Categories: Xã luậnBlog

Phong trào dân chủ Gwangju và thảm sát Thiên An Môn có gì khác nhau?

Sau vài thập kỷ nhìn lại, có thể thấy rõ sự bất đồng về chế độ xã hội và ý thức hệ đã dẫn đến cái kết khác biệt to lớn cho vụ thảm sát Gwangju tại Hàn Quốc năm 1980 và vụ thảm sát Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989.

Sau khi Olympic Bắc Kinh 2008 khép lại, cùng với sự quan tâm của truyền thông toàn cầu thì cũng không ít người đặt câu hỏi về tương lai của Trung Quốc: Liệu sau khi tổ chức thế vận hội, thì Trung Quốc có giống như Hàn Quốc năm xưa, xảy ra chính biến và tiến đến dân chủ?

Phong trào dân chủ Gwangju, cuộc nổi dậy của dân chúng ở thành phố Gwangju, Hàn Quốc từ 18-27/5/1980. 191 nạn nhân đã thiệt mạng do bị chính quyền trấn áp.

Năm 1980, Hàn Quốc cũng từng xảy ra vụ thảm sát Gwangju, nhưng sau khi Thế vận hội tổ chức thành công và quốc gia đi đến dân chủ, sự kiện này đã được minh oan. Còn Trung Quốc, sau khi tổ chức Thế vận hội, thì vụ thảm sát Thiên An Môn hay còn gọi là sự kiện Lục Tứ đến nay vẫn chưa được xem xét lại. Theo đánh giá chung trước đó thì khả năng này đã rất thấp rồi. So sánh sự kiện Gwangju và sự kiện thảm sát Thiên An Môn, có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt về bối cảnh chính trị cũng như xu thế phát triển của hai nước.

Sự tương đồng giữa phong trào dân chủ Gwangju và thảm sát Thiên An Môn

Phong trào dân chủ Gwangju là tên gọi cuộc nổi dậy của dân chúng ở thành phố Gwangju, Hàn Quốc từ ngày 18 – 27/5/1980. Trong suốt giai đoạn này, người dân Gwangju đã chống lại sự độc tài của tướng Chun Doo-hwan và nắm quyền kiểm soát thành phố. Tiếp đó họ chiến đấu để tự bảo vệ mình và cuối cùng bị dẹp tan bởi quân đội Hàn Quốc. Suốt thời kỳ Chun Doo-hwan cầm quyền, sự kiện này bị gán cho là cuộc phản loạn của những người thân Cộng sản. Khi quốc gia chuyển sang chế độ dân chủ, chính phủ đã chính thức gửi lời xin lỗi và xây dựng một nghĩa trang quốc gia dành cho các nạn nhân.

Nghĩa trang tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Gwangju

Sự kiện Gwangju và vụ thảm sát Thiên An Môn có ít nhất ba điểm tương đồng:

Một là tương đồng về tính chất, người tham gia đều là học sinh thành thị yêu cầu dân chủ, đều bị chính phủ phán quyết là bạo loạn, đều bị quân đội trấn áp. Quân đội Hàn Quốc lúc bấy giờ trực tiếp nổ súng nhằm vào nhóm người kháng nghị; quân giải phóng Trung Quốc thì còn hơn thế, vừa nổ súng nhằm vào nhóm người rút lui, lại còn tùy ý càn quét người dân ở khu nhà quanh đó, đến những người xem ở trên phố cũng bị bắn chết. Đây cũng chính là hai vụ thảm sát lớn nhất xảy ra vào cuối thế kỷ 20 ở châu Á.

Hai là việc chính quyền đều tiến hành thanh toán trấn áp sau sự kiện. Sau sự kiện Gwangju, tại Hàn Quốc có mấy ngàn người bị bắt, hơn 800 nhà báo bị trừng phạt. Sau sự kiện Lục Tứ tại Trung Quốc, hàng ngàn người bị bắt, chỉ riêng “Nhân Dân Nhật Báo” đã có 312 nhà báo bị cách chức hoặc đuổi khỏi tòa soạn. Theo số liệu chính thức, trong vòng 4 năm sau sự kiện Lục Tứ, hơn 200 tờ báo bị chính quyền đóng cửa.

Ba là sau khi sự việc phát sinh, chính quyền chấp chính đều rất dao động, cách gọi tên sự kiện không ngừng hạ thấp mức độ. Chính phủ Chun Doo-hwan của Nam Hàn lúc đầu gọi là “bạo loạn Gwangju“, về sau sửa lại thành “sự kiện Gwangju“, đã hạ thấp giọng điệu. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) còn không ngừng thay đổi cách gọi, đầu tiên quy chụp cho “Lục Tứ” thành “bạo loạn phản cách mạng”, sau đó hạ xuống thành “bạo động”, rồi sau lại đổi thành “sự kiện”, về sau nữa thì đổi lại là “sóng gió“, cách gọi cuối cùng là “sự kiện ấy”. Qua năm cách gọi, mỗi lần đều hạ thấp mức độ, chứng tỏ ĐCSTQ cũng cảm thấy đuối lý, không cách nào tự tin dõng dạc nữa.

