(Ảnh: Kotcha K/Shutterstock)
Mỗi khi mùa hè đến, dứa – loại quả nhiệt đới quen thuộc – lại trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều gia đình. Không chỉ thơm ngon, dễ chế biến, trái dứa còn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để ăn dứa một cách hợp lý và an toàn, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề quan trọng.
Dứa (thơm, khóm), tên khoa học Ananas comosus, là loại quả giàu nước, chứa nhiều vitamin và enzyme tiêu hóa tự nhiên.
Dứa có hàm lượng nước cao (~86%) và chứa nhiều enzyme tiêu hóa như bromelain, giúp hỗ trợ phân giải protein, làm mát cơ thể và thúc đẩy tiêu hóa sau các bữa ăn dầu mỡ mùa hè. Hàm lượng nước cao cũng có tác dụng lợi tiểu nhẹ, đào thải độc tố, rất phù hợp trong thời tiết oi bức.
Dứa giàu vitamin C, giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, chống viêm và nhiễm khuẩn thường gặp vào mùa hè. Chỉ 100g thịt dứa (tương đương một miếng dứa 5-6cm cắt dày) đã cung cấp khoảng 50% vitamin C theo nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày cho người trưởng thành.
Các hợp chất như flavonoid, acid phenolic, cùng vitamin C trong trái dứa giúp chống lão hóa, làm sáng da, đặc biệt hữu ích khi da dễ sạm nắng vào mùa hè.
Thành phần nổi bật trong trái dứa – bromelain có tác dụng giảm viêm, đã được chứng minh là có ích trong phục hồi cơ bắp sau vận động, cũng như giúp làm dịu các triệu chứng sưng viêm mô mềm. Nhờ vậy, loại quả nhiệt đới này đặc biệt phù hợp với những người có hoạt động thể lực mạnh trong mùa hè nắng nóng.
Dứa có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần bằng cách giảm lo âu và cải thiện tâm trạng nhờ chứa tryptophan và magnesium. Cả hai đều được biết đến với khả năng làm tăng sản xuất serotonin – hợp chất giúp cải thiện tâm trạng. Những người bị trầm cảm và lo âu có thể bổ sung dứa vào khẩu phần ăn uống hàng ngày.
Hàm lượng chất xơ và potassium (kali) dồi dào trong trái dứa giúp duy trì sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Kali rất quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp, và chất xơ giúp giảm mức cholesterol.
Dứa có thể được sử dụng linh hoạt trong nhiều món ăn giải nhiệt, từ món mặn đến món tráng miệng. Một số món ăn thơm ngon, hấp dẫn từ trái dứa bao gồm:
Mặc dù trái dứa là loại quả tốt cho sức khỏe, một số nhóm đối tượng sau đây nên thận trọng hoặc hạn chế sử dụng:
Để tránh cảm giác rát lưỡi hoặc phản ứng nhẹ sau khi ăn, nên ngâm dứa đã gọt vào nước muối loãng khoảng 5–10 phút trước khi chế biến hoặc ăn trực tiếp. Không nên ăn dứa khi đói hoặc ăn số lượng lớn trong một lần vì nguy cơ làm tăng đường huyết.
Ưu tiên chọn trái dứa chín tự nhiên, tránh dùng trái dứa còn xanh vì có thể chứa nhiều acid và enzym chưa chuyển hóa hết, dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
Ngoài ra, nên gọt sạch phần mắt dứa trước khi ăn. Mắt dứa không độc nhưng chứa nhiều acid hữu cơ (như acid oxalic) và enzym bromelain ở nồng độ cao gây kích thích niêm mạc miệng. Do rất xơ và dai, nên ăn nhiều mắt dứa sẽ gây khó tiêu, nhất là ở người lớn tuổi hoặc hệ tiêu hóa yếu. Thêm nữa, mắt dứa có thể là nơi tích tụ các chất tồn dư (thuốc trừ sâu, bụi bẩn) và các lại nấm men (nấm Candida,…) nếu không được rửa sạch kỹ.
Dưới đây là một vài lưu ý giúp bảo quản dứa được tươi ngon, tránh hư hỏng trong mùa nóng:
Ở nhiệt độ phòng:
Trong tủ lạnh:
Ngắn hạn (dưới 3 ngày):
Dài hạn (trên 1 tuần):
Dứa là món quà quý giá từ thiên nhiên trong những ngày nắng nóng. Việc sử dụng đúng cách sẽ giúp tận dụng được giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe từ loại quả này. Tuy nhiên, cần lưu ý đến thể trạng cá nhân và các bệnh lý kèm theo để sử dụng an toàn và hiệu quả.
Giáo hoàng Francis, nhà lãnh đạo người Mỹ La tinh đầu tiên của Giáo hội…
Ông Yuri Ushakov, trợ lý hàng đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho rằng…
Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đã bày tỏ sự thất vọng về việc cựu Tổng…
Các hãng hàng không Trung Quốc đã bắt đầu hoàn trả phi cơ Boeing về…
Trong 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan đưa về Tràm Chim ở…
Mới đây một phó bí thư phường Ái Quốc, quận Hà Sơn, Tp. Trạm Giang,…