Nếu bạn luôn cảm thấy vô vị khi nói chuyện với người khác và chán nản khi cứ hỏi những câu hỏi hệt như nhau, có lẽ bạn có thể học một vài phương pháp giao tiếp thông minh để khiến cho cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn.
Tờ “INC” chỉ ra rằng khi bạn ở những nơi xã giao truyền thống như những bữa tiệc, buổi họp mặt… đừng cứ mãi nói về bản thân mình, như vậy sẽ chỉ làm giảm cơ hội để bạn và người khác được trao đổi chân thành.
Ngược lại, điều đầu tiên mà bạn phải làm chính là đừng chỉ hướng sự chú ý vào mình, mà phải phân bố đồng đều cho những người xung quanh.
Trước hết, bạn cần biết những câu hỏi nào có thể hỏi, bạn phải lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, đồng thời chú ý ngôn ngữ hình thể phải tích cực, thoải mái.
Dưới đây là 6 cách trò chuyện sẽ khiến người khác thích nói chuyện với bạn hơn:
Nhà tâm lý học Todd Kashdan đến từ trường Đại học George Mason cho biết, bạn phải tỏ ra hứng thú với người khác hơn là với bản thân, đây là chất xúc tác cho tình hữu nghị, vì vậy khi trò chuyện, bạn cần cố gắng thể hiện sự hứng thú của mình dành cho người khác.
Nụ cười là ngôn ngữ chung trên toàn thế giới, có câu rằng: “Giơ tay không đánh người đang cười”, đây chính là công dụng kỳ diệu của nụ cười. Mỉm cười khi trò chuyện cùng người khác sẽ có hàm nghĩa cổ vũ khích lệ, để đối phương tin rằng bạn rất muốn trò chuyện với họ, cũng như sẽ không có quá nhiều áp lực khi trò chuyện. Nếu bạn không biết trò chuyện với người khác ra sao, rất đơn giản, đầu tiên hãy mỉm cười với họ, bạn sẽ phát hiện ra việc mở lời thật ra không hề khó. Dù bạn chỉ thuận miệng nói: “Hôm nay trời thật là đẹp”, nhưng nếu bạn mang một nét mặt tươi cười, chắc hẳn sẽ có thể nhận được sự đáp lại một cách lịch sự của đối phương. Dù khi phải từ chối người khác, bạn cũng có thể dùng nụ cười để hóa giải xung đột giữa đôi bên.
Hãy giúp đỡ người khác những việc nhỏ nhặt mà có thể hoàn thành xong trong vòng 5 phút và đừng yêu cầu đáp lại. Ví dụ như chia sẻ kiến thức của bạn, giới thiệu lẫn nhau, chỉ đường, phục vụ cho người khác…
Có lẽ do xuất phát từ sự áp lực và lo lắng hoặc ‘thích thể hiện bản thân’ nên bạn cứ muốn nói liên tục mà nhiều khi bạn không nhận ra. Việc để người khác nói có thể giúp họ mở lòng hơn. Nếu muốn gây ấn tượng tốt với người khác, bạn hãy để họ nói thoải mái, đừng ngắt lời họ, để họ nói xong cả câu, kiên nhẫn chờ đợi, đừng tùy tiện nói chêm vào. Khi bạn cố gắng lắng nghe, người khác cũng sẽ có hứng thú tương đương hoặc thậm chí là nhiều hơn về bạn.
Khi trò chuyện cùng những người mới quen, bạn có thể thể hiện sự hứng thú và tò mò của mình với họ, hỏi đối phương đang làm gì, làm như thế nào… Khi bạn cho thấy sự hiếu kỳ, lòng ham học hỏi của mình, dù người kia nhỏ tuổi hơn bạn, kinh nghiệm ít hơn bạn, bạn vẫn sẽ lập tức có được ấn tượng tích cực trong mắt họ.
Khi bạn gây ấn tượng với đối phương, họ cũng sẽ muốn tìm hiểu bạn, lúc này đến lượt bạn thể hiện ưu điểm của mình. Thay vì dùng những thuật ngữ liên quan đến công việc để rồi khiến họ mất hứng thú, chi bằng hãy kể những câu chuyện nhỏ, duy trì nhiệt tình của đối phương. Các chuyên gia khuyên rằng nên kể những câu chuyện tập trung vào người khác hơn là sự vật, bởi vì đa số chúng ta đều cảm thấy hành vi của con người rất thu hút.
Mộc Miên
Xem thêm:
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…