Dạ dày là cơ quan vô cùng quan trọng trong hệ tiêu hóa, nếu dạ dày không khỏe, sẽ khó có thể sống thọ. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) là “cơn ác mộng” của dạ dày. Khi bị nhiễm loại khuẩn này, dạ dày sẽ rất khó chịu, nếu nặng sẽ gây bệnh về dạ dày như viêm dạ dày – tá tràng.
Vậy thì, chúng ta phải làm gì để kiểm tra được có khuẩn H.P trong sinh hoạt hay không? Và cần làm thế nào để ngăn ngừa và sát khuẩn?
Làm thế nào để biết được có bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori hay không? Cách tốt nhất vẫn là đến bệnh viện để kiểm tra, tuy nhiên chúng ta cũng có thể tự phán đoán được khi gặp những triệu chứng sau đây:
1. Tiêu hóa kém
Hễ ăn no thường sẽ bị đầy hơi trướng bụng, thậm chí là ợ hơi, đại tiện cũng không bình thường, thời gian đi vệ sinh không theo quy luật, có thể là do đã bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori.
2. Hôi miệng
Đặc trưng chính của khuẩn Helicobacter pylori là gây khó chịu đường ruột, dạ dày sẽ có cảm giác đau, miệng có mùi hôi rất khó chịu. Khuẩn Helicobacter pylori thể hiện ở các triệu chứng như tiêu hóa kém dẫn đến táo bón; miệng có mùi hôi; thường xuyên cảm thấy ăn không no.
3. Xót dạ dày
Khi bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori sẽ kích thích tiết nhiều dịch dạ dày, từ đó gây xót dạ dày, đau dạ dày, cồn cào v.v…
4. Đau vùng bụng hoặc quanh rốn
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori còn khiến người bệnh cảm thấy đau ở vùng bụng hoặc quanh rốn, đa số triệu chứng đau đều xảy ra trong hoặc sau khi ăn, cần chú ý xem liệu mình có bị loét dạ dày hay không.
1. Đậu phộng
Đậu phộng có chứa nhiều protein, chất béo, các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là hàm lượng axit béo không bão hòa rất cao có công dụng làm khỏe dạ dày, chăm sóc tỳ vị, nhuận tràng. Các chất đặc biệt như Axit phytic và Phytosterol chỉ có riêng trong đậu phộng còn có thể làm tăng tính bền của đường ruột. Dù vậy, để đạt được tác dụng chăm sóc dạ dày, tốt nhất nên ăn đậu phộng luộc, rang hoặc sống, tránh đậu phộng chiên dầu, nếu không ngược lại sẽ gây nặng nề cho dạ dày.
Thường ngày ăn một chút đậu phộng (mỗi ngày không quá 50 g), tuy không thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh dạ dày, nhưng có thể ức chế tiết dịch dạ dày, giảm trào ngược axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày, cần chú ý là nhất định phải nhai kỹ khi ăn đậu phộng, nhằm giảm gánh nặng cho việc tiêu hóa.
2. Bí đỏ
Bí đỏ là loại thực phẩm dễ bảo quản và có nhiều cách chế biến, trong bí đỏ có chứa hàm lượng pectin phong phú, có khả năng hấp thụ rất mạnh, giúp làm sạch vi khuẩn và kim loại trong đường ruột, cải thiện môi trường tiêu hóa, tăng nhanh nhu động ruột. Ngoài ra, trong bí đỏ còn có rất giàu chất chống oxy hóa carotene, giúp cơ thể tránh sự tổn thương do các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa.
3. Bắp cải
Bắp cải là “món dưỡng dạ dày” tự nhiên, tính bình, chủ trị vị kinh, có hàm lượng xenlulozơ và carbohydrate phong phú, có thể bảo vệ và chữa lành niêm mạc dạ dày, giúp tế bào dạ dày hoạt động bình thường. Ngoài ra, bắp cải còn có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, thường xuyên ăn bắp cải còn giúp làm sạch khuẩn Helicobacter pylori làm hại đường ruột, giảm đau dạ dày.
4. Hạt dẻ
Vào mùa đông, nhiều người thường nấu súp hạt dẻ, không chỉ ngon miệng, mà còn cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể, thúc đẩy trao đổi chất béo, giữ ấm cho cơ thể. Hạt dẻ là loại hạt cứng thường gặp, chứa nhiều axit béo không no và các loại khoáng chất, rất có lợi cho tim mạch, ngăn ngừa lão hóa.
Nhưng những người dạ dày yếu nên ăn hạt dẻ nấu chín, vì hạt dẻ sống khá cứng, ngược lại sẽ gây nặng nề cho đường ruột, dẫn đến khó tiêu.
Bệnh dạ dày nên “3 phần trị, 7 phần dưỡng”, những người dạ dày yếu càng nên quan tâm đến vấn đề ăn uống thì mới có thể giúp dạ dày trở nên khỏe mạnh hơn.
Kiện Khang
Xem thêm:
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…