Chuyên gia virus bàn về khả năng ngăn chặn đại dịch COVID-19 của vắc-xin
- Dương Hạo
- •
Bước sang năm 2021, virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) lây lan ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, còn có thêm một số biến thể mới thách thức hiệu quả của vắc-xin. Để thảo luận về vấn đề này, Vision Times đã phỏng vấn Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), chuyên gia về virus học người Mỹ gốc Hoa và là thành viên của Ủy ban về mối nguy hiện tại (Committee on the Present Danger) của Mỹ.
Bức tường miễn dịch từ vắc-xin bất hoạt của Trung Quốc rất mong manh?
Vấn đề:
Tính đến ngày 3/8/2021, Trung Quốc đã tiêm được hơn 1,7 tỷ liều vắc-xin COVID-19. Tuy nhiên, dịch bùng phát từ Nam Kinh vào cuối tháng Bảy vẫn tiếp tục lây lan, tất cả 31 tỉnh ở Đại Lục đã hạn chế người dân đi lại. Người dân Nam Kinh, nơi bùng phát dịch, đã chia sẻ lo ngại với giới truyền thông rằng lần này có nhiều người nhiễm bệnh đã được tiêm chủng: “Hơn 90% (trong số những người bị nhiễm COVID-19) đã được tiêm phòng, loại vắc-xin này [của Trung Quốc] thực sự vô dụng”.
Có nhiều nước chủ yếu dựa vào vắc-xin của Trung Quốc, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Indonesia, Thái Lan, Malaysia… vẫn đã chứng kiến tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng, cho nên họ lần lượt chuyển dùng vắc-xin phương Tây hoặc tiêm thêm mũi thứ ba là vắc-xin phương Tây.
Một số nhà khoa học y tế tin rằng tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc có thể thấp đến mức “duy trì một số lây truyền [vẫn có thể lây cho người khác], đồng thời tạo thành lượng lớn người bệnh trong nhóm người có tỷ lệ tiêm chủng cao”. New York Times nhận định rằng “Vắc-xin Trung Quốc có tỷ lệ hiệu quả tương đối thấp, đã được xác nhận là nguyên nhân có thể gây ra đợt bùng phát dịch bệnh gần đây”.
Ý kiến của chuyên gia:
Vắc-xin của Trung Quốc chủ yếu có hai loại là Sinovac và Sinopharm, từ kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III cho thấy tỷ lệ bảo vệ của nó kém hơn so với vắc-xin công nghệ mRNA của AstraZeneca và Johnson & Johnson.
Ví dụ, trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III ở Brazil, rõ ràng là tỷ lệ bảo vệ chỉ khoảng 50%. Số liệu ban đầu là 49,6%, nhưng sau khi điều chỉnh chút phương pháp thì nâng lên thành 50,3%. Về cơ bản, dữ liệu y tế từ những nơi khác của vắc-xin của Sinovac và Sinopharm không phải số liệu thống kê đầy đủ để có thể trình bày cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Hơn nữa, mặc dù Trung Quốc đã tiêm số lượng lớn vắc-xin nội địa cho người dân, nhưng chính phủ không có thống kê có hệ thống về các trường hợp nhiễm đột phá [tiêm rồi vẫn nhiễm] và số lượng các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc-xin trong nước, khía cạnh này cũng rất thiếu.
Hiện nay, chúng ta thấy rõ rằng nhiều nước đã phổ biến dùng vắc-xin Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc, ngoài những nước đã nêu ở trên, còn có Chile ở Nam Mỹ, Hungary ở Châu Âu… nhưng vẫn hứng chịu những làn sóng dịch bệnh lặp lại, điều này cho thấy hàng rào miễn dịch được hình thành khi tiêm hai loại vắc-xin Trung Quốc thực sự mong manh. Về cơ bản là không hiệu quả trước virus biến thể Delta tương đối mạnh.
Tất nhiên là số liệu của cơ quan chức năng Trung Quốc dưới áp lực chính trị cao độ nên bảo đảm ở trạng thái “sạch sẽ”… Như vậy có thể làm tình hình dịch bệnh càng thêm trầm trọng?