Nhân dân có quyền lợi vũ trang tự vệ

Đương nhiên, những điểm khác nhau của hai sự kiện này cũng rất nhiều. Đầu tiên là số người tử vong khác nhau, sự kiện Gwangju có 191 người chịu nạn, còn thảm sát Lục Tứ của Trung Quốc, cho đến nay không công bố con số tử vong chính thức. Bác sỹ Nicholas Kristof được phóng viên New York Times thường trú ở Bắc Kinh phỏng vấn lúc đó đã ước tính, số người tử vong có thể trong khoảng 400 đến 800. Ông Kristof nhận định, cho dù con số ước tính thấp nhất là 400, thì cũng vượt qua tổng số học sinh sinh viên mà các triều đại Trung Quốc giết hại trong lịch sử cộng lại. Năm 2008, khi kỷ niệm 19 năm sự kiện Lục Tứ, có báo cáo nói rằng, một vị tướng lĩnh giải phóng quân tiết lộ, số người tử vong trong Lục Tứ là hơn 600 người. Mặc dù là 600 người, thì cũng gấp hơn ba lần so với sự kiện Gwangju.

Vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989

Một điểm khác nhau nữa là, ở sự kiện Gwangju, dân thành thị và học sinh đều cầm lấy vũ khí phản kháng, trực tiếp chống lại quân đội chính phủ nổ súng, hơn nữa còn kiên trì trong vòng 10 ngày. Thậm chí có lúc, họ còn khiến cho quân chính phủ phải lùi về vùng ngoại ô. Do bất mãn với các tờ báo và đài phát thanh thân chính phủ không báo cáo sự thật, dân thành thị Gwangju còn đốt cháy tòa báo, sau đó tự làm báo riêng, công bố sự thật với thế giới.

Còn ở Trung Quốc, trong sự kiện Lục Tứ, rất nhiều phần tử trí thức hô hào khẩu hiệu “phi bạo lực, chúng ta không có kẻ thù, hoà bình là tiêu chuẩn tối cao” v.v.. Điều này rất khác biệt so với người Hàn Quốc, người Gwangju không hô hào, họ vô cùng tỉnh táo, quân chính phủ tới trấn áp, chính là tới giết người, nhân dân có quyền lợi vũ trang tự vệ, đó không phải là bạo lực, mà ngược lại chính là chống lại bạo lực, kết thúc tranh đấu bạo lực, là để bảo vệ sự tôn nghiêm và tính mạng của con người mà liều chết một phen.

Ngày nay, ở Hàn Quốc không có ai chỉ trích người dân Gwangju lúc đó cầm vũ khí lên phản kháng là hành vi bạo lực, ngược lại còn cho đó là một cuộc vận động chống bạo lực dân chủ. Nhưng tại Trung Quốc, kể cả không ít người dân và phía quân đội, đều hô hào “phi bạo lực”, thực tế là không muốn thừa nhận người dân có quyền lợi vũ trang tự vệ. Điều đó cũng tương đương với việc nói rằng, lần tới giải phóng quân đến trấn áp, người ta vẫn sẽ tiếp tục đợi bị giết.

Lịch sử cận đại của nhân loại có hai danh nhân kêu gọi phi bạo lực, và đều thành công. Một người là Ghandi của Ấn Độ, một người là Matin Luther King của Mỹ, nhưng họ đều là đối diện với chính phủ dân chủ: Ghandi đối diện là nước Anh với chế độ tuyển cử, King đối diện là nước Mỹ dân chủ. Vì vậy họ kêu gọi hòa bình, phi bạo lực là có tác dụng. Nhưng giống như lãnh tụ tinh thần của nhân dân Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma, đối diện với chính phủ chuyên chế của ĐCSTQ cũng kêu gọi phi bạo lực, kết quả cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ rồi, mà không có bất cứ hiệu quả nào. Đối diện với chuyên chế, điều người ta càng nên nhấn mạnh là quyền lợi, gồm cả việc nhân dân có quyền lợi vũ trang tự vệ, chứ không phải lớn tiếng hô hào phi bạo lực.

