Tại sao chúng ta luôn không thể đạt được kỷ luật tự giác cao độ?

Mỗi người ai cũng đã và đang đặt ra cho mình rất nhiều những mục tiêu khác nhau như tập thể dục, giảm cân, đọc sách, đi ngủ sớm và dậy sớm v.v. Tuy nhiên lý tưởng thì đẹp đẽ, nhưng thực tế lại rất phũ phàng. Bởi mấu chốt thành công nằm ở 4 chữ “kỷ luật tự giác”, nhưng liệu bạn đã từng tự hỏi tại sao chúng ta luôn không thể đạt được điều này? Hôm nay bạn sẽ biết được câu trả lời. 

(Ảnh: Studio Romantic/ ShutterStock)

Để đạt được mục tiêu của mình tốt hơn, bạn thậm chí sẽ tự tin lập ra một kế hoạch vô cùng hoành tráng và hoàn hảo. Chắc hẳn ngay từ đầu, bạn đã tràn đầy nhiệt huyết và tinh thần cao. Bạn cũng sẽ hành động rất thiết thực và thực hiện nó theo kế hoạch mỗi ngày. Thế nhưng trên thực tế là bạn luôn bỏ cuộc giữa chừng. 

Những nỗ lực này thường không kéo lại được bao lâu rồi sẽ bị tạm dừng. Sau đó thỉnh thoảng cố gắng trong vài ngày, và thỉnh thoảng nghỉ ngơi trong vài ngày. Sau một thời gian, mục đích của bạn dần bị lãng quên. Bạn có thể tình cờ nhớ tới, nhưng cũng không còn đủ nhiệt huyết để tiếp tục. Trong lòng nghĩ, sang năm lại bắt đầu cố gắng lại từ đầu. Cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng không có mục tiêu nào bạn đặt ra lúc đầu là đã đạt được. Và cứ thế mỗi năm chu kỳ này lại lặp lại.

Trong tâm lý học, điều này còn được gọi là hiệu ứng “cửa sổ vỡ”, rằng “trong một tòa nhà, nếu một vài cửa sổ bị phá vỡ và không được sửa chữa sẽ có xu hướng thu hút những kẻ phá hoại phá thêm vài cửa sổ khác. Tương tự như vậy, nếu một vỉa hè có rác tích tụ, thì người ta sẽ tiếp tục xả rác hoặc để cả túi rác ở đó …”

(Ảnh minh họa: Steve Mann/ Shutterstock)

Hiệu ứng này đề cập đến sự tồn tại của một hiện tượng xấu nhỏ, nhưng nó sẽ truyền đạt một thông điệp và gợi ý, khiến hiện tượng xấu dần dần kéo dài và mở rộng. Lý do tại sao chúng ta không thể đạt được kỷ luật tự giác, đó cũng là do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng cửa sổ vỡ.

Sau khi bạn đã nỗ lực rất nhiều, thì ngày mà bạn lơ là chính là ngày tấm kính đầu tiên bị vỡ. Khi tấm kính này bị vỡ, bạn lại càng xa rời sự kỷ luật tự giác.

Giống như một người muốn tập yoga, cô ấy đã mua một tấm thảm yoga với sự thích thú. Trong vài tuần đầu tiên, cô ấy có thể kiên trì tập luyện mỗi ngày. Cho đến một ngày, sau khi đi làm cả ngày, cô cảm thấy rất mệt mỏi. Cô thầm nghĩ sẽ nghỉ một hôm. Nhưng cũng chính vì ngày nghỉ này mà cô ngày càng ít tập yoga. Cho đến cuối cùng, cô ấy đã cất tấm thảm yoga và không bao giờ chạm vào nó nữa.

Cũng tương tự, trên một con đường rất sạch sẽ, sẽ không có nhiều người tự ý vứt rác bừa bãi. Nhưng nếu bạn đang ở trên một con phố đầy rác, bạn sẽ thấy rằng người qua đường khá thoải mái và tự nhiên khi vứt rác. Họ sẽ nghĩ rằng không có gì sai khi mình vứt rác, bởi vì nơi này quá bẩn, và dù sao ở đây cũng đã có rác, mình vứt thêm một vài thứ cũng không phải là vấn đề.

Trên thực tế, hành động vứt rác bừa bãi và vô ý thức này lại là một trong những nguyên nhân khiến con phố nơi đó trở nên bẩn hơn.

Hay nếu bạn đang xếp hàng, mọi người cũng đều đang xếp hàng một cách có trật tự, khi đó, những người đến tiếp theo sẽ tự nhiên xếp hàng theo.

Nhưng nếu trong đội ngũ này, đột nhiên xuất hiện một người tự động chen hàng và không ai ngăn chặn hành vi đó. Chắc chắn ngay sau đó, sẽ sớm xuất hiện người thứ 2 và thứ 3 chen hàng như vậy. 

Cuối cùng đội ngũ này sẽ nhanh chóng trở nên hỗn loạn, tuy nhiên có thể đã quá muộn để ngăn chặn hành vi đó. Sau cùng thì sao? Những người đến sau sẽ không còn xếp hàng đàng hoàng mà là hòa vào cảnh hỗn loạn.

Bạn thấy đấy, nếu chúng ta muốn đạt được sự kỷ luật tự giác tốt hơn, điều quan trọng nhất chính là không được phá vỡ cửa sổ đầu tiên và nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra mỗi ngày.

Nếu bắt buộc phải ngưng một ngày, thì vào ngày tiếp theo hãy nhanh chóng bù đắp cho kịp tiến độ đã bị mất ngày hôm trước. Tất nhiên, khi đặt mục tiêu, bạn nên căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng chúng, để việc hoàn thành chúng mỗi ngày nằm trong lòng bàn tay bạn. 

(Ảnh: diy13/ Shutterstock)

Như vậy bạn đã biết lý do vì sao mình lại hay bỏ cuộc giữa chừng rồi chứ? Vậy ngay từ hôm nay hãy bắt đầu lại và nỗ lực thêm một lần nữa và đừng lặp lại những sai lầm này, chắc chắn bạn sẽ gặp hái được những thành công của riêng mình. 

Trúc Nhi/ Theo QQ Tiểu Hùng

  • Mời xem video: Tại sao chúng ta luôn không thể đạt được kỷ luật tự giác cao độ? 

Trúc Nhi

Published by
Trúc Nhi

Recent Posts

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

10 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

1 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

1 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

9 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

10 giờ ago