Hành tây và tỏi là những nguyên liệu gia vị quen thuộc trong cuộc sống, nhưng lại ẩn chứa nhiều bí mật trong việc phòng ngừa và chống lại ung thư. Bác sĩ Trần Bác Thánh, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Phòng khám Trung y Kinh Hòa – Đài Loan, đã chia sẻ trên chương trình 《Sức khỏe 1+1》của Đài truyền hình Tân Đường Nhân về tác dụng chống ung thư và cách sử dụng đúng của hành tây và tỏi, cùng với quan điểm đúng đắn của Trung y trong việc chống ung thư.
Bác sĩ Trần Bác Thánh cho biết, theo quan điểm của Trung y, dược liệu và thực phẩm có cùng nguồn gốc, trong đó tính chất cay trong thuốc và thực phẩm có tác dụng lên Phế (phổi). Do đó, các thực phẩm có vị cay như hành tây và tỏi có khả năng hiệu quả trong việc khai thông Phế khí, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó điều hòa tình trạng khí huyết ứ đọng, giúp khí huyết lưu thông.
Khí huyết lưu thông là một cơ sở quan trọng để duy trì sức khỏe cơ thể. Trong Trung y, “khí” cấu thành nên năng lượng hoặc vận động của sinh mệnh, còn “huyết” là thuật ngữ dùng để chỉ các chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể. Khi khí huyết mất cân bằng hoặc không đủ, cơ thể dễ dàng phát sinh các bệnh lý hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Kết hợp các quan sát lâm sàng, Bác sĩ Trần Bác Thánh đã tóm tắt bốn loại thể chất dễ bị ung thư sau đây:
Không thường xuyên vận động và căng thẳng trong lâu dài không giải tỏa, có thể ảnh hưởng đến hệ nội tiết, làm khí huyết lưu thông không thuận lợi, từ đó gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
Chức năng tiêu hóa và hấp thụ kém dẫn đến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Dinh dưỡng không đủ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ miễn dịch, khiến khả năng phòng vệ của cơ thể giảm sút và tăng nguy cơ mắc ung thư.
Những người dễ bị biến động cảm xúc, dễ tức giận hoặc suy nghĩ quá nhiều, kèm theo chất lượng giấc ngủ không tốt. Cảm xúc bị ức chế kéo dài và thiếu ngủ ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Những người có tiền sử gia đình hoặc tiền sử bệnh cá nhân thuộc nhóm có nguy cơ cao, vì kiểu gen hoặc thể chất của họ quyết định khả năng dễ mắc một số loại ung thư hơn. Bác sĩ Trần Bác Thánh khuyên rằng, nhóm này nên chú ý đặc biệt đến việc tăng cường hệ miễn dịch nhằm giảm thiểu rủi ro mắc ung thư.
Phytochemical là những hợp chất bảo vệ mà thực vật tạo ra để chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, như virus, nấm, vi khuẩn). Chúng có thể hoạt động như chất chống oxy hóa hoặc ngăn ngừa sự hình thành của các chất gây ung thư.
Bác sĩ Trần Bác Thánh cho biết, Hợp chất lưu huỳnh hữu cơ thuộc một loại của Phytochemical, trong đó allicin (hợp chất lưu huỳnh trong tỏi) và sulforaphane (hợp chất lưu huỳnh trong cải) là những hợp chất lưu huỳnh hữu cơ phổ biến. Một số nhà sản xuất đã cô đặc allicin thành viên nang tinh chất tỏi để khắc phục vấn đề hơi thở sau khi ăn tỏi, đồng thời giúp điều trị cảm lạnh nhanh chóng. Sulforaphane hỗ trợ kích hoạt chức năng giải độc của gan và phát huy khả năng chống ung thư.
Nghiên cứu cho thấy, hành tây và tỏi có đặc tính phòng chống ung thư, có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư dạ dày, đại tràng và ở một mức độ nhất định, bao gồm cả ung thư thực quản. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thường xuyên sử dụng hành tây và tỏi cũng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Các cơ chế nghiên cứu đã chứng minh rằng hành tây, tỏi và các hợp chất lưu huỳnh chứa trong chúng có khả năng thay đổi hành vi sinh học của khối u, môi trường vi mô của khối u hoặc các tế bào tiền ung thư, từ đó giảm nguy cơ ung thư. Chẳng hạn, chiết xuất từ hành tây và tỏi có thể giảm sự hình thành nitrosamine, một hợp chất có khả năng gây ung thư trong chế độ ăn. Các thành phần của hành tây và tỏi cũng có thể ức chế sự tăng sinh của nhiều loại tế bào ung thư bằng cách làm chậm chu kỳ tế bào và kích thích quá trình chết tế bào theo lập trình. Ngoài ra, hành tây và tỏi chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, có khả năng loại bỏ các gốc tự do và có thể đóng vai trò điều hòa miễn dịch cho cơ thể.
Bác sĩ Trần Bác Thánh khuyến nghị rằng, để các hoạt chất trong hành tây và tỏi phát huy hiệu quả, cần lưu ý những điểm sau:
– Không nên chiên rán hành tây và tỏi ở nhiệt độ cao. Thay vào đó, có thể ăn sống, vì nhiều phytochemical sẽ bị phân hủy hoặc mất hoạt tính khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Phần lớn phytochemical bị hỏng ở nhiệt độ trên 60°C.
– Nếu không thể ăn sống cũng không nên thời gian chế biến ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Nên xào nhanh hoặc hấp trong thời gian ngắn để giữ lại nhiều dưỡng chất hơn.
Trước khi ăn tỏi và hành tây, nên cắt thành từng miếng nhỏ và để trong khoảng 10 phút trước khi chế biến. Việc để tỏi và hành tiếp xúc với không khí sẽ giúp tạo ra nhiều hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có lợi hơn. Nên bảo quản ở nơi thoáng mát và không nên cho vào tủ lạnh.
Trung y đã có lịch sử lâu đời trong điều trị ung thư, việc chẩn đoán và tiến hành điều trị khối u đã được thảo luận trong các y văn kinh điển như《Hoàng Đế Nội Kinh》. Bác sĩ Trần Bác Thánh chia sẻ, trên lâm sàng thường sử dụng một số loại dược liệu sau để chống lại ung thư:
Linh chi: Chứa các thành phần polysaccharide giúp tăng cường hoạt động của bạch cầu và nâng cao hệ miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy polysaccharide từ linh chi có tác dụng chống ung thư.
Bác sĩ Trần Bác Thánh chia sẻ một bệnh án: Một bệnh nhân ung thư vú đã mắc bệnh từ 5–6 năm, sau khi được khuyên dùng polysaccharide để tăng bạch cầu, chỉ sau khoảng hai tuần, kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu tăng từ 3.400 lên hơn 4.800, trong đó số lượng tế bào lympho chống ung thư cũng tăng lên đáng kể.
Đan sâm: Để bạch cầu phát huy hiệu quả trong quá trình chống lại ung thư cần có Hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu tốt. Tuần hoàn máu kém có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Đan sâm còn có tác dụng giảm viêm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Hoàng liên: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Khi tế bào ung thư phát triển đến một kích thước nhất định, nó thường dẫn đến hiện tượng viêm. Lúc này, hoàng liên có thể được sử dụng để chống viêm, tiêu diệt khối u một cách từ từ.
Bác sĩ Trần Bác Thánh lưu ý rằng, Không phải ai cũng phù hợp sử dụng hoàng liên. Trong trường hợp thông thường, bệnh nhân đang điều trị hóa trị cơ thể có dấu hiệu viêm rõ rệt, hoàng liên có thể hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc nghiêm trọng, hoàng liên không thích hợp để sử dụng.
Một số loại thảo được đề cập ở trên nghe có vẻ xa lạ, nhưng nhiều loại có thể được tìm thấy ở các cửa hàng thực phẩm chức năng và cửa hàng tạp hóa Châu Á. Tuy nhiên, vì cơ thể mỗi người là khác nhau nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để có liệu trình phù hợp.
Đường dây mại dâm xuyên biên giới vừa bị phá. Trong đó, bé gái 15…
Bằng lời lẽ trào phúng, Tổng thống Ukraine Zelensky đã gạt bỏ thỏa thuận ngừng…
Giữa giờ nghỉ trưa, một học sinh lớp 8, học lực giỏi tại Thủy Nguyên…
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã thảo luận về…
Mỹ đã bắt giữ một công dân Trung Quốc điều khiển máy bay không người…
Và tại Kasganj, từng có một cậu bé tên là Ajay, đã qua đời trong…