Kẻ chuyên chế sẽ không khai ân đối với người cúi đầu

Đương nhiên, điều khác nhau lớn nhất giữa hai sự kiện là, sự kiện Gwangju đã được hoàn toàn minh oan, những người gặp nạn được bồi thường, người chịu trách nhiệm đã bị xét xử. Còn thảm sát Lục Tứ của Trung Quốc, cho đến nay mãi vẫn không thấy dấu hiệu được minh oan. Tại sao kết cục lại khác nhau như vậy? Nó có liên quan đến việc phần tử trí thức hai nước, nhất là người lãnh đạo dân và quân của hai nước có cách nghĩ khác nhau, cho đến người thống trị cầm quyền ở hai nước khác nhau.

Kim Dae Jung, vị Tổng thống  trong nhiệm kỳ 1998-2003 đặc xá cho ông Chun Doo-hwan, từng hai lần bị kết án tử hình. Tháng 8/1973, ông bị bắt cóc tại Nhật Bản, sau 129 giờ bị giam giữ, ông được trả về nhà ở Seoul. Năm 2000, ông được trao giải Nobel Hòa Bình.

Không ít nhân sĩ quân và dân ở Trung Quốc yêu cầu chính quyền ĐCSTQ “giải oan cho sự kiện Lục Tứ”. Nhưng bản thân cách gọi này cũng bằng như là thừa nhận tính hợp pháp, tính uy quyền của cái chính quyền kia. Chính quyền ĐCSTQ trong sự kiện Lục Tứ, nếu muốn bản thân nó đi từ chỗ giết người đến giải oan nhận lỗi, thì logic không hợp lý, hơn nữa trong bối cảnh đạo đức hỗn loạn như vậy thì về mặt thực hiện trên thực tế cũng không làm được. Sự kiện Gwangju ở Hàn Quốc sở dĩ có thể được giải oan, vì nó không phải là kết quả của việc kêu gọi giải oan, mà là kết quả của việc kết thúc nền thống trị độc tài, kiến lập nên chế độ dân chủ. Người Hàn Quốc cho rằng, nếu không kiến lập chế độ dân chủ, thì hoàn toàn không thể có việc rửa oan thật sự cho sự kiện Gwangju. Họ đặt trọng điểm vào việc kết thúc nền chuyên chính độc tài.

Ví như năm 1988 trước Olympic Seoul, điều người dân Hàn Quốc yêu cầu không phải là giải oan cho sự kiện Gwangju, mà là yêu cầu thay đổi hiến pháp, thực hành trực tiếp bầu cử tổng thống, tự do báo chí và ngôn luận, chuyển sang chế độ đa đảng, tuyển cử dân chủ. Lúc bấy giờ có 10 triệu người ký vào lá thư liên danh (dân số Hàn Quốc lúc đó là 40 triệu người). Một điều hết sức đáng chú ý khác là, người Hàn Quốc là “yêu cầu” chính phủ như thế nào, chứ không phải là “thỉnh cầu” chính phủ. Tính chất của hai cái “cầu” này hoàn toàn khác nhau. Người Trung Quốc luôn chủ trương thỉnh cầu chính phủ, khẩn cầu chính phủ. Trong vận động dân chủ năm 1989, việc học sinh lúc đó quỳ trước Đại lễ đường nhân dân, là điển hình nhất cho việc “khẩn cầu, van xin” ĐCSTQ khai ân. Còn người dân Hàn Quốc không như vậy, họ là yêu cầu chính phủ, là tranh đấu, kháng nghị, phản kháng. Bởi vì kẻ chuyên chế xưa nay sẽ không bởi người ta cúi đầu mà khai ân, nhất là ĐCSTQ xưa nay chưa từng cảm động khi người khác cúi đầu. Người Hàn Quốc không khẩn cầu kẻ độc tài khai ân, mà là thúc bách kẻ độc tài thay đổi.

Sự kiện Gwangju được minh oan, không phải là cái chính phủ độc tài gây ra sự kiện Gwangju đó đứng ra làm, ngược lại, sau khi cái chính phủ độc tài đó bị kết thúc, Hàn Quốc có chính phủ dân tuyển thật sự, rồi thông qua phương thức lập pháp mà tiến hành giải oan. Còn sự kiện Lục Tứ của Trung Quốc, suốt mấy thập kỷ vẫn chưa được minh oan, chính là bởi kẻ đương quyền hiện nay vẫn là cái chế độ cầm quyền giết người năm xưa!

Tổng thống Chun Doo-hwan dù sao cũng không phải Đặng Tiểu Bình

Bên cạnh sự khác nhau trong cách nghĩ của người Hàn Quốc và người Trung Quốc ra, một điểm khác biệt chủ yếu khác chính là, người thống trị ở hai nước cũng khác nhau. Tống thống Chun Doo-hwan gây ra thảm án Gwangju bị xử tử hình, sau này sửa thành tù chung thân; trong thời gian thụ án lại được tổng thống Kim Dae-jung đặc xá. Sở dĩ Chun Doo-hwan được đặc xá, là có đạo lý nhất định.

