàn đi từ ý thức đến hình ảnh; miếng ăn của người dân vô thức khiến mối dây khăng khít với thiên nhiên cũng tồi tàn tội nghiệp.

Chẳng mấy chốc nữa, con thú bỏ đi hết, rừng và biển cũng khô cạn như lòng người vậy.

(English caption below)SỰ Ô TRỌC CỦA HÒN ĐẢO. Đảo Phú Quốc nằm trong chính sách khu bảo tồn quốc gia dường như chỉ là danh xưng để thu hút khách du lịch. Để xây các khu resort nghỉ dưỡng bên bờ biển, chủ đầu tư cắt xẻ các con đường núi, cạo nham nhở các cánh rừng nguyên sinh dẫn xuống biển. Công trình đô thị mọc lên như nấm với bê tông, cốt thép, đường nhựa, xe ủi… Một đoạn dài từ thị trấn Dương Đông đến Bãi Cạn, rừng xanh bị cắt xẻ, san ủi bởi VinGroup. Hòn đảo xanh mướt bỗng trở nên xôi thịt bởi các công trình công viên nước, căn hộ theo mốt phương tây lỗi thời y như các khu vui chơi giải trí trên núi Bà Nà. Vùng bờ sông ngập mặn nơi loài chim ăn trái Hornbills-hồng hoàng thường băng rừng ghé xuống ăn cây trái nay bị con đường nhựa và một khu căn hộ cao cấp lấn chiếm toàn bộ. Loài chim quý này bay xao xác, đậu bất an trên những cành cây vắt qua đường nhựa. Cạnh đó, hàng loạt cây rừng bị tập đoàn này đốt và đốn ngã.Hôm trước mình ghé chợ Dương Đông, chạy vào con đường phía dưới thành cầu gặp cảnh người bán cò đập đầu, mổ thịt chúng và giao cho khách. Người bán hồn nhiên, người mua hí hửng. Thân cò gầy guộc toàn xương trơ ra dưới thứ nước thải chảy lênh láng trên vệ đường. Sau khi ngã giá, thuyết phục, mình mua lại tất cả 11 con cò mà anh ta có với giá 700 ngàn. Bảy con cò trắng bị nhốt trong lồng, hai con cò nâu khá đuối, một con cò đen mẹ kiệt sức và một con con bị gãy chân đang hấp hối. Lời khuyên của mình chỉ được anh ta gật gù tán thưởng yếu ớt chứ hiểu được nhẽ còn là câu chuyện của ngành giáo dục. Mình và bạn lao đi tìm chỗ để thả, bờ sông thì xa, thôi thì bờ biển cũng được, nhưng phải nhanh, phải gấp trước khi chúng nghẹt thở và đuối mà bỏ mạng. Chiều hôm đó hoàng hôn thả xuống mặt biển óng vàng đẹp như quê mình vẫn thế. Chỉ có bọn cò là chưa biết bay về hướng nào là nhà.Sau khi tháo dây cột ở chân, chúng bị tụ máu nên tất cả chỉ đứng thật lâu ở trên cát, bay chao đảo lên những phiến đá tạm chờ sức lực quay lại trên đôi cánh. Dân chúng quanh đó tò mò ùa tới xem, chỉ trỏ, hỏi han, có cả doạ cho chúng sợ. Thả ở một nơi đông người giữa phố như vậy là con dao hai lưỡi. Một là chúng có thể bị bọn nhậu bẫy bắt lại, bị người ta săn đuổi như thú vui. Nhưng điều thứ hai sau đó sẽ là một hình ảnh tốt cho những người chưa biết. Một người lạ thả chim về trời có thể chỉ đơn giản khiến họ nghĩ rằng đó là phóng sinh nhưng có thể sẽ tốt cho bọn trẻ xung quanh đó. Mình vừa thả, vừa canh không cho ai làm chúng sợ, vừa chờ cho chúng đủ sức để bay đi lại có thể có thì giờ trò chuyện với bọn trẻ con, nói cho chúng biết về lòng trắc ẩn, về lý do tại sao có những giống loài tự nhiên như cò không phải để dùng làm thức ăn. Chiều muộn hôm đó, bảy con cò bay được lên trời, nom chúng có vẻ đã lấy lại sức. Bốn con yếu nhất còn lại không còn sức để bay và không thể để chúng lại trên bờ biển lắm người hiếu kỳ. Mình ôm chúng chạy khắp thị trấn Dương Đông tìm nơi thả. Vậy mà cũng phải nửa tiếng sau mới thả chúng được ở bìa rừng nơi cách xa dân cư một đoạn. Hai con tập tễnh đi về phía rừng, một con cò con gãy chân hấp hối và con cò trắng nhỏ đã chết trên đường di chuyển. Chẳng có gì trên tay để chôn nó, mình buộc phải đắp bằng lá cây khô, những vỏ tre xung quanh đó. Con cò mẹ đứng ở phía xa nhìn con của nó mãi không chịu đi.Người ta nói “miếng ăn là miếng tồi tàn”, miếng ăn của tập đoàn lớn như VinGroup, SunGroup đã cạo trắng vùng rừng và biển, khiến đất nước tồi tàn đi từ ý thức đến hình ảnh; miếng ăn của người dân vô thức khiến mối dây khăng khít với thiên nhiên cũng tồi tàn tội nghiệp.Chẳng mấy chốc nữa, con thú bỏ đi hết, rừng và biển cũng khô cạn như lòng người vậy.Phú Quốc, 15/12/2017Mzung.The Island’s FilthPhu Quoc Island is a part of the Vietnamese National Conservation Areas but its protected status is merely a way to attract tourists. To build the oceanfront resorts, the property developers sliced up the mountain passes and obscenely destroyed the old-growth forests leading to the sea. Numerous urban development projects filled with concrete blocks, steel columns, asphalt, and bulldozers, etc. appeared everywhere like weeds. A vast amount of green forests stretching from the town of Duong Dong to Bai Can was cut down and flatten by the VinGroup