Tôi cho rằng một số nước đã tốn rất nhiều thời gian và tâm sức cho người dân tiêm vắc-xin Sinovac và Sinopharm mà chưa có được bao nhiêu tác dụng, thì như vậy về mặt thời gian đã mất đi giai đoạn quan trọng chuẩn bị tốt cho phòng chống những đợt dịch tiếp theo, nguồn nhân lực cũng bị tiêu hao. Đó là một tác hại đối với công tác phòng chống dịch ở nhiều nước dùng vắc-xin Trung Quốc.
Đồng thời khả năng miễn dịch nhất định có được từ vắc-xin bất hoạt của Trung Quốc này là để chống lại các chủng virus ban đầu (từ năm ngoái), trong khi virus mới đột biến đã quen với phản ứng miễn dịch trong cơ thể sinh ra do virus ban đầu này, dẫn đến vắc xin mất tác dụng [với chủng đột biến].
Vì vậy, giới khoa học hiện nay cho rằng vắc-xin của Trung Quốc ít có tác dụng, nhiều nước đã bắt đầu tiêm vắc-xin mRNA khác hoặc vắc-xin adenovirus. Tôi cho rằng đây là một thực tế khó tránh khỏi.
Vắc-xin Trung Quốc kích thích khả năng miễn dịch yếu là lỗ hổng cho virus đột biến?
Vấn đề:
Giáo sư y tế công người Anh là Mukesh Kapila (đã nghỉ hưu) cho rằng vắc-xin Trung Quốc không chỉ không hiệu quả trong việc bảo vệ mà thậm chí có thể hỗ trợ dẫn đến các biến thể mới của virus.
Nói chung, khi tiêm vắc-xin trên một diện rộng sẽ hình thành một trường miễn dịch trong vùng đó, ví dụ mọi người đều có kháng thể tương tự nhau đối với chủng virus đã lây lan, nhưng khi virus có cơ sở nhất định trong quần thể, nó sẽ tìm kiếm điểm đột phá, và chính áp lực môi trường mà chúng ta tạo cho nó thông qua vắc-xin lại trở thành phương thức để nó giằng co tồn tại và thành biến thể.
Có thể nói rằng phản ứng miễn dịch có được nhờ vắc-xin đã hình thành một môi trường khác kích thích virus tìm điểm đột phá, nếu khả năng miễn dịch do vắc-xin tạo ra không đủ lớn thì trở thành cơ hội xuất hiện chủng virus đột biến có thể vô hiệu hóa miễn dịch.
Ý kiến của chuyên gia:
Nhìn chung hiện tượng virus biến thể này diễn ra trên phạm vi toàn cầu, do đó chúng ta thấy có nhiều biến thể khác nhau ở mọi nơi cũng chính vì mọi người ở các nơi đó có khả năng miễn dịch khá yếu, bây giờ nếu bổ sung thêm loại vắc-xin không hiệu quả nữa thì không khác gì hỗ trợ thêm cho khả năng đột biến của virus.
Tôi nghĩ giáo sư Mukesh Kapila nói không phải là không có lý, nhưng cũng không hoàn toàn như vậy. Dù sao thì vấn đề quan trọng nhất là bản thân biến thể của virus sẽ mạnh hơn SARS ngày xưa rất nhiều.
Dự án phân phối COVAX của WHO chịu dùng vắc-xin Trung Quốc là kết quả của chính trị hóa
Vấn đề:
Mặc dù hiệu quả của vắc-xin ở Trung Quốc có vấn đề, nhưng vào ngày 12/7, Nhà Trắng đã thông báo với Quốc hội rằng dự án COVAX phân phối vắc-xin của WHO tập trung vào hỗ trợ các nước nghèo sẽ mua vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc. Các công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac và Sinopharm hiện đang chuẩn bị bán hàng triệu liều vắc-xin cho COVAX. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã tuyên bố rằng trong năm nay, Trung Quốc sẽ cung cấp 2 tỷ liều vắc-xin cho thế giới. WHO biết rằng hiệu quả của vắc-xin ở Trung Quốc có vấn đề nhưng vẫn cho dùng.
Ý kiến của chuyên gia:
Những vắc-xin AstraZeneca hoặc vắc-xin mRNA được phát triển ở phương Tây cũng có bán sang các quốc gia khác, hệ thống COVAX là để hỗ trợ tiếp cận nguồn vắc-xin.
Khi có nhiều nước trên thế giới phát triển vắc-xin thì sẽ có vấn đề so sánh chất lượng của các loại sản phẩm và chắc chắn sẽ có khác biệt, nhưng đối với WHO là một tổ chức tương đối mang tính chính trị nên trong nhiều trường hợp phải cân bằng lợi ích của các bên.
Vai trò của Bắc Kinh trong WHO cũng rất rõ ràng. Ở bối cảnh hiện nay, dĩ nhiên WHO không muốn làm mất lòng Bắc Kinh. Một số vắc-xin ở Trung Quốc đã đáp ứng được tiêu chuẩn của WHO một cách miễn cưỡng và họ cũng đã tham gia vào danh sách EUA cấp phép vắc-xin của WHO. Với danh sách này thì các nước khác có thể mua vắc-xin thông qua đó.
Dĩ nhiên, các nước đều muốn mua vắc-xin tốt nhất có thể, nhưng các công ty lớn như Pfizer và AstraZeneca không thể nhanh chóng đáp ứng kịp nguồn cung, vì vậy mà có những thời điểm các nước sẽ gặp khó khăn để mua được vắc-xin, trong khi Trung Quốc lại rất sẵn có Sinovac và Sinopharm sản xuất trên quy mô lớn đến mức có vấn đề thừa cung và tất nhiên muốn thúc đẩy tiêu thụ. Trong bối cảnh cân nhắc như vậy khiến nhiều nước đã chấp nhận mua vắc-xin kém hơn chút từ Trung Quốc.
Cách tiếp cận không thỏa đáng này tất nhiên cũng là kết quả của vấn đề tranh giành quyền lợi chính trị. Thực tế, các nước phát triển dùng vắc-xin hiệu quả kém của Trung Quốc khiến năng lực phòng chống dịch bệnh chung của các nước này đã bị giảm hoặc bị tổn hại. Đây thực sự là một điều đáng tiếc, nhưng nhiều vấn đề của cuộc sống là hệ quả của lợi ích chính trị.
Kháng thể tổng thể của cộng đồng tiêm chủng suy giảm theo thời gian?
Vấn đề:
Israel đã theo dõi hiệu quả của vắc-xin vào các thời điểm khác nhau đối với một số vắc-xin được sản xuất ở phương Tây. Theo Bộ Y tế Israel cho biết hôm 22/7, dựa trên dữ liệu được theo dõi từ ngày 20/6 – 17/7, tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin Pfizer đối với COVID-19 đã giảm xuống còn 39%. Đồng thời chủng đột biến Delta lại đang lây lan ở Israel. Dữ liệu mới nhất này đã giảm đáng kể so với hai dữ liệu hiệu quả trước đó do Israel công bố. Đáng chú ý là trong số liệu thống kê này thì hiệu quả của vắc-xin chỉ là 16% đối với những người được tiêm vào tháng Một năm nay, còn ở những người được tiêm vắc-xin trong tháng Hai thì tỷ lệ có hiệu quả chỉ là 44%.
Ý kiến của chuyên gia:
Trước hết, nó liên quan đến nghiên cứu của Israel ở các giai đoạn khác nhau, và tất nhiên sẽ có một số sai lệch trong việc thu thập mẫu của họ. Ví dụ, trong những ngày đầu năm nay, số lượng biến thể Delta còn rất ít nên cơ sở dữ liệu thống kê của họ rất thấp, khi có một vài hoặc hàng chục trường hợp thì số liệu thống kê này không nói được điều gì.
Khi biến thể Delta trở nên phổ biến ở Israel vào tháng Năm và tháng Sáu thì mới cho thấy nguy cơ của loại virus này là thế nào. Do đó dữ liệu mới đã cho thấy tỷ lệ hiệu quả chỉ ở 39%. Tôi nghĩ rằng số liệu thống kê tại thời điểm này đã tương đối lớn, tức là ở một mức độ nhất định, biến thể Delta này đã trở nên phổ biến. Trong trường hợp này mới phân tích tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin đối với những người đã dùng thì dữ liệu thu được tại thời điểm này sẽ thuyết phục hơn.