Đầu tiên, mặc dù ông ta là dưới áp lực của lực lượng dân chủ, bị buộc phải chấp nhận thay đổi hiến pháp, nhưng dù sao đã chấp nhận yêu cầu cải cách dân chủ. Còn kẻ độc tài như Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc, cho đến chết vẫn đều là dùng cách trấn áp để duy trì sự thống trị. Có thông tin nói rằng, Đặng Tiểu Bình khi tổng kết kinh nghiệm của Lục Tứ, chủ trương “chính quyền sinh ra từ họng súng“, và cần tiêu diệt bất kể sự bất mãn và phản kháng nào từ trong trứng nước. Còn Chun Doo-hwan nói được làm được, đến hết nhiệm kỳ tổng thống 5 năm, ông ta liền thôi chức, chuyển giao quyền lực một cách hoà bình cho tổng thống mới, sau đó bèn đi vào chùa trong núi sâu, không gặp bất kể ai, sống cuộc sống đóng cửa suy nghĩ trong hai năm. Cuối cùng xin lỗi đến nhân dân toàn quốc, thừa nhận sự kiện Gwangju là sai lầm lớn mà ông ta gây ra trong cả một đời.

Vốn dĩ ban đầu Chun Doo-hwan không nhận sai, ông ta cho rằng rất nhiều học sinh tham gia sự kiện Gwangju có tư tưởng tả khuynh, yêu cầu thống nhất với Bắc Hàn, tin vào tuyên truyền của Đảng Cộng sản Triều Tiên; thậm chí còn cầm lấy vũ khí chống lại quân chính phủ, bởi vậy ông ta cảm thấy vì ổn định quốc gia và trật tự xã hội thì không thể không dùng đến quân đội dẹp loạn. Sau này ông ta mới nghĩ thông suốt, việc dùng quân đội chính phủ trấn áp gây nên tổn thất bao nhiêu sinh mạng như thế, thì chính là một cuộc thảm sát, là sai lầm cực lớn. Chun Doo-hwan đã nhận sai, sám hối, cũng là một trong những nguyên nhân ông ta được đặc xá sau này.

Cựu Tổng thống Chun Doo-hwan cùng vợ tại Chùa Baekdam ở Inje, Gangwon năm 1996, sau khi được đặc xá. Ông đã sám hối tại ngôi chùa này trong 2 năm.

Từ một điểm này, cũng có thể thấy được sự khác nhau giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Chun Doo-hwan cho dù thống trị bằng quân đội thế nào, thì dẫu sao ông ta cũng không có kiểu thống trị tàn khốc như Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cá nhân ông ta cũng không như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, có thể cộng thêm cả Hồ Cẩm Đào hiện nay, vì quyền lợi cá nhân, không đếm xỉa lợi ích của quốc gia, hạnh phúc của nhân dân. Ông ta dù sao vẫn còn nhân tính, lý tính của con người ở mức độ nhất định. Bởi vậy vào Olympic Seoul năm 1988, mặc dù Hàn Quốc là theo nền thống trị độc tài, nhưng xã hội vẫn có không gian tự do tương đối. Hàn Quốc lúc bấy giờ đã có lãnh tụ của phe đối lập nổi tiếng cả nước là Kim Dae-jung, Kim Young-sam v.v.. còn có các loại tổ chức dân sự, có thể tiến hành diễu hành kháng nghị với thanh thế to lớn trên quy mô cả nước. Tất cả những điều này đều cần đến xã hội dân sự và không gian tự do ở mức độ tương đối.

Còn tại Trung Quốc, không chỉ xét riêng cuộc vận động dân chủ năm 1989, ngay cả ngày nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là dựa vào bạo lực mà thống trị tàn khốc, không chỉ không cho phép tổ chức chính trị đối lập tồn tại, mà ngay cả giáo đồ Cơ Đốc giáo, học viên Pháp Luân Công v.v.. cũng đều bị trấn áp tàn khốc, bạo lực và tà ác của Đảng Cộng sản thực sự đã vượt quá bất kể một chính phủ độc tài nào khác.

Những khác biệt lớn này đã cho thấy sau Olympic Bắc Kinh, Trung Quốc cũng không xuất hiện thay đổi về chính trị giống như Hàn Quốc năm xưa. Đương nhiên sự kiện Lục Tứ cũng sẽ không được rửa oan giống như sự kiện Gwangju. Hành trình dân chủ của người Trung Quốc vẫn còn một chặng đường rất dài cần phải đi.

Blog Trường Thanh

Xem thêm:

Blog Trường Thanh

Published by
Blog Trường Thanh

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

40 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

1 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

3 giờ ago