Các nghiên cứu cho thấy có tới 20%–40% người Mỹ tin rằng họ đã giao tiếp với người đã khuất. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Các nghiên cứu cho thấy có tới 20%–40% người Mỹ tin rằng họ đã giao tiếp với người đã khuất. Liệu đó chỉ là ảo giác hay họ thực sự đã kết nối với linh hồn?
Camille Wortman, tiến sĩ tại Đại học Duke, đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu về nỗi đau mất người thân. Bà viết trên blog của mình: “Mặc dù những cuộc giao tiếp này có thể mang lại sự an ủi, nhưng những người tưởng nhớ người thân thường lo sợ rằng trải nghiệm này là dấu hiệu của sự mất lý trí. Trong nhiều trường hợp, họ không muốn chia sẻ vì sợ bị người khác cho là hoang tưởng. Điều này lý giải tại sao xã hội thường xem việc giao tiếp với người đã khuất là một hiện tượng bất thường về mặt tâm lý”.
Tiến sĩ Wortman cho rằng giao tiếp với linh hồn có thể giúp xoa dịu nỗi đau mất mát. Vì vậy, bà cùng một số nhà tâm lý học đã tiến hành nghiên cứu về hiện tượng này.
Bà trích dẫn nhiều nghiên cứu và tổng hợp cho thấy rằng khoảng 60% những người mất đi vợ/chồng, cha mẹ hoặc con cái từng trải qua cảm giác giao tiếp với người đã khuất. Trong đó, 40% cho biết họ nghe thấy người đã khuất nói chuyện với mình.Một số nghiên cứu được thực hiện ngay sau khi người thân qua đời, trong khi một số khác được tiến hành sau vài năm.
“Nếu chúng ta đều hiểu rằng những trải nghiệm này phổ biến như thế nào, mọi người sẽ được hưởng lợi. Nhờ đó, khi trải qua cảm giác giao tiếp với người đã khuất họ có thể dễ dàng tìm thấy sự an ủi và không còn hoài nghi về lý trí của mình”, bà Wortman kết luận.
Năm 1995, Tiến sĩ Allan Botkin phát triển một phương pháp trị liệu tâm lý về nỗi đau mất mát mang tên: Giao tiếp sau khi chết do kích thích’. (Induced After-Death Communication, viết tắt IADC). Một bệnh nhân của ông đã trải nghiệm việc gặp lại người bạn quá cố trong trạng thái cảm ứng, cho thấy hiện tượng này là có thật chứ không phải ảo giác.
Nhà báo Julia Mossbridge từng mất đi người bạn thân Josh trong một vụ tai nạn giao thông khi còn học đại học. Chính cô là người đã thuyết phục Josh tham gia một buổi dạ vũ mà anh ban đầu không muốn đi, không ngờ tai nạn xảy ra trên đường. Dù nhiều năm đã trôi qua và nỗi đau phần nào nguôi ngoai, cô vẫn luôn cảm thấy day dứt sâu sắc.
Phương pháp của Tiến sĩ Botkin liên quan đến việc giúp bệnh nhân tái hiện trạng thái ngủ có chuyển động mắt nhanh (REM) — giai đoạn mà giấc mơ xuất hiện. Đồng thời, ông cũng hỗ trợ bệnh nhân nhớ lại gốc rễ nỗi đau của họ.
Cô Mossbridge mô tả trải nghiệm của mình như sau: “Nói một cách đơn giản, tôi thấy Josh xuất hiện từ một cánh cửa sau, với vẻ tươi trẻ nhiệt huyết bước về phía tôi và nhảy múa, cười với tôi. Tôi cảm thấy rất vui, nhưng tôi không thể phân biệt được tất cả những điều này có phải là do tôi tự tưởng tượng ra hay không. Anh ấy nói với tôi rằng anh không trách tôi, và tôi tin vào lời anh ấy. Sau đó, tôi thấy Josh đang chơi với con chó của em gái anh ấy. Tôi thậm chí không biết rằng cô ấy nuôi chó. Chúng tôi nói lời tạm biệt nhau, rồi tôi mở mắt ra và tôi đang mỉm cười”.
Cô tiếp tục: “Sau đó, tôi nhận ra rằng con chó của em gái Josh đã chết, và con chó tôi thấy trong mơ này giống như con chó mà em gái Josh nuôi. Nhưng tôi vẫn không biết đâu là thật, đâu là giả. Tôi hiểu rằng, khi tôi nghĩ về Josh, tôi không còn ám ảnh về việc tôi đã gọi điện thoại cho anh ấy (mời anh đi dạ vũ) hay về cảnh xe bị va chạm nữa. Thay vào đó, tôi thấy Josh đang đi về phía tôi, cười, và chơi với một thiên sứ nhỏ là con chó. Trong mắt tôi, đây là sự thật duy nhất tôi cần chứng minh”.
Tiến sĩ Botkin nói rằng việc bệnh nhân có tin vào tính chân thực của trải nghiệm này hay không không quan trọng, họ vẫn có thể nhận được hiệu quả tích cực từ liệu pháp.
‘Giao tiếp với người đã khuất’ (after-death communication, viết tắt là ADC) được Bill và Judy Guggenheim nghiên cứu và ghi nhận. Từ năm 1988, họ đã thực hiện các cuộc khảo sát kéo dài trong nhiều năm ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ và 10 tỉnh của Canada, phỏng vấn khoảng 2.000 người.