developer. The lush natural beauty of Phu Quoc was suddenly turned into some materialistic thing with its water parks and outdated Western styled residential buildings similar to that of the amusement park at Bana Hill. The mangrove filled saline area near the riverside where the hornbills used to frequent for fruits was completely invaded by paved roads and luxury condominiums. These rare birds scatter around and stand nervously on the tree branches stuck out onto the roads. Nearby, series of forest trees were burned down or cut down by the VinGroup Company.A few days ago, I stopped by Dong Duong market and drove by the street underneath the bridge. That's where I witnessed a man selling egrets, crushing their heads and slaughtered their meat. The seller carried out the brutality nonchalantly while the buyers were just eager for the meat. The bony body of the egrets were fully exposed on the cutting board mixed with the wastewater spilled over to the side of the street. I had to convince and bargained with the seller to buy all of the 11 remaining egrets that were still alive for 700 thousands dong (VND). In the cage, seven white egrets were still in decent shape, two brown ones were a little weak, a black mother egret was fatigued looking, and a baby egret was dying. The seller reluctantly agreed with my advice regarding animal protection. However, I know it will take some long term education for people like him to fully understand its importance. My friend and I wandered off to find a place to let the egrets go free. The river bank was too far away, we had to settle for the sea coast since we had to hurry before they all die of exhaustion. That evening, the dreamy and warm orange sunset looked so beautiful on the horizon just like it always was in my homeland. Unlike me, the egrets didn't remember which way was home. Even after the strings tying their feet were cut, they still had to stand around on the sand for a while to recover the normal blood flow. They wobbled around from one rock to another waiting for the strength to return to their wings. The people in area gathered curiously to see such sighting. They pointed, asked questions, and even tried to scare the egrets away. We knew that letting the egrets go in an open and crowded area had its pro and con like a knife with two sharp edges. On one hand, they can be caught again for meat or hunted just for fun. But on the other hand, the sight of freeing animals could be a good lesson for the people to learn. Letting these birds go could only be understood simply as a religious ritual of "merit release" but it could also mean more for the kids around there. I was multitasking between leting the egrets go, making sure that no one scared them, and spending time talking to the children while waiting for the egrets to fly away. I talked to them about human compassion, and why it is not good for us to consume certain natural living things for food. Later in the evening, seven egrets were able to fly away after gaining back their strength. I could not leave the other four with all the people surrounding so I had to carry them all over Duong Dong town to find a place to free them. It still took me half an hour later to find a place near the forest and away from the town residents. Two of the four egrets hobbled their way into the forest and of the remaining two, one was dying with a broken leg and the baby white one died on the way. With nothing to bury her, I had to cover her body with dried leaves and bamboo sheaths. The mother egret limped away but still turned around waiting for her baby and not wanting to leave.We, Vietnamese have a saying "mieng an la mieng toi tan" that can be loosely translated to English as "the fight for food is a dirty one". The economic lifeline of the big corporations like VinGroup and SunGroup largely wiped out Vietnam's natural environment of forests and seas. As the result, the country became poorer in terms of its image and its lack of nature awareness also became worsen. The tight connection between nature and human is sadly broken because of human's oblivion toward nature's living things for the sake of food. Soon, the animals will disappear, the forests and the seas will be dried out just like the human's heart. Phu Quoc island,December 15, 2017

Posted by Nguyễn Thị Mỹ Dung on Thursday, December 14, 2017

 

Đăng dưới sự cho phép của tác giả.
Mzung

Xem thêm: