Biến thể B.1.617 của virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đang hoành hành ở Ấn Độ hiện đã lây lan sang 44 quốc gia và khu vực. Tại Đông Nam Á và Nam Á, tình hình dịch bệnh đang cấp bách, với nhiều ca nhiễm các chủng biến thể ở Ấn Độ và Anh, các ca siêu lây nhiễm ở miền nam Trung Quốc.
Theo thống kê, Ấn Độ đã có thêm hơn 165.000 ca nhiễm mới chỉ trong một ngày 31/5. Mặc dù số ca được xác nhận trong một tháng rưỡi nay đã giảm xuống, nhưng con số tổng đã vượt quá 28 triệu ca nhiễm mới, 329.000 ca tử vong.
Hiện tại, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Uganda, Hồng Kông cũng như các quốc gia và khu vực khác đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với hành khách khởi hành từ Ấn Độ.
Hiện tại, Malaysia đang phải đối mặt với làn sóng dịch thứ ba. Báo cáo ngày 29/5 cho biết, có 9.020 ca nhiễm mới được xác nhận trong vòng 24 giờ, đạt mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát và là mức cao kỷ lục trong ngày thứ năm liên tiếp, với tổng số 558.534 ca nhiễm và 2.650 ca tử vong. Trung bình có 63 người chết mỗi ngày trong tuần này, số ca nhiễm được xác nhận và số ca tử vong đều phá vỡ kỷ lục.
Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba xác nhận, Malaysia có số ca nhiễm tính trên một triệu người mỗi ngày cao hơn so với Ấn Độ. Ông nói rằng đã có những loại virus đột biến trong các cộng đồng người Malaysia, bao gồm cả những virus được tìm thấy ở Nam Phi, Vương quốc Anh, Ấn Độ, Nigeria và những nơi khác.
Ngày 28/6, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã ra thông báo khẩn cấp, sẽ phong tỏa toàn quốc từ ngày 1/6 đến ngày 14/6, chỉ các khu vực kinh tế và dịch vụ thiết yếu mới được phép hoạt động.
Vào ngày 24/5, trên trang web chính thức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Malaysia bị liệt kê là quốc gia cảnh báo mức độ thứ tư với đợt bùng phát tồi tệ nhất, đồng thời công dân Mỹ được khuyến cáo tránh đến thăm đất nước này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long cho biết hôm thứ Bảy (29/5), một biến thể mới của virus Vũ Hán kết hợp các đặc điểm của hai biến thể lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ và Anh, rất nguy hiểm, đã được phát hiện trong nước. Ông Long cho biết biến thể mới này có khả năng lây truyền cao qua không khí và có thể lây lan dễ dàng hơn các chủng khác.
Theo ông Long, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về biến thể mới cho thấy virus này có thể tự nhân lên rất nhanh, điều này giải thích tại sao rất nhiều ca nhiễm mới đã xuất hiện ở các tỉnh thành trong một khoảng thời gian ngắn. Sức lây truyền của biến thể mới này mạnh hơn so với các biến thể đã biết trước đây.
Việt Nam cho đến nay đã phát hiện ít nhất 7 biến thể virus corona, theo Reuters. Chúng bao gồm: B1222, B1619, D614G, B117 (biến thể từ Anh), B1351, A231 và B16172 (biến thể từ Ấn Độ).
Cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7.321 ca nhiễm và 47 ca đã tử vong.
Kể từ tháng Tư, làn sóng thứ ba của dịch viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng ở Thái Lan, với tổng số ca nhiễm đã tăng hơn gấp 3 lần. Bốn loại đột biến virus corona mới lần đầu tiên được phát hiện ở Vương quốc Anh, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi nay đã xuất hiện ở Thái Lan.
Hôm 28/5, Cục trưởng Cục Dịch vụ Y tế Thái Lan Somsak Akksilp, tiết lộ rằng sau khi 62 ca nhiễm virus Trung Cộng đột biến xuất hiện ở Ấn Độ tại công trường xây dựng ở quận Langsi của Bangkok, thông qua điều tra phát hiện ra rằng virus đột biến cũng đã lây lan ra các khu vực bên ngoài công trường xây dựng.
