Chuyên gia: COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn như SARS năm 2003

Ngày 25/8, nhóm của Giáo sư thỉnh giảng Viên Quốc Dũng (Yuen Kwok-yung), Khoa Vi sinh của Đại học Hồng Kông, đã viết trên một tờ báo rằng virus corona mới (COVID-19) sẽ không biến mất hoàn toàn sau vài tháng hoành hành như virus SARS năm 2003. Ngược lại, sau khi các chủng virus corona khác của con người đạt đến trạng thái cân bằng miễn dịch nhóm, chúng sẽ cùng tồn tại hòa hợp với con người trong một thời gian dài.

Nhóm của ông Viên Quốc Dũng (Yuen Kwok-yung) tin rằng COVID-19 sẽ cùng tồn tại hài hòa với con người trong một thời gian dài, giống như các chủng virus corona khác ở người. (Nguồn: Shutterstock)

Hôm nay, nhóm của ông Viên Quốc Dũng đã viết trên tờ Ming Pao (Minh Báo), cho biết kể từ khi dịch bùng phát, Hồng Kông đã phải chống chọi với dịch bệnh suốt 20 tháng. So với Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và các nước châu Âu, tỷ lệ nhiễm bệnh ở Hồng Kông tương đối thấp. Kết quả tốt trong công tác chống dịch phụ thuộc vào tinh thần tự giác của người dân, đeo khẩu trang và chấp hành các biện pháp phòng chống dịch.

Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người đã bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán và không có triệu chứng. Điều này đã dẫn đến sự lây lan của virus. Họ tin rằng việc chống lại virus COVID-19 khó hơn bệnh đậu mùa.

Đồng thời họ cũng chỉ ra rằng mục đích của việc “ngăn chặn và dọn sạch về 0” không phải để chống lại virus viêm phổi Vũ Hán, mà là để tranh thủ thời gian cho toàn dân tiêm chủng vắc-xin. Nhóm nghiên cứu cho rằng nước ngoài không thể đạt được việc đưa ca lây nhiễm về 0. Hồng Kông cũng khó có thể đạt được mục tiêu này. Nếu biên giới không được mở ra sớm, cũng như nối lại các hoạt động kinh tế với Đại Lục và cộng đồng quốc tế, Hồng Kông sẽ không thể tồn tại được.

Bài báo cho rằng các biện pháp phòng chống dịch phải được điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay. Virus liên tiếp biến chủng và mục tiêu phòng chống dịch cũng phải thay đổi.

Các thí nghiệm ban đầu trên động vật đã chỉ ra rằng việc tiêm vắc-xin chủ yếu có thể ngăn ngừa bệnh nặng, nhưng không thể ngăn ngừa việc nhiễm trùng không có triệu chứng tại đường hô hấp trên một cách hiệu quả. Sự bảo vệ mà vắc-xin đạt được là trong cơ thể người chứ không phải bên ngoài cơ thể. Vắc-xin chủ yếu sẽ bảo vệ phổi, nhưng không thể làm giảm số lượng virus tại đường hô hấp trên (gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản). Do đó không thể ngăn ngừa việc lây nhiễm, mà chỉ có thể giảm thiểu nó.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng COVID-19 (hay còn gọi là virus viêm phổi Vũ Hán) sẽ không biến mất hoàn toàn sau một vài tháng hoành hành như virus SARS năm 2003. Ngược lại, sau khi đạt đến trạng thái cân bằng miễn dịch bầy đàn, chủng virus này sẽ cùng tồn tại hài hòa với con người trong một thời gian dài, giống như các chủng virus corona khác ở người như OC43, 229E, NL63 và HKU1.

Nhóm nghiên cứu cho biết, kháng thể sẽ vô hiệu hóa các virus corona nói trên tồn tại ở người bình thường. Nhưng hệ thống miễn dịch không thể ngăn chặn hoàn toàn virus lây nhiễm qua đường hô hấp trên.

Đặc biệt là khi mức độ kháng thể trong cơ thể người suy giảm theo thời gian, ví như sau 1 đến 2 năm lây nhiễm tự nhiên, con người sẽ nhiễm bệnh lặp đi lặp lại. Nhưng thông thường bệnh tình sẽ nhẹ hơn. Tuy nhiên, virus corona ở người cũng có thể gây bệnh nặng. Ví dụ, tỷ lệ tử vong ở người già bị nhiễm HKU1 hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể lên tới 10%.

Nhóm nghiên cứu cho rằng rất khó tiêu diệt hoàn toàn virus corona ở người. Vì những người khỏe mạnh có các triệu chứng nhẹ, nên không thể truy tìm nguồn gốc và ngăn chặn sự lây lan. Nhưng chúng lại có thể lây lan ra toàn bộ cộng đồng chỉ trong giây lát. Điều này cũng đúng với chủng virus corona mới. Khi hầu hết mọi người được tiêm chủng hoặc có miễn dịch tự nhiên, virus viêm phổi Vũ Hán, rất có khả năng sẽ trở thành một chủng virus gây cảm lạnh khác.

Ngoài ra, bài báo chỉ ra rằng sự xuất hiện của virus Delta đã khiến các bộ y tế và giới học thuật trên toàn thế giới, phải điều chỉnh lại các biện pháp chống dịch của họ. Bởi các biến thể của virus hoàn toàn nằm ngoài yếu tố kiểm soát của con người.

Sự xuất hiện của các chủng virus biến thể phản ánh rằng, vắc-xin thế hệ đầu tiên không hoàn hảo, chúng đã phá vỡ giấc mơ về khả năng miễn dịch quần thể.

Về phương diện phòng chống dịch, việc kiểm soát biên giới là điều không thể. Ngoài ra, hiệu quả của vắc-xin chống lại virus đột biến gen Delta còn hạn chế. Người dân chỉ có thể tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch, bao gồm đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách xã hội và tăng cường không khí trong lành ở trong nhà để ngăn ngừa bị lây nhiễm.

Lý Tùng Nhi, Vision Times

Xem thêm: 

Lý Tùng Nhi

Published by
Lý Tùng Nhi

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

1 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

11 giờ ago