10 công dụng trị bệnh của cây sả

Cây sả từ lâu đã được dùng phổ biến trong dân gian làm gia vị và trị bệnh. Các nghiên cứu hiện đại đã giúp khẳng định các công dụng này và mở ra thêm nhiều hy vọng ứng dụng đối với sả.

(ảnh: Shutterstock)

Cây sả còn được gọi là cỏ sả, hương mao, sả chanh, tên khoa học là Cymbopogon citratus (DC.) Stapf., thuộc họ Lúa (Poaceae). Ngoài ra còn có một số loại sả khác như Cymbopogon flexuosus, sả dịu; Cymbopogon martinii, sả hoa hồng, sả hồng; Cymbopogon winterianus, sả Java, sả đỏ…

Loại sả thường thấy tại Việt Nam là sả chanh, có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi thối, trừ tà khí, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa.

Người ta trồng sả để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, làm dưa, ướp thịt cá. Lá sả dùng nấu nước gội đầu, thường phối hợp với một số cây có tinh dầu khác (bạc hà, kinh giới, lá chanh, ngải cứu, lá buởi…) để nấu nước xông giải cảm.

Cây sả còn được dùng để chưng cất tinh dầu. Củ sả chứa 1 – 2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh mà thành phần chủ yếu là citral (65 – 85%), geraniol (40%). Mỗi lần dùng 3 – 6 giọt pha trong sữa và nước thành nhũ tương, có tác dụng thông trung tiện, chống nôn, giảm đau, chữa đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

Theo Đông y, cây sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy…

1. Chữa cảm sốt nhức đầu

Liều lượng mỗi ngày 8 – 12g lá và củ sả dưới dạng thuốc xông hay thuốc hãm. Phổ biến nhất là nồi nước xông lá sả phối hợp với một số lá khác như lá tre, lá cúc tần, lá bưởi, lá tía tô…  mỗi thứ một nắm, đem nấu nước xông cho ra mồ hôi để chữa cảm sốt, nhức đầu.

>> Cảm cúm khác gì cảm lạnh? Điều trị thế nào?

2. Đuổi côn trùng, rắn

Tác dụng chính của sả là ở tinh dầu. Trong lá sả có tinh dầu, thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola. Vì vậy, khi người ta vò lá sả sẽ thấy có một mùi thơm đặc biệt phảng phất mùi thơm của chanh.

Tinh dầu sả bôi lên da hoặc phun trong nhà có thể xua đuổi được ruồi, muỗi và các loài côn trùng khác như dĩn, bọ chét… do đó thường được dùng làm thuốc trừ muỗi và khử mùi hôi.

Kinh nghiệm dân gian cho thấy trồng cây sả quanh nhà có tác dụng xua đuổi rắn.

3. Làm đẹp tóc

Phụ nữ cũng thường nấu nước lá sả để gội đầu cho trơn tóc, sạch gầu và có thể tránh được một số bệnh về tóc.

4. Chữa chàm

Củ sả và tinh dầu sả còn dùng để chữa một số bệnh thông thường như giã nát củ sả bôi lên các vết chàm để chữa cho trẻ em.

5. Chữa rối loạn tiêu hóa

Lấy 3 – 4 giọt tinh dầu sả pha với nước đun sôi để nguội có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, kích thích trung tiện, phòng đau dạ dày, nóng trong, tiêu chảy.

6. Chữa rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống, sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và giúp điều hòa kinh nguyệt.

7. Ngăn ngừa ung thư

Theo kết quả của một số nghiên cứu thì hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho sả vào thức ăn hoặc hãm sả uống như uống trà. Người đang phải xạ trị ung thư có thể uống nước sả để hỗ trợ điều trị.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho thấy sả có chứa beta-carotene – chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

>> Mỗi nửa giờ có 4 người chết vì ung thư ở Việt Nam

8. Giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn

Tinh chất sả có thể làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu. Lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy giảm đau rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.

Một số nghiên cứu cho thấy sả có chứa nhiều hoạt chất sinh học thuộc nhóm flavonoid, phenolic, ví dụ như teolin, isoorientin 2′-O-rhamnoside, quercetin, kaempferol và apiginin… Chúng mang lại cho sả đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn một cách tự nhiên.

9. Giảm huyết áp

Tinh chất có trong sả sẽ giúp giảm huyết áp một cách có hiệu quả. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, khi huyết áp tăng, bạn uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp tụt xuống đáng kể.

10. Giải độc hiệu quả

Sả giúp tăng cường số lượng và tần suất việc đi tiểu, giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách loại bỏ những những độc tố không mong muốn và axit uric.

Sả hỗ trợ giải độc rượu. Người hay uống rượu có thể dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén, uống hết. Người say rượu uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

Các món hải sản (ốc, nghêu, sò…) ăn nấu với sả vừa tạo hưong vị thơm ngon vừa giúp tăng cường tiêu hóa, khử lạnh và phòng ngộ độc, đau bụng.

Kiên Thành

Xem thêm:

kiên thành

Published by
kiên thành

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

12 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

1 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

1 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

1 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago