Bộ trưởng Y tế Nhật: Tiêm chủng COVID-19 100% cũng không ngăn được biến thể Delta

Kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát đến nay, các chính phủ vẫn hy vọng vào việc tiêm chủng cho toàn bộ người dân để hình thành miễn dịch cộng đồng nhằm kiểm soát dịch bệnh. Nhưng gần đây, truyền thông chính thống Nhật Bản Sankei Shimbun đã công bố bài viết cho rằng do khả năng lây truyền của biến thể Delta và hiệu quả của vắc-xin giảm, nên ngay cả khi tất cả mọi người đều được tiêm phòng cũng không thể hình thành miễn dịch cộng đồng. Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản là Norihisa Tamura tuyên bố rằng chỉ riêng vắc-xin thì không thể đối phó với đại dịch.

Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Norihisa Tamura cho biết chỉ dựa vào vắc-xin không thể đối phó được với biến thể Delta. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình video Ruptly)

Hai hạn chế chính của miễn dịch cộng đồng

Khái niệm “miễn dịch cộng đồng” được đề cập phổ biến rốt cuộc là như thế nào?

Để đo lường khả năng lây nhiễm của virus có một giá trị quan trọng là “giá trị R0”. R0 là số lây nhiễm cơ bản, chỉ việc một người bị nhiễm virus bình quân lây cho bao nhiêu người đối với những người chưa từng bị nhiễm hoặc chưa được tiêm phòng.

Khi một người bị nhiễm virus hoặc được tiêm vắc-xin thì họ sẽ có kháng thể và do đó có được khả năng miễn dịch. Khi số người có kháng thể đạt đến một tỷ lệ nhất định thì virus không thể tiếp tục lây lan. Tỷ lệ phần trăm này được gọi là “ngưỡng miễn dịch cộng đồng”.

Trước đây, khi biến thể Alpha là chính, thì giới khoa học phổ biến cho rằng ngưỡng miễn dịch cộng đồng để kiểm soát biến thể Alpha là 70% đến 80%. Tiến sĩ Anthony Fauci cố vấn y tế chính của Nhà Trắng từng tuyên bố rằng nếu 70% đến 80% người dân nhận được vắc-xin COVID-19 thì sẽ có cơ hội loại bỏ được dịch bệnh.

Thực tế bản thân “miễn dịch cộng đồng” là khái niệm có tính lý tưởng hóa. Khái niệm này cần 2 điều kiện tiên quyết: một là giả định rằng virus sẽ không đột biến; hai là giả định rằng hầu hết mọi người có tình trạng sức khỏe và lối sống giống nhau, mọi người sẽ sản xuất đủ lượng kháng thể chống lại virus sau khi tiêm chủng. Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), một chuyên gia về virus học người Mỹ và là cựu giám đốc Phòng virus học của Viện Nghiên cứu Quân đội Mỹ, đã chỉ ra rằng hai giả thiết này đều không đúng.

Tiến sĩ Sean Lin (Lâm Hiểu Húc), chuyên gia về virus học từng phụ trách phòng thí nghiệm virus của Viện Nghiên cứu Quân đội Mỹ. (Nguồn: Epoch Times)

Thứ nhất là khả năng miễn dịch của mọi người khác nhau, những người khác nhau tạo ra lượng kháng thể khác nhau sau khi được tiêm chủng. Đặc biệt là những người có khả năng miễn dịch suy yếu thậm chí không thể tạo ra kháng thể.

Nhưng đối với COVID-19 thì thách thức lớn hơn là vấn đề biến thể của virus.

Khi biến thể Delta bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng thay thế dần biến thể Alpha thì mọi thứ đã khác.

 

Mô hình tiêu biểu Israel thành nơi ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới

Israel từng được coi là “hình mẫu của thế giới về phòng chống dịch bệnh COVID-19”, nhưng đã chứng kiến ​​sự gia tăng nhanh chóng trong đường cong dịch bệnh kể từ khi biến thể Delta lây lan vào cuối tháng Sáu. Tính đến ngày 3/9, trong nhiều ngày liên tiếp Israel là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới, mỗi ngày có 1143 trường hợp COVID-19 trong 1 triệu người được kiểm tra, vượt qua vị trí thứ hai với 1058 trường hợp tương tự của Mông Cổ. Thời điểm đó, 68% người dân Israel đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin và 63% đã nhận được hai liều vắc-xin.