Nó hơi giống việc so sánh thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn III với các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn I và Giai đoạn II. Tại sao mọi người nên tin tưởng hơn vào dữ liệu thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn III? Một trong những yếu tố là cơ sở của thực nghiệm tương đối lớn, và khi lượng dữ liệu tương đối lớn thì nghĩa là gần với tình hình thực tế hơn.
Hiện tại, biến thể Delta đang là mối đe dọa lớn đối với tất cả mọi nơi. Ngay cả với các vắc-xin mRNA vốn dĩ trước đây hiệu quả hơn, nhưng khi biến thể Delta trở thành dòng virus chính thì tác dụng bảo vệ của bức màn tổng thể miễn dịch có được bởi vắc-xin đã suy giảm.
Mặt khác, sau khi các loại vắc-xin này được tiêm, tỷ lệ bảo vệ của chúng sẽ giảm dần theo thời gian, đây là vấn đề phổ biến của vắc-xin.
Ví dụ, vắc-xin virus cúm thông thường cũng vậy, hàng năm phải tiêm vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau gần 4 đến 5 tháng thì sức bảo vệ có được từ vắc-xin H3 phòng virus cúm theo mùa đã giảm ít nhất hơn một nửa.
Trong trường hợp này, hệ thống miễn dịch được kích thích bởi vắc-xin tất nhiên là gánh nặng cho cơ thể con người, nếu hệ thống miễn dịch của chúng ta luôn phải duy trì lượng kháng thể tương đối cao, hoặc có các tế bào T, phải duy trì một lượng tương đối cao [kháng thể] như vậy tất nhiên là gánh nặng cho hệ thống miễn dịch.
Đây là một vấn đề nan giải mà cộng đồng tiêm chủng phải đối mặt. Bởi vì nếu muốn một loại vắc-xin phát huy tác dụng và duy trì được thời gian dài, tất nhiên là ngay từ đầu vắc-xin kích thích phản ứng miễn dịch phải mạnh, mang lại lượng kháng thể chung tương đối cao, như vậy mới có thể tồn tại lâu dài hơn.
Các nhà phát triển vắc-xin hy vọng vào hiệu quả cao của vắc-xin. Nhưng cơ thể người có cơ chế tự nhiên cho sinh tồn, cho nên trong trường hợp không gặp phải virus thì không có lý do gì lại lãng phí sức lực duy trì phản ứng miễn dịch mạnh mẽ để chống lại virus. Vì vậy cơ chế tự nhiên sẽ điều chỉnh giảm [khả năng miễn dịch] xuống.
Theo thời gian, kháng thể của những người tiêm vắc-xin mRNA suy giảm là không thể tránh khỏi. Vì vậy, tất nhiên bạn sẽ thấy tỷ lệ bảo vệ giảm.
Theo tin từ kênh tin tức Al Jazeera, mặc dù gần 60% dân số Israel đã được tiêm hai liều vắc-xin Pfizer, và những người có khả năng miễn dịch thấp và người già trên 60 tuổi được tiêm liều thứ ba, nhưng vẫn khó có thể chống chọi được với làn sóng dịch bệnh mới. Vào ngày 11/8, Israel đã có thêm 5.755 trường hợp nhiễm mới được xác nhận, là mức cao nhất trong một ngày kể từ tháng Hai. Số trường hợp nghiêm trọng đã tăng từ 19 trường hợp trong tháng Sáu lên 400 trường hợp. Có tin rằng 95% bệnh nhân nặng COVID-19 tại các bệnh viện của Israel đã được tiêm vắc-xin.
Vắc-xin không phải là phép màu, những người khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với các loại vắc-xin khác nhau?
Vấn đề:
Có một số nghiên cứu phát hiện ra rằng không có sự khác biệt giữa lượng virus trong mũi và cổ họng của người nhiễm COVID-19 đã được tiêm phòng và người bị nhiễm chưa được tiêm phòng.