Họ ước tính khoảng 60 triệu đến 120 triệu người Mỹ (chiếm từ 20% đến 40% dân số) đã trải qua trải nghiệm giao tiếp với người đã khuất.
Bill Guggenheim, một cựu nhà môi giới Phố Wall và người theo thuyết bất khả tri ban đầu không tin vào việc có thể giao tiếp thực sự với người chết. Tuy nhiên, sau đó ông đã có một trải nghiệm cá nhân. Ông tin rằng người cha đã qua đời của mình cố gắng giao tiếp với ông từ thế giới bên kia.
Một ngày nọ, khi Guggenheim đang ở nhà, ông bỗng nghe một giọng nói vang lên: “Ra ngoài xem hồ bơi đi”. Ông kể lại trong một cuộc phỏng vấn với Afterlife TV. Khi bước ra ngoài, ông thấy cánh cổng hàng rào quanh hồ bơi đang mở một nửa. Khi tiến lại gần để đóng cửa, ông hoảng hốt phát hiện con trai hai tuổi của mình đang bất động dưới nước.
May mắn thay, ông đã cứu đứa trẻ kịp thời. Guggenheim chia sẻ rằng từ trong nhà, ông không thể nghe thấy tiếng rơi xuống nước của con trai và cũng không nghĩ rằng đứa trẻ có thể đang ở ngoài sân. Lúc đó, con trai ông đang ở trong phòng tắm tầng dưới và không hiểu sao lại chạy ra ngoài, mặc dù tay nắm cửa đã được trang bị thiết bị an toàn bằng cao su.
Giọng nói đã giúp Guggenheim cứu đứa trẻ, và chính trải nghiệm này đã trở thành nguồn cảm hứng thúc đẩy ông nghiên cứu khả năng giao tiếp với người đã khuất. Tuy nhiên, ông không nghĩ ai đó sẽ tin vào những gì ông chia sẻ, vì ông chỉ là một nhà môi giới chứng khoán và không có bằng cấp chuyên môn như Tiến sĩ.
Giọng nói đó tiếp tục bảo ông: “Bill, hãy tự mình nghiên cứu và viết cuốn sách của riêng mình. Đây là sứ mệnh của ông”.
Năm 1944, nhà tâm lý học người Mỹ Bernard Ackerman đã tổng hợp nhiều trường hợp tương tự trong cuốn sách ‘Một trăm trường hợp sống sót sau khi chết’. Ông lưu ý rằng các trường hợp mà ông chọn đều đã được điều tra cẩn thận, với ‘chi phí, thời gian, tiền bạc và sự kiên nhẫn lớn’ bỏ ra. Ông viết: “Họ đang nghiêm túc cố gắng giải quyết vấn đề lớn này của nhân loại”. Tuy nhiên, Ackerman không khẳng định rằng những trường hợp này hoàn toàn là trải nghiệm có thật, mà để người đọc tự đưa ra phán đoán của mình.
Một trong những trường hợp mà ông kể lại là của Robert MacKenzie, một thanh niên từng sống đói khát trên đường phố Glasgow, Scotland. Một chủ doanh nghiệp trong ngành cơ khí đã cứu anh và tìm cho anh một công việc. Người chủ doanh nghiệp giấu tên này là người kể lại câu chuyện trong cuốn sách.
Một đêm, ông chủ mơ thấy mình đang ngồi trong văn phòng thì MacKenzie xuất hiện. Cuộc trò chuyện giữa họ diễn ra như sau:
“Chuyện gì thế, Robert? Anh không thấy tôi đang bận sao?” ông chủ hỏi, có phần tức giận.
“Vâng, thưa ngài, nhưng tôi cần phải nói chuyện với ngài ngay”, MacKenzie đáp.
“Chuyện gì nghiêm trọng thế?” ông chủ hỏi lại.
MacKenzie nói: “Thưa ngài, tôi bị buộc tội về một việc mà tôi không làm, và tôi muốn ngài biết chuyện này để ngài hiểu và tha thứ cho tôi, vì tôi vô tội”.
Ông chủ hỏi: “Nhưng làm sao tôi có thể tha thứ cho anh nếu anh không nói cho tôi biết anh bị buộc tội gì?”
MacKenzie trả lời dứt khoát: “Ngài sẽ sớm biết thôi!”
Khi ông chủ tỉnh dậy, vợ ông vội vàng chạy vào phòng ngủ và nói rằng MacKenzie đã tự tử. Ngay lập tức, ông chủ trả lời: “Không, anh ấy không tự tử”.
Hóa ra, MacKenzie không tự tử như vợ ông nghĩ, mà anh đã uống phải một chai hóa chất dùng để nhuộm gỗ vì nhầm tưởng đó là rượu whisky.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam…
Thanh tra Chính phủ yêu cầu TP.HCM rà soát, tính toán lại tiền sử dụng…
Việt Nam khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với hai nhà…
Chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban thông báo rằng Hungary sẽ rút khỏi Tòa…
Đặc phái viên của ông Putin về hợp tác kinh tế quốc tế sẽ đến…
Thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ không chỉ gây sốc thị trường chứng khoán…