Trẻ tiếp xúc với cha mẹ từ khi sinh ra cho đến khi bắt đầu có nhận thức, sẽ học theo tất cả những gì cha mẹ làm. Cho nên mới nói cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Vì vậy, ngôn hành cử chỉ, thậm chí tính khí tính cách của cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Đặc biệt 10 thói quen xấu này trẻ rất dễ bắt chước theo, cha mẹ nên thay đổi.
Trước hết, khi thấy cha mẹ nói dối, trẻ sẽ cảm thấy nói dối là không sai, như vậy trẻ sẽ bắt đầu tiếp thụ loại tính xấu này. Quan trọng hơn cả là trẻ không nhận thức được rằng điều này không tốt, chỉ có người lớn mới có thể nhận thức ra mức độ nghiêm trọng của việc nói dối.
Yêu thương trẻ không phải là dành cho trẻ những món đồ đắt tiền, mà là cho những thức phù hợp với trẻ. Bài học “kinh tế” đầu tiên dạy trẻ đó là dạy cách tiết kiệm và biết trân trọng sức lao động. Giáo dục trẻ cách quản lý tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ, dạy trẻ biết cảm ân và hồi đáp, ấy mới là điều tốt nhất.
Cha mẹ nói những lời lẽ bất thuần, thô tục hoặc làm điều gì đó thô lỗ, như vậy con sẽ làm theo. Cha mẹ cần phải luôn kiểm soát ngôn hành cử chỉ của bản thân và tự ước thúc bản thân trở thành một người văn minh lịch sự. Trong quá trình dạy dỗ trẻ, làm gương là yếu tố vô cùng quan trọng và không thể tách rời.
Như vậy sẽ làm tổn thương lòng tự trọng và khiến trẻ cảm thấy tự ti. Đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Kịp thời chỉ ra những lỗi sai của trẻ, nhưng thái độ nhất định phải ôn hòa, điềm tĩnh giải thích cho trẻ biết mình sai ở đâu.
Mặt khác khi cha mẹ biểu thị thái độ ôn hòa với con cũng là đang gieo hạt giống lương thiện vào tâm hồn của đứa bé.
Điều này sẽ gây ra gánh nặng tâm lý cho trẻ và khiến trẻ tăng thêm nỗi sợ hãi. Cách cư xử như vậy của cha mẹ rất dễ ảnh hưởng đến trẻ, khiến trẻ trở thành người cáu kỉnh, không thể kiểm soát và quản lý tốt cảm xúc của mình. Những cuộc cãi vã của cha mẹ có thể là tấm gương xấu cho đứa trẻ về hành vi hung hăng và ngôn từ thô tục.
Thực tế điều này là đang tước đi cơ hội được thực hành của trẻ, trẻ sẽ không có cơ hội học hỏi khám phá mọi thứ xung quanh, không được rèn luyện sức khỏe, trở thành đứa trẻ thụ động và lười biếng, tương lai sẽ rất khó thích nghi với cuộc sống ngoài xã hội.
Nó cũng giống như việc trồng một cái cây ngoài trời vậy. Cây ban ngày chịu cái nắng gắt của mặt trời, đêm xuống lại hứng gió lạnh, sương giá. Như vậy khi trưởng thành cây sẽ thực sự vô cùng chắc khỏe và dù thế nào cũng khó bị quật đổ bởi gió bão.
Cho trẻ trải nghiệm thực tế là cách học tập hữu hiệu nhất, quá yêu chiều thái quá ngược lại chính là đang làm hại trẻ.
Bất kể đưa con đi chơi hay không, bạn đều cần tuân thủ luật lệ giao thông. Bình thường cố gắng nói với trẻ tầm quan trọng của việc tuân thủ luật lệ giao thông và nói với trẻ rằng làm như vậy thực sự là bảo vệ chính mình.
Các chương trình truyền hình dành cho trẻ em nhất định phải phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ, nội dung lành mạnh, thời gian cho trẻ xem TV cũng phải được quy định chặt chẽ. Tốt hơn là nên cho trẻ chơi đồ chơi, v.v thay vì xem TV.
Trẻ sẽ đem sự chú ý đặt ở người được so sánh, điều này khiến trẻ thiếu lòng tin và luôn tự ti. Hãy để trẻ tự do phát triển một cách tự nhiên, chỉ cần trẻ không bị tụt hậu, chậm chạp thì không cần quá lo lắng.
Có áp lực trong công việc, bạn bè hiểu lầm, vợ chồng mâu thuẫn, bạn đem điều này tâm sự hết với con, nói rằng cái này không tốt, cái kia không đúng. Làm như vậy không những không giải quyết được vấn đề mà còn gây ra những cảm xúc tiêu cực cho trẻ, đồng thời hình thành thói quen khiến trẻ học cách tìm lỗi ở người khác, thay vì xem xét lỗi của chính mình.
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…