Ý kiến của chuyên gia:
Điều này liên quan đến bản thân cơ thể người như một cơ chế phản ứng miễn dịch tương đối hoàn chỉnh chống lại các virus ngoại lai. Nhìn chung các loại vắc-xin hiện nay là tiêm bắp thịt, trên thực tế nó huy động một bộ phận của hệ miễn dịch, và khả năng miễn dịch của bộ phận này cũng sẽ suy giảm theo thời gian.
Vắc-xin dạng tiêm bắp không sử dụng hệ thống miễn dịch niêm mạc, vì không được hít vào qua đường hô hấp, nên không huy động phản ứng miễn dịch của niêm mạc, đây cũng là một vấn đề. Thực tế nhiều người chưa được tiêm phòng nhưng không cho thấy sức đề kháng yếu hơn [người đã tiêm phòng]. Ngay cả trong trường hợp nhiễm thông thường thì hệ thống phản ứng niêm mạc trong cơ thể người cũng sẽ phát huy biện pháp bảo vệ rất hiệu quả.
Nói chung, chắc hẳn có rất nhiều người chưa được tiêm phòng nhưng hệ miễn dịch của họ vẫn hoạt động có hiệu quả, do phản ứng mạnh với virus ngoại lai nên sẽ kích thích phản ứng miễn dịch khá tốt. Tất nhiên có nhóm người cơ thể yếu mà lại không tiêm phòng thì khả năng miễn dịch sẽ kém hơn so với những người đã được tiêm phòng.
Chúng ta cần hiểu vấn đề rõ ràng, rằng vắc-xin không phải là phép màu, cũng không đáp ứng với tất cả mọi người theo cùng một cách. Những người khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với các loại vắc-xin khác nhau, trong nghiên cứu thực tế cũng cho thấy phản ứng mạnh/yếu của mọi người không giống nhau. Đây là điều không thể tránh khỏi.
Tiêm liều thứ ba có thể gia tăng tính phụ thuộc vào kháng thể và mở rộng thêm số lượng tác dụng phụ?
Vấn đề:
Dịch bệnh ở Mỹ đã đạt đến đỉnh điểm mới dưới sức mạnh của chủng đột biến Delta, vấn đề đã đặt ra tranh luận về việc liệu có nên gia tăng liều vắc-xin hay không. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 12/8 đã thông báo rằng họ đã phê duyệt việc cung cấp liều thứ ba của vắc-xin Pfizer hoặc Modena cho những người đã được cấy ghép nội tạng hay những người hệ thống miễn dịch yếu, nhằm cung cấp cho họ sự bảo vệ tốt hơn trước lây lan của Delta.
Ý kiến của chuyên gia:
Thông thường xưa nay có hai trường hợp cần tiêm liều tăng cường: một là đối với vắc-xin có tác dụng tương đối lâu, một số vắc-xin có hiệu lực từ 5 – 10 năm, sau khoảng thời gian này có thể tiêm tăng cường; hai là tiêm tăng cường đối với một số người có miễn dịch kém.
Vốn dĩ một số người đã có được miễn dịch khá tốt sau liều thứ nhất và thứ hai, nếu lại tiêm thêm liều thứ ba chắc chắn miễn dịch sẽ tăng rất mạnh, khi phản ứng miễn dịch quá mạnh sẽ gây nguy cơ khác như kích thích phản ứng miễn dịch quá mức, và một số người có thể bị dị ứng nghiêm trọng, hoặc có thể làm tăng sự phụ thuộc vào kháng thể…
Phản ứng miễn dịch quá mạnh là không tốt, do đó một số người băn khoăn về việc liệu họ có nên tiêm liều thứ ba hay không, hoặc nhóm người nào mới cần tiêm liều thứ ba.
Tôi nghĩ chúng ta nên thận trọng hơn, xưa nay chưa có loại vắc-xin nào được áp dụng rộng khắp trong cộng đồng như vắc-xin [COVID-19] hiện nay, dù là có giới hạn độ tuổi nhất định thì việc tiêm quy mô lớn như vậy là chưa từng có.
