Biến thể Delta có thể vô hiệu hóa vắc-xin?

Biến thể Delta của virus corona xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ được xem là chủng dễ lây lan hơn các biến thể khác và đã trở thành chủng lây nhiễm chính trên toàn cầu. Hiện biến thể Delta đã có mặt ở gần 100 quốc gia và làm gia tăng số ca mắc COVID-19 mới.

(Ảnh minh họa: Par Mau47/Shutterstock)

Biến thể Delta trở thành chủng lây nhiễm chính ở nhiều quốc gia

Theo dữ liệu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, biến thể Delta lần đầu tiên trở thành chủng lây nhiêm chính tại Mỹ, trong 2 tuần tính cho đến ngày 3/7 vừa qua, biến thể Delta đã chiếm 51,7% số ca mắc mới, trong khi 2 tuần trước đó biến thể này chỉ chiếm 30,4%. Điều đó cho thấy mức độ lây lan của Delta đang tăng lên một cách nhanh chóng.

Theo dữ liệu do Viện Nghiên cứu Scripps (The Scripps Research Institute) công bố, tại 4 tiểu bang là Kansas, Arkansas, Missouri và Connecticut, tỷ lệ ca nhiễm mới do biến chủng Delta vượt quá 80%, trong đó ở Missouri cao tới 96%. 

Tại Vương quốc Anh, 99% số ca nhiễm bệnh là do biến thể Delta. Đây là chủng có khả năng lây nhiễm cao nhất trong số các biến thể hiện tại, mức độ lây nhiễm tăng khoảng 60% so với biến thể Alpha lần đầu tiên được phát hiện ở Anh.

Tại Đức, các chuyên gia lo ngại rằng trước cuối mùa hè này thì biến thể Delta sẽ thay thế Alpha để trở thành chủng virus lây nhiễm chính.

Tại Hàn Quốc, tác động của biến thể Delta khiến số ca nhiễm bệnh gia tăng nhanh. Ngày 7/7 vừa qua, cơ quan chức năng của Hàn Quốc thông báo chỉ trong 1 ngày mà số trường hợp mắc COVID-19 mới đã là 1.212 ca, đạt kỷ lục về số ca nhiễm mới được ghi nhận trong nửa năm qua. Hãng thông tấn Yonhap cho biết dịch bệnh ở Hàn Quốc đã bước sang giai đoạn dịch thứ 4 kể từ cuối tháng 4, hiện tại biến thể Delta với sức lây lan mạnh đang lan rộng trong nước và số ca được ghi nhận có khả năng sẽ tăng cao hơn nữa.

Tại Israel, dữ liệu mới nhất cho biết khoảng 90% các ca mắc mới là do biến thể Delta, trong đó một nửa số trường hợp được xác nhận là trẻ em dưới 16 tuổi chưa được tiêm chủng, và một nửa số người lớn được xác nhận nhiễm bệnh là những người đã hoàn thành việc tiêm chủng với vắc-xin Pfizer.

Ở Trung Quốc, Delta đã gây ra tình trạng lây nhiễm tại 3 vùng ở tỉnh Quảng Đông là Quảng Châu, Thâm Quyến và Đông Hoản. Trong một cuộc phỏng vấn truyền thông, chuyên gia CDC Trung Quốc nói rằng 2 loại vắc-xin bất hoạt hiện có ở Trung Quốc kém hiệu quả hơn đối với biến thể Delta.

Đặc tính mới của biến thể Delta

Khả năng lây lan nhanh là đặc điểm chủ yếu nhất của Delta, biến thể này còn có khả năng gia tăng nhanh chóng trong cơ thể người bị nhiễm cùng khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch, làm vô hiệu hóa kháng thể. Ngoài ra với biến thể Delta thì khả năng liên kết các kháng thể được tạo ra bởi vắc-xin cũng bị  suy giảm, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin.

Hiệu quả hạn chế của một số loại vắc-xin trước biến thể Delta

Nhiều dữ liệu liên quan như từ tạp chí y khoa The Lancet chỉ ra rằng, so với chủng COVID-19 ban đầu thì hiệu quả của vắc-xin Pfizer chống lại biến thể Delta đã giảm từ 88% xuống 79%, và số lượng kháng thể trung hòa hiệu quả ở người được tiêm chủng thấp hơn 6 lần; tương tự, hiệu quả của vắc-xin AstraZeneca chống lại biến thể Delta cũng giảm 60%; còn vắc-xin Modena tạo ra kháng thể chống lại biến thể Delta giảm 2 lần so với biến thể khác; và khả năng liên kết kháng thể trung hòa của vắc-xin Johnson & Johnson giảm 1,6 lần.

