Ý thức vs. học thức

Tôi nhớ mãi một chuyện rất nhỏ khi còn học ở Mỹ. Một cậu bạn học chung lớp quên mang theo sách giáo khoa nên đã mượn sách của tôi trong giờ học. Khi trả lại, cậu ấy không quên mở lại đúng trang tôi đang đọc dở khiến tôi hết sức bất ngờ và cảm phục sự tinh ý và tế nhị trong cách cư xử của một cậu bạn hầu như chưa từng nói chuyện lần nào. Ai bảo là đàn ông con trai thì không tinh tế hoặc chỉ tỏ vẻ gă lăng trước mặt phụ nữ?

(Ảnh minh họa/Gettty Images)

Mấy hôm nay cậu em vợ tôi hiện đang làm ở Malaysia về chơi thăm nhà. Cậu có một cô bạn đồng nghiệp bên Malaysia cũng là người Việt Nam và cũng đang sống ở Sài Gòn. Hôm qua cô ấy gửi Grab chở tới nhà tôi… 12 kg trái cây như măng cụt, ổi… để nhờ em vợ tôi xách giùm sang Malaysia cho cô ấy giống như một bổn phận. Tôi thực sự hết sức bất ngờ vì cách cư xử vừa vô ý thức vừa mang đầy tính lợi dụng của cô gái này. Thiết nghĩ đã ra nước ngoài đi làm được thì trình độ học vấn cũng không hề tệ vậy mà những nguyên tắc cơ bản của việc nhờ vả cô ấy cũng không hiểu.

1. Chỉ nhờ những gì mà mình biết chắc không gây khó khăn cho người khác. Mười hai ký trái cây xấp xỉ một nửa trọng lượng hành lý mà một hành khách được phép mang theo lên máy bay. Nếu cậu em tôi mang nhiều hành lý hoặc ai cũng nhờ vả kiểu này thì sao? Ai sẽ đóng tiền phạt nếu bị dư kí?

2. Mang những nông sản phẩm tươi lên máy bay là một điều mà hầu hết các hãng hàng không quốc tế đều không hoan nghênh vì dễ hư hại. Khi nhập cảnh nếu không khai báo được nguồn gốc đều phải bỏ lại bên ngoài để tránh bệnh dịch hoặc phát tán những sinh vật ngoại lai gây hại. Tôi đã từng phải bỏ hết ở cửa khẩu Los Angeles những hạt giống đu đủ cầm từ Việt Nam sang Mỹ cho một người cô sau khi đã giải thích hết lời với hải quan ở đây nhưng họ vẫn không cho mang vào. Thử nghĩ mười hai ký trái cây tươi không hề được đóng thùng hay bảo quản đúng cách nhờ xách tay sang Malaysia sẽ gây khó khăn cho người mang tới mức nào?

3. Cô này nhờ nhưng chỉ nhờ bằng miệng, không hề gửi bất cứ một đồng nào để đóng gói hoặc trả phí vận chuyển hoặc thậm chí là trả tiền phạt nếu dư ký. Đã vậy người nhà không hề đến gặp trực tiếp gửi mà bảo xe Grab mang tới sau khi nhắn một tin nhắn duy nhất nói là coi như xong. Nói thật, tôi có rất nhiều bạn bè đi đi về về trong ngoài nước nhưng tôi hiếm khi nhờ vả ai cầm bất cứ một thứ gì về cho tôi dù chỉ là một quyển sách hoặc một đĩa nhạc. Ngày con tôi chào đời, bạn bè về VN chơi đều hỏi có gửi mua gì cho bé không, tôi đều bảo họ là không vì tôi hiểu cái cảnh xách hành lý lỉnh kỉnh lên máy bay đã vậy còn phải chịu trách nhiệm khi cầm đồ về cho người khác. Tôi thực sự không hiểu cô gái này có biết gì gọi là phép lịch sự tối thiểu không nữa.

Trước đây tôi cũng bị một lần nhờ vả như vậy. Một nhà văn khá nổi tiếng do giúp tôi xin giấy phép xuất bản một tác phẩm (tất nhiên là đã qua ăn nhậu và tiền bạc sòng phẳng chứ không phải là giúp không) đã nhờ tôi mang từ Hà Nội về Sài Gòn một chiếc bình gốm to cao hơn 50 cm về cho ông. Người ta không chở bình đến khách sạn cho tôi mà tôi phải đi tìm đến địa chỉ để lấy, sau đó tự gói cẩn thận chở ra sân bay Nội Bài cùng hành lý và cây đàn cồng kềnh không kém. Do có hàng dễ vỡ, tôi không thể đi xe trung chuyển miễn phí của Vietnam Airlines mà phải thuê tắc xi từ trung tâm Hà Nội ra sân bay Nội Bài sớm hơn làm thủ tục check-in. Chiếc bình và cây đàn đều có kích thước lớn, lại không thể gửi khoang hành lí vì sợ hư hao, tôi buộc lòng phải đóng tiền phạt dư kiện để mang cả hai theo bên mình lên máy bay. Về tới sân bay Tân Sơn Nhất, tôi phải bắt taxi chở về tới tận nhà của nhà văn đó và khiêng lên tầng 3 cho ông. Tất cả chỉ được một lời cảm ơn cho có lệ và một lời mời ở lại ăn cơm suông, tuyệt đối không hề có một lời nào nhắc tới việc trả lại gần 2 triệu tiền phí vận chuyển từ HN về SG. Nhưng nếu tôi lỡ tay làm nứt hay trầy một vết nhỏ trên chiếc bình đó, chác tôi phải bỏ tiền túi ra đền.

Nhiều khi nghĩ học thức và ý thức của con người không hề tỷ lệ thuận với nhau, ít ra là ở Việt Nam khi con người được đào tạo từ gia đình cho tới nhà trường là phải cạnh tranh, lợi dụng sống ích kỷ miễn sao có lợi cho bản thân mình là được còn thì mặc kệ người khác. Làm ơn nghĩ đến người khác khi mình mở miệng nhờ vả. Đừng chỉ biết có bản thân mình.

Theo Facebook Huỳnh Chí Viễn

Xem thêm:

Huỳnh Chí Viễn

Published by
Huỳnh Chí Viễn

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

20 phút ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

1 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

1 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

2 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

4 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

5 giờ ago