Thời tiết nóng bức, bạn thường sử dụng điều hòa để giải nhiệt nhưng bật điều hòa trong thời giạn dài lại e ngại vấn đề tiêu tốn điện. Hãy đừng quá quá lo lắng, các chuyên gia đã chia sẻ 7 cách sử dụng điều hòa này giúp tiết kiệm điện hiệu quả cho gia đình.
Khi mới từ ngoài trời bước vào nhà trong thời tiết nắng nóng, bạn thường lập tức chỉnh nhiệt độ điều hòa xuống mức thật thấp để nhanh chóng làm mát căn phòng. Thế nhưng, việc bật điều hòa lên và đột ngột thay đổi nhanh nhiệt độ phòng từ nóng sang mát sẽ tiêu tốn nhiều điện
Chuyên gia sắp xếp nội thất Trần Ánh Như (Chen Yingru) gợi ý rằng nếu khi bạn về đến nhà mà thấy trong phòng rất nóng, thì việc đầu tiên nên làm là mở cửa ra vào và cửa sổ để không khí nóng thoát ra ngoài, sau đó mới bật điều hòa lên. Bằng cách này, bạn không cần phải điều chỉnh nhiệt độ điều hòa quá thấp.
Hơn nữa, nếu bạn bỏ qua bước mở cửa ra vào và cửa sổ trước mà chỉ bật điều hòa thì việc làm mát sẽ chậm hơn.
Nhiều người sẽ chỉnh điều hòa xuống dưới 26 độ vì cho rằng như vậy sẽ vô cùng sảng khoái. Nhưng chuyên gia khuyên bạn tốt nhất là nên bật điều hòa ở nhiệt độ từ 26 đến 28 độ. Bởi vì, chỉ cần tăng thêm 1 độ thì đã có thể tiết kiệm được 6% điện năng.
Nếu cảm thấy 26 hoặc 28 độ chưa đủ mát, bạn có thể kết hợp cùng quạt điện hoặc quạt tuần hoàn. Chúng không có tác dụng làm lạnh nhưng nếu đặt chúng ở cửa gió của điều hòa thì có thể làm phân tán luồng khí lạnh thổi ra ngoài và khiến không khí lạnh trong phòng được đều hơn. Đặc biệt, trong không gian rộng hơn, người ngồi xa điều hòa sẽ cảm thấy nóng bức và muốn giảm nhiệt độ xuống. Nhưng khi sử dụng quạt điện hoặc quạt tuần hoàn thì có thể cải thiện được vấn đề này.
Tùy chọn nút “Sleep” trên điều khiển từ xa của điều hòa có thể giúp tiết kiệm điện khi ngủ vào ban đêm. Sau khi màn đêm buông xuống, nhiệt độ sẽ giảm, nhiệt độ trong nhà không cần phải xuống quá thấp. Và đặc điểm của chế độ “Sleep” là nhiệt độ sẽ tăng nhẹ sau khi thổi trong một khoảng thời gian. Cô Ánh Như cho biết nhiệt độ điều hòa trong nhà cô sẽ tăng lên 1-1.5 độ sau khi bật chế độ “Sleep” trong một giờ.
Bật chức năng “Sleep” khi ngủ cũng có thể giúp bạn không bị cảm lạnh vào ban đêm.
Có nhiều người hễ ra ngoài thì sẽ tắt máy lạnh, sau khi về rồi lại mở. Việc này không chỉ tốn điện mà còn dễ gây tổn hại, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy lạnh. Thao tác quá nhiều sẽ gây hại cho máy nén và lượng 500–1000W điện áp sinh ra khi khởi động máy sẽ càng làm tốn điện.
Nếu chỉ ra ngoài trong thời gian ngắn thì bạn không cần tắt điều hòa nhưng cũng không cần duy trì nhiệt độ thấp. Cách tốt nhất là nếu bạn chỉ ra ngoài trong vòng 1 giờ, bạn có thể tăng nhiệt độ lên một hoặc 2 độ một chút hoặc chuyển sang chế độ Fan Only (chế độ quạt gió).
Còn trường hợp nếu bạn đi xa dài ngày và cần tắt điều hòa, bạn có thể tắt trước giờ khởi hành từ 5 đến 10 phút để tận dụng lượng khí lạnh hiện có giúp căn phòng luôn mát mẻ.
Việc vệ sinh và bảo trì cũng là chìa khóa để duy trì độ mát cho điều hòa và tiết kiệm năng lượng. Cô Ánh Như cho biết bụi trong lưới lọc của điều hòa sẽ cản gió lạnh, khiến chất lượng không khí thổi ra kém, không đủ mát và thậm chí gây ra mùi hôi.
Thời gian vệ sinh lưới lọc phụ thuộc vào môi trường sống. Nếu bạn sống cạnh một con đường có nhiều xe cộ qua lại, thì nên vệ sinh 1 lần/tuần. Nếu bạn sống trong một con hẻm nơi ô nhiễm không khí ít nghiêm trọng hơn, lưới lọc có thể sạch hơn thì có thể nên vệ sinh lưới lọc 2-3 tuần/lần.
Nếu những phòng có chăn bông hoặc nuôi thú cưng, lưới lọc điều hòa rất dễ bị bẩn do bông và lông thú. Ở trong không gian có ít đồ vải hơn như phòng làm việc, thì lưới lọc cũng sẽ sạch hơn. Về cơ bản, nếu thường xuyên có bụi bám trên lưới lọc thì nên vệ sinh hàng tuần. Nếu dùng điều hòa tần suất cao thì cũng nên vệ sinh 2 tuần/lần.
Cô Ánh Như nhắc nhở rằng cửa thoát gió của điều hòa cũng cần được vệ sinh thường xuyên và lau bằng vải khô. Tuy nhiên, cô khuyên mọi người nên nhờ thợ máy đến vệ sinh kỹ lưỡng máy điều hòa sau mỗi 3-5 năm. “Số tiền này không thể tiết kiệm được”, cô nhấn mạnh. Nhưng trước tiên bạn có thể yêu cầu thợ xem có cần phải vệ sinh toàn diện hay không.
Ngoài ra, dàn nóng của điều hòa cũng cần được giữ sạch sẽ. Hãy thường xuyên loại bỏ bụi trên bề mặt để tránh cặn bẩn tích tụ, giúp dàn nóng tản nhiệt tốt và giúp tiết kiệm điện hơn.
Dán một miếng đệm ở dưới đáy cửa có tác dụng ngăn không cho khí lạnh thoát ra ngoài và ngăn không cho hơi nóng từ bên ngoài lọt vào. Ngoài ra, các cửa sổ cần được dán xốp chống va chạm và cách âm.
Nếu nhà bạn có tấm kính lớn cách xa cửa ra vào và cửa sổ, đồng thời bị nắng chiếu vào nhiều sẽ khiến nhiệt độ trong phòng cao hơn, thì bạn có thể cân nhắc dán miếng dán cách nhiệt, nó có tác dụng cách nhiệt và ngăn chặn tia UV tốt hơn, nhưng giá thành lại không rẻ. Bạn có thể lắp rèm cửa có tác dụng che nắng, cách nhiệt.
Vào mùa hè, hãy thay đổi chức năng của máy lạnh từ “làm lạnh” (Cool) sang “hút ẩm” (Dry), không chỉ có thể làm cho không khí trong phòng mát mẻ như trong tủ lạnh mà còn có thể ít tốn điện hơn và cũng giảm tác hại đối với cơ thể xuống mức thấp nhất.
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…