Chính vì sự khác biệt trong hệ thống miễn dịch của nhiều người mà hệ thống tác dụng phụ của vắc-xin được CDC thu thập ghi nhận lượng lớn các tác dụng phụ, đây cũng là căn cứ quan trọng để quyết định vấn đề tiêm chủng.
Trước đây với tỉ lệ tác dụng phụ vào một phần vạn thì thấy rất ít ỏi, nhưng tỉ lệ này của hàng trăm triệu người tiêm như hiện nay thì số lượng lại là hàng chục ngàn người. Do đó, đây vẫn là vấn đề bộ phận lớn dân số có thể phải đối mặt với các phản ứng phụ nghiêm trọng.
Điều này cũng đúng với vấn đề tiêm liều vắc-xin thứ 3, với sự gia tăng các tác dụng sẽ tạo thành một dấu hiệu cảnh báo tồi tệ hơn với cộng đồng.
Dù các Chính phủ muốn tiêm số lượng lớn vắc-xin, nhưng nếu tỷ lệ tác dụng phụ quá lớn thì mọi người sẽ phản ứng và ngại tiêm vắc-xin. Đây là thách thức lớn đối với giới chức y tế công, và theo đó nên rất thận trọng về việc xác định có nên dùng liều vắc-xin thứ ba hay không, đồng thời làm thế nào để tăng cường kiểm tra phát hiện các tác dụng phụ của vắc-xin. Tôi nghĩ điều này cũng rất quan trọng.
Có thông tin cho rằng một số tác dụng phụ đã biết của vắc-xin COVID-19 bao gồm các vấn đề nặng như về tim và huyết khối, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, liệt mặt, viêm đa dây thần kinh cấp tính (guillain-barre syndrome) và sốc phản vệ.
Nhưng các nhà virus học còn lo ngại có thể xảy ra các tác dụng phụ không thể xác định, bao gồm nguy cơ sinh sản, bệnh tự miễn (autoimmune disease) do hệ miễn dịch cơ thể mất đi khả năng nhận biết, và gia tăng bệnh tật theo nhiều cách khác nhau, nghĩa là vắc-xin có khả năng gia tăng bị tái nhiễm COVID-19 hoặc kích hoạt lại các bệnh nhiễm virus tiềm ẩn và liên quan các bệnh chẳng hạn như bệnh zona.
Người tiêm vắc-xin nên trải qua xét nghiệm D-dimer và theo dõi trong thời gian dài để kiểm tra xem huyết khối có phát triển không?
Vấn đề:
Trang tin Western Standard gần đây đưa tin về bác sĩ gia đình Charles Hoffe đã hành nghề tại British Columbia (Canada) trong 28 năm. Ông đã mời những người đã tiêm vắc-xin COVID-19 trong vòng 4 – 7 ngày để thực hiện xét nghiệm D-dimer xem có bị huyết khối mới hay không, qua đó đã phát hiện 62% người thử nghiệm có vấn đề huyết khối [nhẹ] nhưng bản thân đối tượng không biết. Bác sĩ Hoffe cho biết những cục máu đông này nhỏ và rải rác, không thể hiển thị trên chụp CT, chụp mạch hoặc MRI, chúng đủ lớn để gây ra tổn thương.
Ý kiến của chuyên gia:
Nhiều người lo lắng sau khi tiêm vắc-xin sẽ bị đông máu hoặc mắc các bệnh tim mạch khác, hoặc một số người có tiểu cầu thay đổi bất thường… sẽ được kiểm tra bằng xét nghiệm D-dimer này.
Ở đây có liên quan một vấn đề là thực ra chúng ta còn hiểu biết rất hạn chế về COVID-19. Dù vắc-xin của AstraZeneca và Johnson & Johnson đã được phát hiện có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như suy giảm tiểu cầu…, trong khi tôi thấy giới khoa học vẫn chưa có đánh giá đặc biệt rõ ràng.
Nhưng có giả thuyết cho biết khả năng lớn có thể là sự liên kết của các protein gai (peplomer) và tế bào tiểu cầu,… gây ra phản ứng tạo huyết khối và gây ra sự suy giảm tiểu cầu….