Tại nơi có tỷ lệ tiêm vắc-xin cao nhất là Mỹ thì tỷ lệ xác nhận nhiễm COVID-19 và nhập viện cũng đang tăng nhanh.

Theo báo cáo của CDC Hoa Kỳ, trong trường hợp lây nhiễm quần thể ở Massachusetts vào tháng Bảy có 74% người nhiễm chủng Delta đã được tiêm phòng đầy đủ trước đó và 69% người trưởng thành ở Massachusetts đã được tiêm phòng đầy đủ.

Ngay sau đó, một báo cáo nội bộ của CDC ngày 29/7, lần đầu tiên chỉ ra rằng dù có tiêm vắc-xin hay không thì sau khi bị nhiễm biến thể Delta khả năng truyền nhiễm cũng mạnh như nhau. Ông cũng chỉ ra rằng “cuộc chiến của nhân loại chống lại COVID-19 đã thay đổi”.

May mắn là tỷ lệ nhập viện và tử vong của các trường hợp COVID-19 đã giảm so với làn sóng trước. Chuyên gia Andrew Noymer về dịch tễ tại Đại học California nói với Tạp chí Y khoa Anh (BMJ): “Điều này cho thấy rằng vắc-xin đã đóng một vai trò (về mặt ngăn ngừa bệnh nặng).” Nhưng ông lo lắng do những người được tiêm phòng vẫn có thể bị nhiễm và lây lan COVID-19, nên khả năng miễn dịch cộng đồng đã trở thành một “ảo ảnh”.

Tỷ lệ tiêm chủng 100% cũng khó có thể chống lại biến thể Delta

Ngày 5/9, tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản đã công bố bài viết chỉ ra rằng với sự xuất hiện của biến thể Delta thì khả năng miễn dịch cộng đồng sẽ không đạt được. Bài viết cho biết thêm, nếu biến thể Delta khiến một bệnh nhân [trung bình] lây nhiễm cho 5 người và khả năng bảo vệ của vắc-xin giảm xuống khoảng 80%, thì ngay cả khi tất cả mọi người đều được tiêm vắc-xin vẫn không thể ngăn chặn sự lây lan của virus.

Còn tài liệu CDC của Mỹ chỉ ra rằng biến thể Delta nhân [trung bình] có thể lây nhiễm cho 5-9 người trong một quần thể.

Mặt khác, khả năng bảo vệ của vắc-xin COVID-19 cũng đã giảm. Một nghiên cứu lớn của Phòng khám Mayo ở Mỹ cho thấy tác dụng bảo vệ của vắc-xin Pfizer và Modena vào tháng Bảy lần lượt là 42% và 76%; trong khi báo cáo của CDC cho biết tại các viện dưỡng lão, hiệu quả của vắc-xin mRNA đối với biến thể Delta đã giảm chỉ còn 53,1%.

Ellie Murray, một nhà khoa học về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Boston chia sẻ trên New York Times rằng, theo một nghiên cứu của CDC Mỹ, hiện tại khả năng bảo vệ tổng thể của hai liều vắc-xin là 55%, khả năng bảo vệ đối với trường hợp nhiễm có triệu chứng là 80%, và khả năng bảo vệ khỏi bệnh nặng là 90%.

Ngày nay, Mỹ, Anh, Israel và nhiều nước khác đang quảng bá mạnh mẽ liều vắc-xin thứ 3. Salman Zarka, một chuyên gia về COVID-19 của Bộ Y tế Israel cho rằng mọi người nên “chuẩn bị cho liều thứ 4 của vắc-xin”.

Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Kenhisa Tamura thú nhận, “Tôi không nghĩ rằng có thể khắc phục được tình trạng hiện tại chỉ bằng vắc-xin”. Phát biểu cho thấy vắc-xin không còn là con át chủ bài trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, không nên chỉ biết dựa vào biện pháp này.

Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc chỉ ra thêm rằng, bây giờ có vẻ như mọi người có thể phải bắt đầu tìm kiếm những cách khác để chống lại COVID-19.

Kha Huyên, Epoch Times

Xem thêm: 

Kha Huyên

Published by
Kha Huyên

Recent Posts

Kremlin nói đáp trả bằng tên lửa siêu thanh để cảnh báo sự “liều lĩnh” của phương Tây

Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…

1 giờ ago

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

5 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

6 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

7 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

8 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

9 giờ ago