Nhiều yếu tố như địa chính trị, sự đàn áp và kiểm duyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các công ty nước ngoài cũng như sự thiếu minh bạch trong các chính sách, đã khiến các công ty đánh giá lại sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc. Các công ty hàng đầu trong ngành bao gồm Apple, TSMC và Mazda đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ và chuyển chúng ra khỏi Trung Quốc.
Tháng 7/2018, dưới thời Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra, kỷ nguyên toàn cầu hóa và nhất thể hóa chuỗi cung ứng từ Trung Quốc bắt đầu sụp đổ. Trong 3 năm qua, do dịch bệnh viêm phổi virus corona mới (COVID-19), ĐCSTQ đã thực hiện chính sách Zero-COVID nghiêm ngặt, khiến các nhà đầu tư phải đánh giá lại rủi ro địa chính trị. Ngoài ra, dưới sự lãnh đạo của chính quyền Biden, việc tách rời thương mại Mỹ – Trung đã tăng tốc, trong các vấn đề căng thẳng từ cuộc chiến chip đến việc ĐCSTQ nhăm nhe tấn công Đài Loan, v.v, chính quyền Biden đã và đang thúc đẩy một chương trình nghị sự về an ninh kinh tế.
Trong một báo cáo hồi tháng 3, các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết, chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc, căng thẳng địa chính trị và những lo ngại về nhân quyền đang khiến các công ty khác giảm sự phụ thuộc vào hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Họ nói thêm: “Việc tách rời hai nền kinh tế (Mỹ và Trung Quốc) đã dẫn đến việc chuyển các ngành sản xuất chính quay trở lại trong nước (ở Mỹ) và nhập khẩu từ Trung Quốc chuyển sang nhập khẩu từ các nước ASEAN, Ấn Độ và Mexico.”
Giám đốc điều hành cấp cao của Ford, ông Ted Cannis, nói với Financial Times vào tháng 12 rằng toàn bộ chuỗi cung ứng ô tô đang “suy nghĩ lại về hoạt động hậu cần (logistics) trên quy mô lớn”.
Ông nói, “Chuỗi cung ứng sẽ là tâm điểm của thập kỷ này.”
Ngoài ra, chính sách Zero-COVID trong 3 năm của ĐCSTQ đã làm gián đoạn ngành công nghiệp Trung Quốc, các cảng bị tắc nghẽn, các công ty có nhà máy ở Mỹ gặp phải tình trạng thiếu linh kiện được sản xuất ở châu Á. Nhiều công ty hiện đang yêu cầu các nhà cung cấp Trung Quốc xây dựng nhà máy ở Bắc Mỹ, nếu không các nhà cung cấp có nguy cơ mất doanh số.
Dưới đây là tổng hợp báo cáo của Business Insider vào ngày 26/6, ba công ty lớn bao gồm Apple, TSMC và Mazda đã cố gắng thế nào và đã đạt được tiến bộ nào trong việc giảm sự phụ thuộc vào ngành sản xuất của Trung Quốc.
Năm 2022, đợt phong tỏa chống dịch tại nhà sản xuất iPhone của Foxconn đã làm nổ ra các cuộc biểu tình, thu hút sự chú ý của toàn cầu và cũng ảnh hưởng đến sản lượng việc sản xuất iPhone, do đó Apple bị thiệt hại nặng nề.
Kể từ đó, Apple đã nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, chuyển một số hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc. Apple đã chuyển một số dây chuyền sản xuất iPhone sang Ấn Độ và đang thăm dò việc chuyển dây chuyền sản xuất iPad sang đó.
Công ty Apple đã thông báo vào ngày 11/4 rằng họ sẽ mở một cửa hàng thực thể ở Mumbai và New Delhi vào ngày 18 và 20/4.
Trong báo cáo tài chính mới nhất của Apple, CEO Tim Cook đã đề cập đến “Ấn Độ” hơn 20 lần, ông nói với giới truyền thông rằng Ấn Độ là địa điểm trọng yếu của Apple, đồng thời nhấn mạnh rằng Ấn Độ sẽ sớm trở thành thị trường và cơ sở sản xuất lớn. Ông Tim Cook cũng đã giúp đỡ rất nhiều chuỗi cung ứng là doanh nghiệp Trung Quốc xin phép thành lập nhà máy trong chuyến thăm Ấn Độ của ông.
Trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, ông đã gặp Giám đốc điều hành Apple – Tim Cook. Ông Tim Cook cho biết sau cuộc họp rằng Ấn Độ đại diện cho một “cơ hội lớn”.
Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC cũng đang vướng vào căng thẳng địa chính trị.
TSMC bắt đầu sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2004. Hai trong số 18 nhà máy của TSMC được đặt tại Trung Quốc, phần lớn vẫn ở Đài Loan.
Mặc dù không có dấu hiệu TSMC sẽ rời khỏi Trung Quốc hoàn toàn, nhưng công ty đang mở rộng ở những nơi khác, bao gồm cả Đài Loan và Mỹ. Vào tháng 12, TSMC tuyên bố sẽ mở một nhà máy thứ hai ở tiêu bang Arizona, tăng khoản đầu tư của công ty vào tiểu bang này từ 12 tỷ USD lên 40 tỷ USD. Các nhà máy sẽ được Chính phủ Mỹ trợ cấp một phần thông qua Đạo luật Khoa học và Chip, cung cấp 52 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn của Mỹ.
Apple là khách hàng lớn nhất của TSMC, chiếm 26% tổng doanh thu của TSMC trong năm ngoái. CEO Tim Cook của Apple cho biết công ty sẽ là khách hàng lớn nhất của nhà máy khi nó đi vào hoạt động ở tiểu bang Arizona.
Mazda, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, từng thống trị việc sản xuất phụ tùng ô tô tại Trung Quốc, hiện nay đã thay đổi lập trường đó.
Theo Reuters, dẫn lời các giám đốc điều hành của Mazda cho biết vào tháng 8 năm ngoái rằng họ sẽ yêu cầu các nhà cung cấp phụ tùng sản xuất linh kiện bên ngoài Trung Quốc, đồng thời cũng tăng lượng hàng tồn kho tại Nhật Bản.
Ông Masahiro Moroz nói với Financial Times vào tháng 12 năm ngoái rằng: “Hiện tại không còn là thời đại mà chi phí là động lực chính.”
“Hiện tại, chúng tôi cũng cần xem xét sự mạnh mẽ của chuỗi cung ứng để đảm bảo mua sắm linh kiện ổn định.”
Theo Reuters đưa tin, ông Masahiro Moroz cho biết: “Khi chúng ta tiếp tục kinh doanh trên toàn cầu, chúng ta phải đáp ứng những thay đổi hiện tại bằng cách nhận ra rằng chúng ta không còn ở trong thời đại toàn cầu hóa như trước đây nữa”.
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…