Nhật Bản đất chật người đông, tài nguyên thiếu thốn, vừa phát triển kinh tế vừa kết hợp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Học sinh Nhật Bản từ nhỏ đã biết làm cách nào để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ thiên nhiên. Trung Quốc hiện đại thì trái ngược.
Tuy kinh tế của Trung Quốc đã phát triển, nhưng lãng phí tài nguyên, phá hủy thiên nhiên bằng cách chặn sông xây đập, đào núi khai thác khoáng sản, lấp hồ xây nhà ở, gây nhiều tai họa cho dân tộc. Tất cả những điều này không khỏi khiến người ta suy ngẫm lại phương thức giáo dục “cải tạo tự nhiên, chiến thắng thiên nhiên”. Người Trung Hoa xưa có câu “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, thuận theo tự nhiên, cảm tạ tự nhiên mới có thể để lại tài phú vô hạn cho con cháu sau này.
Trung Quốc từng có tài nguyên phong phú, núi non tuyệt đẹp, nhưng hiện nay sông ngòi ô nhiễm, ao hồ khô cạn, đất đai sa mạc hóa, không khí đầy bụi bẩn, thiên tai bùng phát.
Khi tôi lần đầu tiên đến Nhật Bản, tôi đã rất đau đầu với việc vứt rác, thường xuyên bị trả rác về do phân loại sai. Ở Nhật, rác thải được chia thành rác đốt được, rác không đốt được, rác tái chế, rác nguy hại, rác lớn, v.v.. Đặc biệt là rác tái chế, nhất định phải rửa sạch thì mới được vứt. Ví dụ như quần áo cũ phải giặt sạch sẽ, gấp gọn gàng, gói lại rồi mới vứt, sau đó nhà nước thu hồi về sẽ quyên góp cho các quốc gia nghèo khác. Vỏ thức ăn, nước uống như chai thủy tinh, lon, chai nhựa, hộp nhựa, v.v. cũng phải sửa sạch sẽ rồi mới vứt đi, nếu không bên trong sẽ sinh ra mùi hôi thối.
Ý thức phân loại rác và tiết kiệm năng lượng của người dân Nhật Bản rất mạnh, trên đường không hề có thùng rác, nhưng lại rất sạch sẽ, không có ai vứt rác bừa bãi. Ở Nhật, từ tiểu học đã phải học những kiến thức phân loại rác, quá trình lọc sạch nước. Học sinh học ngoại khóa bên ngoài trường đều phải tham quan nhà máy rác, trung tâm lọc nước, để các em hiểu được sau khi môi trường sống bị ô nhiễm và phá hủy thì sẽ mang đến vô số tai họa cho đất nước và người dân.
Giáo viên cũng phải dạy cho học sinh các kiến thức về việc tái sử dụng rác thải, đạt đến việc giáo dục tiết kiệm năng lượng. Ví dụ như trong bữa trưa của học sinh trung học và tiểu học đều có sữa, mỗi ngày đều sẽ có một lượng lớn hộp sữa, học sinh phải xé hộp sữa ra, sửa sạch sẽ, phơi khô, sau đó nhân viên sở giáo dục sẽ mang những hộp sữa này về để làm thành sách giáo khoa phát lại cho học sinh (tiểu học và trung học là bắt buộc ở Nhật, sách giáo khoa được phát miễn phí cho học sinh). Có trường học cho các em học sinh giặt sạch giày thể thao cũ, không cần dùng nữa, sau đó nộp cho giáo viên, nhà trường sẽ gửi cho các quốc gia nghèo.
Sau khi con tôi học xong tiểu học, tôi cũng đã học được rất nhiều kiến thức tiết kiệm năng lượng. Một ngày sau khi ăn cơm tối xong, tôi rửa chén ở nhà bếp, khi đang định đổ một cái chén canh đi thì con trai tôi đột nhiên nói: “Mẹ ơi, mẹ có biết là một chén canh này cần phải dùng đến bao nhiêu nước được lọc tinh khiết không ạ?”. Tôi nghĩ một lúc rồi nói: “Mẹ không biết”. Rồi con tôi nói tiếp: “Mẹ nên đổ nước canh vào một cái túi, sau đó bỏ vào chỗ rác đốt được, như vậy thì có thể tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên nước đấy ạ”. “Phiền thật đấy!”, nói xong tôi đổ chén canh đi và nhanh chóng rửa sạch chén.
Ngày hôm sau khi rửa chén, vừa định đổ dầu thừa đi thì con tôi lại chạy đến nói: “Mẹ ơi, muốn rửa sạch được số dầu này phải cần rất nhiều nước đấy ạ! Mẹ phải dùng giấy lau sạch, bỏ vào thùng rác đốt được, sau đó mới rửa lại bằng nước, như vậy thì có thể tiết kiệm được rất nhiều nước, bởi vì tài nguyên nước trên trái đất càng ngày càng ít rồi ạ”. Tôi tò mò hỏi: “Sau con biết được nhiều điều vậy?”. Thằng bé nói: “Giáo viên ở trường nói cho con biết ạ, con còn được học cách tiết kiệm điện nước, bảo vệ môi trường nữa ạ”. Con trai vừa nói vừa dạy cho tôi.
Sau này tôi mới hiểu rằng vì sao Nhật Bản lại sạch sẽ đến vậy. Việc giáo dục tiết kiệm năng lượng chẳng những có thể bảo vệ môi trường, quê hương, trái đất mà còn có thể giúp các em nhỏ biết cách quý trọng những thứ đang có, cũng như biết suy nghĩ cho người khác.
Theo Vision Times tiếng Trung
Minh Tâm biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…