Cha mẹ là người luôn dốc lòng và hy sinh tất cả cho con. Dường như cuộc sống của họ chỉ ý nghĩa khi nhìn con khỏe mạnh và trưởng thành. Tuy nhiên cha mẹ hãy nhớ rằng dù có khó khăn đến đâu cũng cần cho con 3 thứ này, và dù yêu con đến đâu cũng không thể cho con 3 thứ này.
Đối với những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vì muốn tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất cho con, cha mẹ đã phải lao động rất vất vả kiếm tiền. Còn đối với những gia đình giàu có thì cũng không dám lơi là, cha mẹ luôn mong con cái được học hành tử tế, học ở trường tốt và tạo cho chúng môi trường sống tốt hơn. Nhưng cho dù là ở hoàn cảnh nào đi nữa, dù đó là hoàn cảnh khó khăn đến đâu thì cha mẹ cũng hãy nỗ lực cho con 3 thứ này, và dù cha mẹ có yêu con đến đâu cũng tuyệt đối đừng cho con 3 thứ này.
Những người nổi tiếng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng dù nghèo đến đâu cũng không thể thất học và thiếu giáo dục. Tuy nhiên một số bậc cha mẹ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn đã tước đi cơ hội này của con, đặc biệt là ở những gia đình đông con.
Mặc dù người ta nói rằng đi học không phải là lối thoát duy nhất cho trẻ em, điểm số xuất sắc chưa chắc đã dẫn đến thành tựu to lớn trong tương lai. Nhưng đi học là một con đường tắt để trẻ em tích lũy kiến thức, giao tiếp với người khác, làm phong phú tinh thần và mở rộng tầm nhìn. Do đó hy vọng các bậc cha mẹ có thể cho con mình cơ hội được học hành tử tế.
Đây là điều mà nhiều bậc cha mẹ thường ít quan tâm và chú trọng đến. Họ cho rằng con cái còn nhỏ nên không cần quan tâm đến cảm xúc của con. Có thể bạn đã biết, khi bạn giao tiếp với con bằng giọng điệu tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con nhiều hơn, bạn sẽ thấy rằng con sẽ hiểu chuyện và hành xử đúng mực hơn nhiều so với những gì bạn tưởng tượng?
Áp lực cuộc sống và công việc hiện nay rất cao, nhiều gia đình có thể duy trì cuộc sống là nhờ vào những đồng lương vất vả làm lụng, hay những ngày làm thêm tới tận khuya. Cha mẹ dù vẫn muốn dành nhiều thời gian hơn cho con cái nhưng cũng biết rằng không thể có cả hai, nếu chỉ dành thời gian cho con thì không thể đi làm kiếm tiền.
Tuy nhiên, đồng hành cùng con không có nghĩa là cha mẹ phải hoàn toàn bỏ việc để ở bên con mà là dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với con. Cho con có cơ hội được bầu bạn đầy đủ khi con vẫn là những đứa trẻ, bởi trong thế giới nhỏ bé của con chỉ có cha và mẹ mà thôi. Điều này sẽ mang lại những lợi ích to lớn trong việc duy trì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cũng như sự phát triển nhân cách lành mạnh của con.
Đứa trẻ có thể trì hoãn nhiệm vụ làm bài tập trong vài giờ, vì vậy cha mẹ sẽ dùng việc “xem TV” để dỗ con làm việc đó; khi đứa trẻ không ăn ngoan, cha mẹ sẽ dùng đồ ăn vặt hay điện thoại để dỗ con; khi chuẩn bị đến trường, để dỗ con mặc đã dùng đồ chơi mới làm điều kiện, v.v.
Học tập, ăn, mặc có thể nói là trách nhiệm và nghĩa vụ của trẻ, nhưng sự dỗ dành của cha mẹ dễ tạo cho trẻ ảo tưởng rằng “cái gì cũng phải được khen thưởng và mọi thứ đều có thể trao đổi”. Quan niệm sống để lấy “phần thưởng” của cha mẹ không chỉ dễ đánh mất khả năng tự chăm sóc bản thân mà còn làm mất đi động lực cố gắng của con trong tương lai.
Rõ ràng là nhà đã đầy đồ chơi những vẫn sẽ chi rất nhiều tiền để mua cho con những mẫu mới nhất. Cho dù tủ lạnh đã đầy trái cây mà con muốn ăn, nhưng khi đi siêu thị vẫn mua những loại đắt tiền theo sở thích. Tủ giày nhỏ của con mặc dù đã có rất nhiều giày, nhưng vẫn mua phiên bản giới hạn mà con muốn, v.v.
Cha mẹ có tư tưởng “dù cực khổ đến đâu cũng không thể để con khổ”, do đó đã hình thành nên tư tưởng tồi tệ cho con chính là “muốn gì được nấy”. Nhưng nếu mọi thứ cứ tiếp tục như vậy, trẻ có thể sẽ trở nên ích kỷ hơn, ít có khả năng trân trọng hơn và nhu cầu nhiều hơn. Cuối cùng là mất đi cả sự biết ơn.
“Con cái không phải làm gì, lo gì ngoài việc học” là quan điểm chung của nhiều bậc phụ huynh. Ngoài việc học, họ không để trẻ làm bất cứ chuyện gì khác, cũng không dám để trẻ làm việc gì khác ngoài học.
Nhưng cha mẹ đã tự đặt ra câu hỏi rằng khi đứa trẻ lớn lên sẽ ra sao? Kết quả có thể là không làm gì ngoài việc học hay không? Sự sắp đặt của cha mẹ đang tước đi quyền tự lập của con, con sẽ khó cảm nhận được niềm vui của cuộc sống nếu học một cách mù quáng. Vậy nên các bậc cha mẹ hãy để con được tự bước đi, bởi vì dù sao cũng không thể lo và đi theo con cả đời.
Thanh Thanh Tế Thuyết
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…