Kinh Tế

Mỹ lần đầu tiên vượt Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan

Khi mối đe dọa từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Đài Loan ngày càng gia tăng và sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng khốc liệt, Đài Loan đang rời bỏ thị trường Trung Quốc và tiến gần hơn đến Mỹ. Trong quý I năm nay, Mỹ lần đầu tiên thay thế Trung Quốc Đại Lục trở thành điểm đến lớn nhất cho hàng xuất khẩu của Đài Loan. Các chuyên gia cho rằng chính sách đàn áp Đài Loan của ĐCSTQ thực chất đã đẩy Đài Loan ra xa.

Vào ngày 26/4/2024, công ty Đài Loan KYEC Electronics tuyên bố sẽ rút khỏi hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Trong ảnh là khu vực nhà máy của KYEC Electronics. (Nguồn: CNA Đài Loan)

Sau khi TSMC, nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới, hồi tháng trước tuyên bố sẽ mở rộng đầu tư vào Mỹ lên 65 tỷ USD, công ty bán dẫn King Yuan Electronics của Đài Loan cho biết họ sẽ chấm dứt hoạt động 20 năm tại Trung Quốc Đại Lục.

Số liệu chính thức của Đài Loan cho thấy trong quý I năm nay, Đài Loan đã xuất khẩu hàng hóa trị giá 24,6 tỷ USD sang Mỹ, trong khi xuất khẩu hàng hóa trị giá 22,4 tỷ USD sang Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ khi dữ liệu so sánh được đưa ra vào năm 2016, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc Đại Lục để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan.

Chuyên gia: Thị phần xuất khẩu của Đài Loan sang Trung Quốc có thể tiếp tục giảm

Năm ngoái, xuất khẩu chất bán dẫn, linh kiện điện tử và thiết bị máy tính của Đài Loan sang Mỹ đã tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2018 lên gần 37 tỷ USD. Không chỉ công nghệ, xuất khẩu sắn của Đài Loan và các sản phẩm thay thế (thành phần chính trong trà sữa trân châu) sang Mỹ đã tăng hơn gấp 3 lần từ năm 2018 đến năm 2023, đồng thời Đài Loan cũng đang xuất khẩu nhiều trái cây, các loại hạt và cá nuôi hơn.

Theo hãng tin AP, Hung Tran, nghiên cứu viên cấp cao không thường trú tại Trung tâm Địa kinh tế Hội ​​đồng Đại Tây Dương, cho biết dữ liệu thương mại gần đây phản ánh “cả Đài Loan và Mỹ đều đang điều chỉnh hướng thương mại để giảm thiểu rủi ro từ Trung Quốc”.

Tỷ trọng xuất khẩu của Đài Loan sang Trung Quốc và Hồng Kông đã giảm từ khoảng 44% vào năm 2020 xuống dưới 1/3 trong quý I năm 2024. Nghiên cứu viên Hung Tran cho biết đây là một “sự thay đổi rất lớn và tôi nghĩ tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông có thể tiếp tục giảm”.

Đài Loan giảm mạnh đầu tư vào Trung Quốc và tăng đầu tư vào Mỹ

Bộ Kinh tế Đài Loan cho biết, đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ, giảm gần 40% xuống còn 3 tỷ USD vào năm ngoái. Đầu tư của Đài Loan vào Mỹ đã tăng gấp 9 lần vào năm ngoái, đạt 9,6 tỷ USD. Mỹ và Đài Loan đã ký một thỏa thuận thương mại vào năm ngoái và hiện đang đàm phán giai đoạn tiếp theo. Các nhà lập pháp Mỹ cũng đã đưa ra dự luật chấm dứt việc đánh thuế hai lần đối với các doanh nhân và người lao động Đài Loan tại Mỹ.

Hãng tin AP cho rằng những thay đổi này xảy ra vào thời điểm căng thẳng trong quan hệ Trung – Mỹ gia tăng. Nó báo hiệu những nỗ lực của Đài Loan nhằm giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh và tự bảo vệ mình khỏi áp lực của ĐCSTQ, đồng thời xây dựng mối quan hệ kinh tế và thương mại chặt chẽ hơn với đồng minh hùng mạnh nhất của mình là Mỹ. Sự thay đổi này cũng diễn ra khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc suy yếu và các công ty toàn cầu đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sau khi gặp phải sự gián đoạn nguồn cung do đại dịch COVID.

Báo cáo dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Kritenbrink nói: “Mọi thứ được thúc đẩy bởi… mong muốn xây dựng khả năng răn đe và khả năng phục hồi của Đài Loan, tất cả để hỗ trợ duy trì hiện trạng (ở eo biển Đài Loan) và ngăn chặn ĐCSTQ khỏi việc cố gắng hành động nhắm vào Đài Loan.”