Theo số liệu mới nhất do Israel công bố, tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin Pfizer tại nước này là 94%, nhưng sau khi biến chủng Delta bùng phát thì tỷ lệ hiệu quả giảm xuống còn 64%.

Các triệu chứng của biến thể Delta

Cộng đồng y khoa đã nhận thấy rằng ở những khu vực mà biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng, các triệu chứng của bệnh nhân được xác nhận ngày càng xuất hiện giống như cảm lạnh ở đường hô hấp trên, chẳng hạn như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, đau họng và sốt; trong khi triệu chứng COVID-19 điển hình trước đó (như mất vị giác và khứu giác) không còn phổ biến nữa.

Biến thể Delta Plus

Giới chức y tế Anh đã thông báo rằng họ phát hiện biến thể mới “Delta Plus” hơi khác so với biến chủng Delta. Biến chủng Delta Plus đã xuất hiện ở 11 quốc gia bao gồm Ấn Độ, Vương quốc Anh và Mỹ; toàn thế giới đã ghi nhận ít nhất 200 trường hợp nhiễm biến thể này. Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu xem biến thể Delta Plus có khả năng lây nhiễm và gây bệnh nhiều hơn các biến chủng khác hay không, bởi vậy thời điểm hiện tại WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và CDC vẫn chưa liệt kê Delta Plus là “loại cần chú ý”.

Biến thể Delta có tỉ lệ tử vong thấp?

Theo dữ liệu vào ngày 25/6 từ Bộ Y tế Công cộng của Vương quốc Anh, tỷ lệ tử vong của biến chủng Delta là 0,3%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong 1,9% của biến thể Alpha, và tỷ lệ nhập viện vì bệnh nặng do biến thể Delta gây ra cũng thấp hơn Alpha. Tuy nhiên, các sở y tế và cộng đồng khoa học cho biết do số lượng biến chủng Delta trong quần thể hiện tại chưa đủ lớn nên dữ liệu cần phải được theo dõi thêm.

Gia tăng trường hợp “nhiễm đột phá”

Vì tiêm vắc-xin chống lại COVID-19 không đồng nghĩa với việc miễn dịch hoàn toàn với virus, vẫn còn nhiều người bị nhiễm bệnh dù đã tiêm vắc-xin, đây được gọi là “trường hợp nhiễm đột phá” (breakthrough cases). Trưởng khoa Y tế Công cộng tại Đại học Brown Mỹ là Ashish Jha cho biết đã phát hiện thấy nhiều trường hợp nhiễm đột phá hơn với biến chủng Delta.

Mới đây, nhóm Gupta của Đại học Cambridge đã công bố bài viết trên Research Square, trong đó chỉ ra rằng biến chủng Delta có nhiều đặc điểm nổi trội hơn trong vấn đề vô hiệu hóa vắc-xin. Phát hiện này đã minh chứng cho những lo ngại rằng biến thể Delta vừa có đặc tính dễ lây lan của biến thể Alpha, lại vừa có đặc tính kháng vắc-xin của của biến thể Beta. Nghiên cứu đã phân tích trình tự virus của 100 nhân viên y tế ở Ấn Độ bị nhiễm “đột phá vắc-xin”, phát hiện ra chủng virus gây nhiễm đột phá chủ yếu là Delta.

Có nên tiêm vắc-xin nhiều hơn không?

Trước biến thể Delta, nhiều người muốn biết liệu có nên tiêm hỗn hợp các loại vắc-xin khác nhau, hoặc tiêm thêm liều vắc-xin thứ 3 đối với một loại vắc-xin hay không? Về vấn đề này, Tiến sĩ Dong Yuhong (chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm châu Âu, đồng thời là nhà khoa học đứng đầu của một công ty công nghệ sinh học) cho rằng về mặt lý thuyết thì việc tiêm lượng vắc-xin nhiều hơn có thể tạo ra lượng kháng thể cao hơn, nhưng còn cần xem từ phương thức trong nghiên cứu phát triển các loại vắc-xin liên quan đến nhiều biến thể khác nhau, nên tập trung loại vắc-xin nhắm vào chủng nào hay nên thiết kế một loại vắc-xin thống nhất?

Trong trường hợp thiết kế một loại vắc-xin thống nhất, phải mất nửa năm kể từ khi đề xuất phương án thiết kế đến nghiên cứu và phát triển, đồng thời phải qua 3 giai đoạn thí nghiệm; ngoài ra còn có một khoảng cách giữa thí nghiệm và thực tế. Tiến sĩ Dong Yuhong chỉ ra rằng chúng ta sẽ luôn ở trong trạng thái bị động khi dùng vắc-xin để đối phó với vấn đề virus liên tục biến đổi.

Theo Vision Times,

Á Nam

Xem thêm:

Á Nam

Published by
Á Nam

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

22 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

48 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

3 giờ ago