Điều gì sẽ xảy ra khi không được phép chạm vào nhau nữa?

Michelle Fiordalis từng viết trong một bài tiểu luận trên New York Times rằng: “Khi trưởng thành, tiếp xúc vật lý giống như một lời giới thiệu, một lời chào, một cảm giác, sự đồng cảm”. Thế nhưng vì đại dịch COVID-19, chúng ta đang phải chủ động cách xa nhau, chạm vào nhau trở thành mối hiểm họa lây truyền virus.

Chúng ta mất rất nhiều khi không thể chạm vào ai đó. (Ảnh: JHDT Productions/Shutterstock)

Chạm vào nhau giúp con người hiểu được cảm xúc của nhau. Tại châu Âu, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Nga, người ta thường tìm cách đụng chạm vào nhau nhiều nhất. Thí nghiệm gần đây do giáo sư Berkeley, Dacher Keltner dẫn đầu đã thử tạo ra sự kết nối thông qua đầu ngón tay. Hai người tham gia thí nghiệm sẽ được ngồi cách nhau bởi một màn chắn. Một người sẽ thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau rồi chạm vào cẳng tay của người kia. Người được chạm sẽ phải đoán xem người kia đang mang cảm xúc gì.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người được chạm đoán đúng được khoảng 8% số lượng cảm xúc phát ra của người kia. Nhưng điều đáng chú ý là họ có thể đoán được các cảm xúc mang lòng trắc ẩn chính xác gần 60% thời gian. Họ cũng đoán đúng hơn 50% cảm xúc biết ơn, giận dữ, yêu thương, sợ hãi trong thời gian thử nghiệm.

Nếu được chạm vật lý, chúng ta sẽ đoán được chính xác cảm xúc của mọi người xung quanh, đặc biệt là những người thân quý. Đôi khi con người rất giỏi che giấu cảm xúc qua biểu cảm khuôn mặt, lời nói, cử chỉ, nhưng lại không thể che giấu được khi có sự tiếp xúc vật lý trực tiếp.

Một liên lạc đơn giản có thể truyền tải rất nhiều thông tin. (Ảnh: fizkes / Shutterstock)

Chạm là nhu cầu cơ bản của con người. Bắt tay trong giao tiếp thể hiện sự thân thiện, tình cảm quý mến nhau. Những người bạn thân lâu ngày mới gặp nhau thể hiện một cách bắt tay ban đầu, mừng rỡ tươi cười. Khi bắt tay, cần có một sự tiếp xúc giữa phần khum của lòng bàn tay và mặt trong của các ngón tay với người kia.

Người ta cho rằng cái bắt tay sẽ nói lên tính cách và con người của bạn. Người bắt tay nhẹ và không có lực thường là người hay lo lắng, hời hợt, còn người bắt tay chặt là người mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên, bắt tay quá chặt thì lại thành bất lịch sự.

Khi đại dịch mới bùng nổ, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ cho biết có một số người nói rằng họ sẽ không bao giờ bắt tay nữa. Cái bắt tay thân thiện giờ không còn mang ý nghĩa tốt mà giống như một quả bom khiến chúng ta bị lây nhiễm bệnh tật. Nhưng “chạm” vẫn là việc phải làm để kết nối con người. Thay vì dùng bàn tay, bạn có thể chạm khủy tay để thể hiện sự quan tâm với người khác. 

Thay vì dùng bàn tay, bạn có thể chạm khủy tay để thể hiện sự quan tâm với người khác. (Ảnh: Linda Bestwick / Shutterstock)

Theo nhà tâm lý, xã hội học người Anh Peter Collett, tác giả cuốn “Những động tác biết giãi bày cùng chúng ta”, sự chạm vào cơ thể sẽ làm chúng ta nhớ lại sự an lành và cảm xúc khi còn nhỏ. Người ta có cảm giác được chào mừng, quan tâm khi được một ai đó chạm vào. Giao tiếp là phương tiện để chúng ta truyền tải sự thấu hiểu và đồng cảm với nhau. Giao tiếp phi ngôn ngữ là phương tiện mạnh mẽ hơn thế để thể hiện tình cảm với mọi người xung quanh bạn (đặc biệt là với nửa kia).

Khi bạn ôm hoặc được ôm, tuyến yên sẽ tiết ra oxytocin (còn được gọi là “hormon tình yêu”). Hormon này hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thống limbic, trung tâm cảm xúc của não bộ, nó mang lại cảm giác hài lòng và hạnh phúc. Oxytocin cũng làm tăng cảm giác gắn kết và thân mật, giúp bạn dễ dàng kết nối với những người khác.

Những người phụ nữ thường xuyên ôm bạn đời có mức oxytocin cao hơn, giúp mối quan hệ của họ bền vững hơn. Người mẹ ôm con cũng có cảm giác hạnh phúc như vậy. Chỉ cần ôm một vật vô tri như gối ôm cũng đủ làm chúng ta thấy yên tâm.

Ngay khi bạn tưởng tượng ra cảnh được ôm người mình yêu, não đã được giải phóng erotonin, dopamin và endorphin, các hormon kích thích cảm giác hạnh phúc. Những người bị trầm cảm và thoái hóa thần kinh có nồng độ dopamin rất thấp, nên họ luôn thấy buồn rầu. Bởi vậy, nếu ôm người đang chán nản hoặc trầm cảm, sẽ gia tăng niềm vui cho họ. Một cái ôm đúng lúc sẽ thay bạn nói câu “Tôi hiểu bạn”, “Tôi hiểu cảm giác của bạn”, giúp nửa kia cảm nhận tấm lòng của bạn khi không thể dùng từ ngữ để truyền đạt.

Tiến sĩ Seldon Cohen, chuyên gia tâm lý và căng thẳng tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), cho biết ôm là chìa khóa giúp giảm căng thẳng và kháng viêm. Vì vậy, nó sẽ làm cho các cơ chế lão hóa tự nhiên phát triển chậm lại. 

Ôm là chìa khóa giúp giảm căng thẳng và kháng viêm.(Ảnh: freestocks.org [CC by 1.0]/Flickr)

Sự đụng chạm tinh tế vào người khác không chỉ giúp chúng ta thể hiện cảm xúc thân thiết từ bên ngoài, mà còn trực tiếp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe ở bên trong cơ thể. Nếu không được chạm vào nhau nữa, chúng ta không hiểu được nhau, không giúp đỡ được nhau. Đời sống tinh thần của con người sẽ ngày càng bế tắc và cuộc sống vật chất cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

17 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago