Thời gian ngủ trung bình hàng ngày tại ít nhất 14 quốc gia tăng gần 10 phút vào năm 2020 do đại dịch khiến mọi người dành nhiều thời gian ở nhà hơn, thay vì ngủ muộn như trước.
Theo một báo cáo được công bố bởi Withings – nhà máy sản xuất thiết bị giám sát sức khỏe của Pháp, dữ liệu được thu thập lại từ 5 triệu người dùng những sản phẩm của hãng (như đồng hồ thông minh) chỉ ra rằng họ đã ngủ thêm 9 phút 50 giây so với thời gian ngủ trung bình 1 ngày vào năm 2019, và không có một quốc gia nào trong 14 quốc gia nằm trong nghiên cứu có thời gian ngủ giảm đi.
Trong 14 quốc gia, Italy dẫn đầu với mức tăng trung bình 12 phút 50 giây mỗi ngày. Tiếp theo là Anh Quốc với 12 phút 27 giây, Bỉ xếp vị trí thứ 3 với 11 phút 5 giây. Trong khi đó, Trung Quốc thấp nhất với 3 phút 39 giây, xếp sau Nhật Bản với 6 phút 13 giây, và Thụy Điển là 6 phút 30 giây.
Lý do đầu tiên được báo cáo đề cập đến là việc đại dịch đã tạo lên “một sự sụt giảm đáng kể của những hoạt động buổi tối”. Trước đại dịch, người dân và đặc biệt là giới trẻ có xu hướng ngủ muộn do tham gia nhiều hơn các hoạt động về đêm. Nay các lệnh phong tỏa và giãn cách liên tiếp đã khiến họ phải ở nhà nhiều hơn, đi ngủ sớm hơn và do đó thời gian ngủ tăng thêm. Thêm vào đó, việc không có những bữa tiệc trong nhà hay các buổi tụ tập cũng đồng nghĩa với việc mọi người có thể giữ được lịch trình giấc ngủ điều độ và thường xuyên hơn trong suốt tuần.
Thứ hai, việc tất cả nhà hàng và quán bar bắt buộc phải đóng cửa, các hoạt động kinh doanh, du lịch bị thu hẹp, và mọi người đều phải hạn chế di chuyển cũng giúp giảm thiểu tiếng ồn tại các khu đô thị. Điều này khiến giấc ngủ của mọi người ít bị làm phiền hơn.
Và nguyên nhân quan trọng cuối cùng là việc nhiều doanh nghiệp khuyến khích làm việc từ xa đã cho phép nhân viên của họ không cần tốn thời gian di chuyển và được ngủ dài hơn.
Bài báo cáo của Withings cũng cho biết thêm rằng không chỉ thời gian ngủ được tăng thêm mà chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện, điều này được chứng minh dựa trên dữ liệu được tính toán bởi thiết bị giám sát kỹ thuật số của công ty về sự đều đặn và độ sâu của giấc ngủ. 72,27% số người được hỏi cũng đánh giá chất lượng giấc ngủ đã cao lên vào năm 2020, tăng khoảng 4 điểm so với năm 2019.
Có giả thuyết cho rằng, dịch bệnh là cách thức hệ môi sinh Trái Đất phản ứng lại trước sự khai thác quá mức giới tự nhiên và sự lệch lạc về hành vi, quan niệm con người. Theo các số liệu quan trắc năm 2020, không khí tại nhiều thành phố đã sạch hơn, tiêu thụ tài nguyên giảm bớt, con người sống chậm hơn và số liệu về gia tăng thời gian ngủ trên đây có thể là một luận cứ hợp lý cho giả thuyết này.
Hoài Anh
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…