Khoa Học - Công Nghệ

Ấn Độ: Bác sĩ xem video YouTube để phẫu thuật cho bệnh nhân

Một bác sĩ tại Ấn Độ đang bị cáo buộc gây ra ca tử vong của một cậu bé 15 tuổi sau khi vừa phẫu thuật cho bệnh nhân vừa xem video hướng dẫn cách lấy sỏi túi mật trên nền tảng YouTube.

(Ảnh minh họa: S_L/Shutterstock)

Cụ thể, Ajit Kumar Puri, người được cho là bác sĩ tại Bệnh viện Ganpati ở Saran, bang Bihar của Ấn Độ, đã bị cáo buộc gây ra ca tử vong của một thiếu niên địa phương khi phẫu thuật cho cậu bé mà không có đủ kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết.

Gia đình cậu bé khẳng định rằng họ đã đưa cậu bé đến bệnh viện vào tuần trước sau khi thấy cậu bé nôn nhiều lần. Bệnh nhân đã được đưa vào viện và các triệu chứng đã thuyên giảm, nhưng Bác sĩ Puri quyết định rằng ông phải phẫu thuật cho cậu bé để lấy sỏi mật gây ra tình trạng nôn.

Sau khi nhờ cha của cậu bé đi làm việc vặt, bác sĩ Puri đã phẫu thuật cho cậu bé mà không có sự đồng ý của gia đình. Điều này khiến tình trạng của cậu bé đột nhiên trở nên tồi tệ hơn. Cuối cùng, bác sĩ Puri quyết định rằng cậu bé nên được chuyển đến một bệnh viện khác, nhưng bệnh nhân đã tử vong trên đường đi. Bác sĩ đã bỏ trốn sau khi bỏ lại thi thể của cậu bé trên bậc thềm của Bệnh viện Patna.

Người thân của cậu bé cáo buộc bác sĩ Puri không có đủ kỹ năng để thực hiện ca phẫu thuật, khiến bệnh nhân tử vong. Họ nói rằng bác sĩ đã phải xem hướng dẫn trên YouTube về cách lấy sỏi túi mật trong khi phẫu thuật.

“Tình trạng nôn mửa của con tôi đã thuyên giảm. Nhưng bác sĩ Puri nói rằng con tôi cần được phẫu thuật. Ông ấy đã tiến hành ca phẫu thuật bằng cách xem video trên YouTube. Con trai tôi đã tử vong sau đó”, cha của cậu bé nói với NDTV.

Ngay khi tỉnh lại sau ca phẫu thuật, cậu bé 15 tuổi bắt đầu thấy đau dữ dội. Ông nội của bệnh nhân kể lại rằng cháu mình đã rất đau đớn. Khi gia đình họ hỏi bác sĩ tại sao lại cậu bé có cơn đau như vậy, họ đã bị bác sĩ Puri quát mắng.

Cảnh sát đã đệ đơn khiếu nại bác sĩ Puri và giới chức đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Người được cho là bác sĩ này đã bỏ trốn. Hiện cả gia đình nạn nhân và cảnh sát đều nghi ngờ rằng Puri không phải là bác sĩ thực sự.

Tại Ấn Độ, việc xuất hiện bác sĩ giả không phải là chuyện hiếm thấy. Hồi đầu năm nay, một người đàn ông đã bị phát hiện hành nghề y ở Mumbai bằng bằng cấp y khoa của vợ mình. Trong khi đó, vài năm trước, một người đàn ông đã “xoay xở” để làm việc tại 16 bệnh viện tư nhân bằng cách đóng giả là bác sĩ.

Phan Anh

Video: NƯỚC LŨ SÔNG HỒNG LÊN NHANH, HÀ NỘI NGUY CƠ NGẬP HƠN 70 TUYẾN PHỐ

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Nga phản ứng về việc ông Trump nói ông đã từng đe dọa tấn công Moskva

Ông Peskov lưu ý rằng “hiện tại có rất nhiều tuyên bố gay gắt, rất…

43 phút ago

Bộ GD&ĐT yêu cầu thu hồi bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

Ông Vương Tấn Việt  (Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang) bị thu…

1 giờ ago

Tiêm kích Nhật Bản xuất kích chặn máy bay trinh sát H-6, Y-9 của Trung Quốc

ĐCSTQ điều động một máy bay ném bom và máy bay trinh sát bay qua…

2 giờ ago

Năm chủ điểm thách thức lớn nhất đe dọa liêm chính bầu cử Hoa Kỳ 2024

Hoa Kỳ đang gặp phải rất nhiều thách nghiêm trọng liên quan đến tính liêm…

2 giờ ago

Trung Quốc và Ấn Độ đạt thỏa thuận bố trí tuần tra quân sự khu vực biên giới tranh chấp

Ấn Độ cho biết đã đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ về việc bố trí…

3 giờ ago

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Phát triển điện hạt nhân, do Nhà nước độc quyền đầu tư, vận hành

Phát triển điện hạt nhân được "thể chế hóa" trong Luật Điện lực (sửa đổi),…

3 giờ ago