Sức Khỏe

Bệnh tiểu đường bùng nổ trong 30 năm, WHO kêu gọi thay đổi lối sống

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về sự gia tăng đáng báo động của bệnh tiểu đường trong 30 năm qua, chủ yếu do lối sống kém lành mạnh như ăn uống thiếu khoa học và ít vận động thể chất.

Bệnh tiểu đường đang dần trở thành đại dịch trên toàn cầu trong 30 năm nay. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Tiểu đường đang dần trở thành đại dịch

Theo báo cáo ngày 13/11/2024 của WHO, số người trưởng thành mắc tiểu đường trên toàn cầu đã tăng hơn bốn lần kể từ năm 1990. Đến năm 2022, có khoảng 828 triệu người mắc bệnh, tăng thêm 630 triệu người so với 30 năm trước.

Khu vực có tỷ lệ mắc đái tháo đường thấp nhất là Tây Âu và Đông Phi ở cả hai giới, cũng như Nhật Bản và Canada ở phụ nữ. Trong khi đó, tỷ lệ cao nhất được ghi nhận ở Polynesia, Micronesia, một số quốc gia vùng Caribe, Bắc Phi, Trung Đông, Pakistan và Malaysia.

Hiện nay, 14% người trưởng thành trên toàn thế giới đang chung sống với bệnh đái tháo đường, gấp đôi con số 7% vào năm 1990.

Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết: “Chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng đáng báo động của bệnh đái tháo đường trong ba thập kỷ qua, phản ánh sự gia tăng của béo phì, kết hợp với tác động của việc tiếp thị thực phẩm không lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất và những khó khăn kinh tế”.

Gần 450 triệu người trưởng thành từ 30 tuổi trở lên mắc bệnh đái tháo đường vẫn chưa được điều trị vào năm 2022, chiếm 59% tổng số ca mắc trên toàn cầu, tăng gấp 3,5 lần so với trước đây. Đáng chú ý, 90% số người không được điều trị sống tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, làm dấy lên lo ngại về sự bất bình đẳng trong chăm sóc y tế.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường cũng đang gia tăng nhanh chóng, không chỉ tập trung ở khu vực đô thị mà lan rộng khắp các vùng nông thôn. Năm 2023, Việt Nam ghi nhận khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, hơn 55% trong số này đã xuất hiện các biến chứng, bao gồm 34% biến chứng tim mạch, 39,5% biến chứng về mắt và thần kinh, cùng 24% biến chứng về thận. Những biến chứng này không chỉ làm tăng đáng kể chi phí y tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Gánh nặng của bệnh đái tháo đường trên thế giới và tại Việt Nam

Đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe toàn cầu phát triển nhanh nhất thế kỷ 21. Chi phí y tế toàn cầu cho căn bệnh này lên đến gần 1 nghìn tỷ USD và dự kiến tăng mạnh vào năm 2030. Riêng Việt Nam, gánh nặng kinh tế năm 2017 đạt 674 triệu USD, trong đó 435 triệu USD là chi phí y tế trực tiếp.

Ông Charles Henderson, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nhận định: “Bệnh đái tháo đường không chỉ gây gánh nặng về sức khỏe mà còn tạo ra một chi phí y tế khổng lồ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cộng đồng dễ bị tổn thương và thiếu các dịch vụ chăm sóc cần thiết”. Ông cho biết chi phí y tế cho những người mắc bệnh này đã tăng 35% trong thập kỷ qua. “Việc giảm chi phí điều trị đái tháo đường là điều quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh,” ông nhấn mạnh.

Thay đổi lối sống giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh

Trong báo cáo ngày 13/11/2024, Tổng giám đốc WHO đã kêu gọi các quốc gia phải khẩn trương hành động để kiểm soát bệnh đái tháo đường. “Điều quan trọng là xây dựng các chính sách hỗ trợ cách ăn uống lành mạnh, khuyến khích vận động, và cải thiện hệ thống y tế để phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường”.

Về phía người bệnh, thay đổi lối sống là phương pháp hiệu quả và ít tốn kém nhất để giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Một trong những thay đổi quan trọng để quản lý và đảo ngược tình trạng đái tháo đường là lựa chọn thực phẩm phù hợp. Người bệnh nên ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc, đồng thời tránh thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Ngoài chế độ ăn, tập thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp giảm căng thẳng. Mục tiêu tập luyện nên đạt ít nhất 150 phút aerobic và 2-3 buổi tập sức đề kháng mỗi tuần. Kiểm soát cân nặng, đặc biệt là giảm ít nhất 7% trọng lượng cơ thể, sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, trong khi quản lý căng thẳng giúp ổn định lượng đường trong máu.

Thanh Ngọc biên dịch
Theo The Epoch Times

Xem thêm:

Naveen Athrappully

Published by
Naveen Athrappully

Recent Posts

Gần 20 nạn nhân được giải cứu khỏi đường dây mua bán dâm cho người TQ tại Lào

Đường dây mại dâm xuyên biên giới vừa bị phá. Trong đó, bé gái 15…

13 phút ago

Zelensky gạt bỏ đề xuất ngừng bắn và trao đổi tù binh dịp lễ Giáng sinh

Bằng lời lẽ trào phúng, Tổng thống Ukraine Zelensky đã gạt bỏ thỏa thuận ngừng…

16 phút ago

Hải Phòng: Nữ học sinh lớp 8 nghi rơi từ tầng cao, tử vong trong trường

Giữa giờ nghỉ trưa, một học sinh lớp 8, học lực giỏi tại Thủy Nguyên…

27 phút ago

Thủ tướng Hungary Orban điện đàm với ông Putin sau cuộc gặp với ông Trump

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã thảo luận về…

44 phút ago

Người đàn ông TQ bị bắt vì điều khiển UAV quay phim căn cứ không quân của Mỹ

Mỹ đã bắt giữ một công dân Trung Quốc điều khiển máy bay không người…

1 giờ ago

Cậu bé ‘trở lại’ 5 lần qua luân hồi chuyển sinh?

Và tại Kasganj, từng có một cậu bé tên là Ajay, đã qua đời trong…

1 giờ ago