Categories: Kinh TếKinh doanh

Chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại một DN 62.000 người lên đến 91%

Theo đánh giá của đoàn kiểm tra do Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM thực hiện ngày 6/4, chỉ số rủi ro lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (Q.Bình Tân, TP.HCM) là 91%.

Khu nhà ăn được lắp vách ngăn tại công ty Furukawwa Automotive Parts, để hạn chế tiếp xúc khi ăn. (Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM)

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cảnh báo nếu Công ty Pouyuen Việt Nam không thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch thì đề nghị phải giảm quy mô hoặc tạm dừng sản xuất để đảm bảo an toàn.

Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam hiện có khoảng 62.000 người. Trong đó, khoảng 16.000 công nhân ở các tỉnh như Tiền Giang, Long An, Bến Tre…

Đại diện công ty cho biết đã thực hiện khám sàng lọc trước khi thực hiện khám bệnh cho công nhân; lập kế hoạch đo thân nhiệt cho tất cả công nhân; yêu cầu công nhân khai báo y tế và nêu lý do xin nghỉ, sắp xếp thời gian ăn trưa lệch nhau, trang bị nước rửa tay, xà phòng; phát 160.000 khẩu trang vải công nhân; lắp đặt camera tại các điểm…

Tuy nhiên, đoàn giám sát y tế nhận thấy tại công ty, một số công nhân không đeo khẩu trang và giữ khoảng cách từ 2m khi giao tiếp. Công nhân chưa thực hiện nghiêm túc việc rửa tay trước khi ăn, chưa thực hiện vệ sinh, tẩy rửa hàng ngày tại nơi làm việc và khử khuẩn xe đưa rước công nhân. Thời gian ăn trưa lệch nhau nhưng giữa người và người không giữ khoảng cách từ 2m khi ăn. Khu ăn tập trung quá đông người.

Ngoài ra, việc đo thân nhiệt tại công ty chỉ đo cho các chuyên gia, công ty cần tổ chức ngay việc đo thân nhiệt của tất cả công nhân tại từng phân xưởng. Cần trang bị thêm bồn rửa tay, dung dịch sát khuẩn, xà phòng… cho công nhân.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP yêu cầu công nhân rửa tay trước và sau khi lên xe, tài xế lau chùi tay nắm cửa, mặt trước ghế. Công ty cũng chưa tổ chức quy trình lên xe an toàn đảm bảo khoảng cách 2m giữa người này và người kia.

Mặc dù vậy, đại diện Công đoàn của Công ty Pouyuen Việt Nam cho biết có nhiều yêu cầu trong bộ tiêu chí của TP ban hành công ty không thể thực hiện được, như không thể sắp xếp vị trí chỗ làm cách nhah 2m do công ty sản xuất theo dây chuyền, nếu giảm năng suất xuống thì sẽ ảnh hưởng đến các đơn hàng đã nhận từ trước. Tại bếp ăn tập thể, mỗi bàn ăn sắp xếp 8 người ngồi, ngăn cách bằng các tấm nhựa mica nhưng do công nhân đông nên khi đi lên xuống nhà bếp chạm mặt nhau, không đảm bảo khoảng cách 2m…

Trước đó, công ty này cho biết để đáp ứng yêu cầu không quá 20 người/mỗi xe đưa đón công nhân, mỗi người ngồi cách nhau một hàng ghế để hạn chế tiếp xúc gần, công ty đã tăng thêm hơn 416 xe buýt, nâng tổng số xe lên 800 để đảm bảo đưa đón 16.000 công nhân.

Theo Sở Y tế TP.HCM, do số lượng công nhân quá lớn, công ty này không thể thực hiện được tất cả biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 của TP, nên chỉ số rủi ro lây nhiễm rất cao – tức thuộc nhóm không được hoạt động.

10 tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro lây nhiễm gồm:

  1. Số lượng công nhân làm việc tập trung;
  2. Mật độ người lao động làm việc (bình quân trên 1 m2 mặt bằng phân xưởng).
  3. Tỷ lệ công nhân có rửa tay, có xịt nước sát khuẩn trước khi vào và ra khỏi phân xưởng;
  4. Tỷ lệ công nhân có đeo khẩu trang;
  5. Tỷ lệ công nhân được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào phân xưởng;
  6. Số người cùng ăn một lúc ở nhà ăn;
  7. Số công nhân đi làm bằng xe đưa rước;
  8. Số khu vực (địa điểm đón, trả) công nhân ở trước khi đi làm;
  9. Tỷ lệ % công nhân được công ty phát khẩu trang;
  10. Công ty có làm ca đêm (trừ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng, dầu, điện, nước, nhiên liệu và trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch).

Mỗi tiêu chí được chấm từ 1-10 điểm theo thang rủi ro tăng dần. Chỉ số rủi ro được tính theo cách lấy điểm cộng của 10 chỉ số thành phần chia cho 100.

Nếu chỉ số điểm bằng 10% – mức rất ít rủi ro, doanh nghiệp được hoạt động.

Dưới 30% – mức rủi ro thấp, doanh nghiệp được hoạt động nhưng phải kiểm tra định kỳ để khắc phục hạn chế ở chỉ số thành phần nào cao nhất.

Từ 30% đến dưới 50% – mức rủi ro lây nhiễm trung bình. Doanh nghiệp có thể được phép hoạt động với điều kiện không có chỉ số thành phần nào từ 7 điểm trở lên.

Từ 50% đến dưới 80% – mức rủi ro lây nhiễm cao, phải có giải pháp giảm rủi ro mới được hoạt động. Từ 80% đến 100%: rủi ro lây nhiễm rất cao, doanh nghiệp không được hoạt động.

Sơn Nguyên

Sơn Nguyên

Published by
Sơn Nguyên

Recent Posts

Kremlin nói đáp trả bằng tên lửa siêu thanh để cảnh báo sự “liều lĩnh” của phương Tây

Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…

1 giờ ago

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

5 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

6 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

7 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

8 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

9 giờ ago