Vì sao chúng ta thường hay quên những giấc mơ?

Chắc chắn nhiều người chúng đều đã từng trải qua việc thức dậy sau một giấc mơ và không thể nhớ mình đã mơ gì, hoặc chỉ có thể nhớ một phần trong đó. Vậy vì sao chúng ta lại nhanh chóng quên những giấc mơ như thế?

(Ảnh: alamy.com)

Theo báo cáo trên trang web Khoa học Cuộc sống (Live Science), khi con người đang ngủ, không phải tất cả các vùng ở não bộ đều ngủ. Trong đó, vùng hải mã là một trong những khu vực nghỉ ngơi sau cùng. Đây là một khu vực quan trọng trong việc chuyển dịch các thông tin nhận được từ bộ nhớ ngắn hạn tới bộ nhớ dài hạn.

Thomas Andrillon, một học giả chuyên nghiên cứu về hệ thần kinh đã trả lời trang web Khoa học Cuộc sống rằng nếu vùng hải mã là khu vực nghỉ ngơi sau cùng, rất có khả năng nó cũng sẽ là khu vực thức dậy muộn nhất. Khi chúng ta tỉnh dậy sau một giấc ngủ, nếu vùng hải mã vẫn chưa hoàn toàn tỉnh táo, não của bạn sẽ rất khó lưu lại đoạn ký ức đó, sẽ rất khó để bạn có thể nhớ mình đã mơ những gì.

Mặc dù điều này có thể giải thích cho việc tại sao những ký ức trong giấc mơ không dễ dàng được lưu lại, nhưng điều này không có nghĩa là vùng hải mã cả đêm đều trong tình trạng “ngủ”. Trên thực tế, khi chúng ta đang ngủ, khu vực này vẫn hoạt động khá tích cực, vẫn có thể gửi thông tin đến vỏ não, nhưng không tiếp nhận bất kỳ thông tin nào.

Học giả Andrillon chỉ ra rằng, phương thức giao tiếp 1 chiều này có thể dịch chuyển ký ức từ vỏ não tới bộ nhớ dài hạn, nhưng những thông tin mới lại không thể ghi lại ở vùng hải mã.

Sau khi chúng ta tỉnh dậy, đại não mất ít nhất 2 phút mới có thể khởi động lại được trí nhớ. Trong một nghiên cứu được công bố năm 2017, những nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra rằng những người ghi nhớ được các giấc mơ thì tần suất thức giấc giữa đêm thường cao hơn những người không nhớ được.

Những cơn thức giấc giữa đêm này kéo dài trung bình 2 phút đối với những người có khả năng nhớ lại giấc mơ cao, trong khi những người không nhớ được giấc mơ của họ chỉ thức dậy giữa đêm trung bình trong 1 phút.

Ngoài ra, rất khó để mọi người có thể lưu lại được tất cả các ký ức trong lúc ngủ, điều này có liên quan tới sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh là acetylcholine và noredrenaline. Cả 2 chất này đều có vai trò quan trọng trong việc lưu lại ký ức của con người. Khi chúng ta đang ngủ, 2 chất này sẽ giảm đáng kể.

Yến Nhi

Xem thêm:

Yến Nhi

Published by
Yến Nhi

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

7 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 giờ ago