Cười, đặt câu hỏi, nhìn vào mắt mọi người… là những cách đơn giản nhất giúp bạn lập tức tạo ấn tượng trong giao tiếp.
Trên Quora, trang chia sẻ kiến thức với những câu hỏi thú vị được trả lời bởi những người có hiểu biết sâu sắc, có câu: Những kỹ năng giao tiếp xã hội nào có thể học hỏi một cách nhanh nhất?
Dưới đây là câu trả lời của tiến sĩ Milena Rangelov, 10 kỹ năng giao tiếp này sẽ giúp bạn lập tức gây thiện cảm với người khác:
Nhưng đừng hỏi như một thám tử hỏi cung, thay vào đó, hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến cuộc sống và trải nghiệm của người khác.
Khi ai đó kể chuyện, ngừng kể lể về cuộc sống của bạn. Thay vào đó, hãy nói rằng: “Wow, thật tuyệt!”.
“Đây là bạn tôi, Tom. Tôi đã gặp anh tại nơi làm việc đầu tiên, và anh đã giúp tôi hoàn thành dự án đầu tiên của mình đúng hạn! Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có anh ấy”.
Hầu hết mọi người đều nói là mình nhớ tên rất tệ. Nhưng đó là một kỹ năng và có thể học một cách nhanh chóng. Hãy hỏi lại người mới quen tên của họ nếu bạn không nghe thấy. Sau đó lặp lại lớn tên của họ. Hỏi những người bạn khác trong trường hợp bạn quên. Người ta sẽ có cảm tình khi bạn nhớ tên họ.
>> 12 nguyên tắc vàng khi giao tiếp với mọi người
Điều này sẽ làm bạn có sức thuyết phục và tự tin hơn. Mọi người thích điều đó. Đừng giải thích những điều giống nhau năm lần bảy lượt hay nói chuyện trong khoảng lặng đó.
“Này, bạn có thể kết thúc câu chuyện về chuyến đi xe đạp của bạn không? Điều cuối cùng bạn nói là con chó đó bắt đầu đi theo bạn và có ai đó đã làm gián đoạn câu chuyện. Mình có thể nghe phần còn lại được không?”. Người ta thích điều này. Họ cảm thấy không thoải mái khi câu chuyện của họ bị gián đoạn, và cách này sẽ làm họ cảm thấy rằng mình được đánh giá cao và được lắng nghe.
>> 3 câu chuyện về nghệ thuật ứng xử của người xưa
Chúng ta đều biết kiểu người này, họ không thể dừng việc rên rỉ và phàn nàn về mọi thứ, từ dự án gần đây của họ đến tình hình chính trị ở Lào. Phàn nàn sẽ làm người khác khó chịu. Bất cứ khi nào bạn bắt đầu phàn nàn, hãy thử đổi sang chủ đề khác.
Sau mỗi cuộc nói chuyện, hãy hỏi bản thân rằng: “Sau khi rời đi, mình có làm người này cảm thấy tốt hơn không? Mình có làm họ vui vẻ không? Mình có làm họ cười không? Mình có quan tâm giúp đỡ họ không?”. Nếu bạn tiếp cận cuộc trò chuyện với mục đích đơn giản này, bạn sẽ luôn biết phải làm gì. Tất cả những kỹ năng xã hội khác chỉ là công cụ.
Theo Inc.
Hoàng Vũ
Xem thêm:
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…