Vì vậy, vấn đề huyết khối mà bác sĩ đề cập là một dạng nhẹ, lúc đầu người ta không cảm thấy gì. Nhưng khi qua kiểm tra thấy rằng DM đã tăng lên. Đây là một dấu hiệu cảnh báo, có nghĩa là bạn sẽ có một mức độ tổn thương cơ thể nhất định. Tôi đặc biệt mong bác sĩ Hoffe tiếp tục nghiên cứu này, bởi vì một nghiên cứu trong thời gian ngắn không đủ để giải thích vấn đề, cần xem vấn đề huyết khối này có chuyển biến xấu thêm hay không.
Qua một khoảng thời gian cần kiểm tra lại xem DM tiếp tục thay đổi bất thường hay trở lại bình thường, sau đó việc quan sát thêm vẫn rất quan trọng. Nhưng nhìn chung nghiên cứu của ông ấy rất có ý nghĩa, để nhắc nhở mọi người rằng tác dụng phụ của nhiều loại vắc-xin hiện đang quan sát vẫn còn quá ngắn, chỉ mới qua nửa năm.
Trong quá khứ, nhiều nghiên cứu vắc-xin đã không thành công chính là vì khi thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn III trong một vài năm, qua quan sát được các tác dụng phụ trong thời gian dài hơn như vậy đã thấy nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, hoặc những vấn đề không ngờ tới. Do đó nhìn từ điểm này, tất cả vắc-xin được phê duyệt hiện nay chỉ là dùng trong trường hợp khẩn cấp, tôi nghĩ phải nhấn mạnh vấn đề này, hiện tại không có vắc-xin nào được FDA chấp thuận đã hoàn thiện.
Cần nhớ rằng có nhiều tác dụng phụ khác nhau mà truyền thông không đưa tin, ai cũng phải cân bằng tâm lý, mọi người cần luôn biết kết nối với bác sĩ gia đình. Nếu thấy có vấn đề sức khỏe trong và sau khi tiêm vắc-xin thì nên trao đổi rõ ràng với bác sĩ, nếu sau này thấy có bất thường nào đó thì hãy ý thức thận trọng hỏi chuyên gia.
Bác sĩ Hoffe cũng nói rằng một khi một số lượng đáng kể các mạch máu trong phổi bị trở ngại thì tim sẽ bơm máu mạnh hơn để chống lại… Tình trạng này được gọi là tăng áp động mạch phổi. Điều đáng sợ là trong vòng 3 năm bệnh nhân tăng áp động mạch phổi thường chết vì suy tim bên phải. Vì vậy, ông lo lắng khả năng [tác dụng phụ] vắc-xin gây ra tổn thương lâu dài. Tôi nghĩ vấn đề bác sĩ Hoffe đưa ra sẽ thực sự thu hút nhiều sự chú ý hơn, có thể đợi 2 – 3 năm sau người ta mới biết được có những triệu chứng nghiêm trọng liên quan có thể là do vắc-xin. Điều này liên quan đến CDC và FDA…
Khi nhận định rằng những tác dụng phụ đó thực sự là do vắc-xin gây ra, thì thấy rằng định nghĩa hiện nay rất hẹp, tuy nhiên khi chưa thể xác định rõ quan hệ nhân quả thì cũng không chắc đó là do vắc-xin gây ra. Vì với thời gian 2 – 3 năm sau thì cũng rất có thể còn thêm những yếu tố khác gây ra bệnh… Do đó, điều này sẽ làm cho toàn bộ sự việc trở nên mơ hồ không thể xác định vì đâu.
Ý kiến cá nhân của tôi là CDC hoặc FDA hoặc các công ty vắc-xin tương ứng nên tiến hành nghiên cứu đặc biệt về khả năng xảy ra các tác dụng phụ như vậy, cần có dự án nghiên cứu như vậy để tránh giả sử sau này có vấn đề gì thì các bộ phận liên quan hoặc các công ty dược phẩm và công ty vắc-xin có thể tìm lý do khác để tránh trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng đây là một cảnh báo rất quan trọng.
Dương Hạo, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa dịch bệnh vắc-xin Trung Quốc Dòng sự kiện virus corona COVID-19 Vắc xin COVID-19 Lâm Hiểu Húc