Bộ Thương mại Mỹ thông báo vào ngày 8/4 rằng họ sẽ cung cấp cho TSMC khoản trợ cấp trị giá 6,6 tỷ USD để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến ở Phoenix, tiểu bang Arizona. Mục tiêu là nhà máy Arizona của TSMC sẽ sản xuất khoảng 1/5 số chip tiên tiến nhất thế giới vào năm 2030.

Ngoài các khoản đầu tư vào Mỹ, TSMC còn đầu tư vào Nhật Bản, một nước ủng hộ trung thành của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Công ty Đài Loan Foxconn, nhà sản xuất theo hợp đồng chính của Apple, đang xây dựng năng lực sản xuất ở Ấn Độ, trong khi Pegatron (một công ty Đài Loan khác sản xuất linh kiện iPhone và máy tính) đang đầu tư vào Việt Nam.

Chuyên gia: Việc ra quyết định của lãnh đạo ĐCSTQ là ngu ngốc về mặt chiến lược, sẽ đẩy Đài Loan ra xa

Mặc dù ĐCSTQ chưa cai trị Đài Loan một ngày, nhưng luôn tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan và gia tăng áp lực đối với Đài Loan trong những năm gần đây, đồng thời cũng đe dọa không loại trừ việc sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Chính phủ Đài Loan tuyên bố chỉ có người dân Đài Loan mới có thể tự quyết định tương lai của mình.

Trong khi Chính phủ Đài Loan đang tăng cường phòng thủ quân sự, họ cũng đang tăng cường quan hệ với  Mỹ và các đồng minh, điều này gây ra sự bất mãn với ĐCSTQ. ĐCSTQ sau đó đã trả đũa bằng cách sử dụng đòn bẩy kinh tế. Bắc Kinh đã hạn chế việc du lịch đến Đài Loan của khách du lịch Đại Lục và đình chỉ nhập khẩu hải sản, trái cây và đồ ăn nhẹ của Đài Loan. Năm 2021, ĐCSTQ cũng cấm nhập khẩu dứa Đài Loan.

Ông Ralph Cossa, chủ tịch danh dự của Diễn đàn Thái Bình Dương, một tổ chức nghiên cứu chính sách đối ngoại, cho rằng hành động của Bắc Kinh thực sự sẽ đẩy Đài Loan ra xa.

Ông Ralph Cossa cho rằng nhiều quyết định do các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đưa ra là ngu ngốc về mặt chiến lược. Những cuộc kiểm tra lòng trung thành của ông Tập đối với các doanh nhân Đài Loan, cũng như các quyết sách và hoạt động kinh doanh có áp lực cao khác, là nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công của chính sách giữ khoảng cách với Trung Quốc của Chính phủ Đài Loan. Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức sẽ tiếp tục thực hiện chính sách Trung Quốc của bà Thái Anh Văn.

KYEC Electronics, công ty Đài Loan chuyên thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn, hôm 26/4 thông báo sẽ bán cổ phần trị giá 670 triệu USD trong liên doanh tại Tô Châu, Trung Quốc. Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính Triệu Kính Nghiêu (Zhao Jingyao) cho biết vào thời điểm đó rằng trong những năm gần đây, địa chính trị đã tác động đến chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu, cùng với tác động của các biện pháp hạn chế công nghệ của Mỹ đối với ngành bán dẫn của Trung Quốc, danh sách thực thể thương mại, và lệnh cấm bán một số sản phẩm, sản xuất chất bán dẫn ở Trung Quốc Đại Lục, đã khiến môi trường sinh thái thay đổi, cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt.

Trương Đình

Published by
Trương Đình

Recent Posts

Đại học Wollongong (Úc) bác thông tin không nhận hồ sơ học sinh 5 tỉnh, thành Việt Nam

Liên quan việc trường Đại học Wollongong (Úc) không nhận hồ sơ từ 5 tỉnh,…

2 giờ ago

Bão Trami sắp vào biển Đông, gây đợt mưa rất lớn dọc miền Trung

Bão Trami (bão số 6) sẽ vào biển Đông trong tuần này, có khả năng…

2 giờ ago

Nga phản ứng về việc ông Trump nói ông đã từng đe dọa tấn công Moskva

Ông Peskov lưu ý rằng “hiện tại có rất nhiều tuyên bố gay gắt, rất…

3 giờ ago

Bộ GD&ĐT yêu cầu thu hồi bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

Ông Vương Tấn Việt  (Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang) bị thu…

4 giờ ago

Tiêm kích Nhật Bản xuất kích chặn máy bay trinh sát H-6, Y-9 của Trung Quốc

ĐCSTQ điều động một máy bay ném bom và máy bay trinh sát bay qua…

5 giờ ago

Năm chủ điểm thách thức lớn nhất đe dọa liêm chính bầu cử Hoa Kỳ 2024

Hoa Kỳ đang gặp phải rất nhiều thách nghiêm trọng liên quan đến tính liêm…

5 giờ ago