Vào ngày 31/5, báo cáo họp báo về đại dịch mới (COVID-19) của Thái Lan cho thấy rằng nước này đã có thêm 5.485 ca nhiễm mới vào ngày hôm đó, bao gồm 3.475 ca bên ngoài nhà tù, 1.953 ca trong nhà tù và 57 ca nhập khẩu, ngoài ra còn có 19 ca tử vong.
Hiện tại, tổng cộng 159.792 ca nhiễm và 1.031 ca tử vong đã được xác nhận trong 3a đợt dịch ở Thái Lan.
Philippines thông báo, 7.443 ca nhiễm mới và 156 ca tử vong đã được xác nhận vào ngày 29/5. Tính đến ngày 31/5, tổng cộng đã có đến 1.223.627 ca nhiễm và 20.860 ca tử vong.
Ngày 11/5, Bộ Y tế Philippines xác nhận chủng virus đột biến được tìm thấy ở Ấn Độ đã xuất hiện tại nước này.
Gần đây, Campuchia trải qua một sự gia tăng đột biến các ca nhiễm, Thủ tướng Hun Sen mô tả rằng Campuchia đang “bên bờ vực của chết chóc”. Mặc dù số ca nhiễm mới đã giảm nhưng tính đến ngày 31/5, tổng cộng đã có đến 29.404 ca nhiễm, con số này vào đầu tháng tư chỉ bằng một phần trăm so với con số hiện tại. Tính đến ngày 31/5, thủ đô Phnom Penh ghi nhận tổng cộng 28.825 ca nhiễm, 203 ca tử vong, tăng hơn 15% so với tuần trước.
Hôm 11/5, người phát ngôn Hay Vandine của Bộ Y tế Campuchia, xác nhận với ngoại giới rằng Campuchia đã phát hiện bệnh nhân nhiễm virus đột biến của Ấn Độ.
Tính đến tối ngày 31/5 theo giờ địa phương, Nhật Bản đã ghi nhận tổng cộng 742.386 ca nhiễm và 12.933 ca tử vong. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan hơn nữa, thông báo khẩn cấp thứ ba đang được triển khai tại Tokyo, Osaka, Kyoto, Aichi, Hyogo, Okayama, Hiroshima, Fukuoka, Okinawa, Hokkaido và những nơi khác, các biện pháp này sẽ được tiếp tục đến ngày 20/6.
Vào ngày 7/5, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã bày tỏ lo ngại về tác động của virus đột biến. Hiện tại, tỷ lệ virus đột biến là khoảng 80% ở Kansai, 60% ở Tokyo và 70% ở Aichi, cho thấy một xu hướng tăng lên.
Dự kiến, lễ rước đuốc Olympic Tokyo bắt đầu ở tỉnh Ishikawa vào ngày 31/5, sẽ có khoảng 190 người rước đuốc qua 19 thành phố và thị trấn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch này, tất cả các hoạt động rước đuốc trên các tuyến đường công cộng đã bị hủy bỏ và được thay thế bằng Lễ thắp đuốc được tổ chức tại Sanomaru Plaza ở Công viên Lâu đài Kanazawa, thành phố Kanazawa.
Hiện tại, các virus đột biến chính ở Nhật Bản là virus đột biến được xác nhận ở Anh (VOC-202012/01), virus đột biến được xác nhận ở Nam Phi (501Y.V2), virus đột biến được xác nhận ở Brazil (501Y.V3), và virus đột biến được xác nhận ở Philippines v.v.
Ngày 12/5, Hàn Quốc dự đoán rằng tỷ lệ lây truyền các đột biến chính (Anh, Nam Phi, Brazil) của virus Vũ Hán ở quốc gia này cho thấy một xu hướng tăng cao, đạt gần 25% trong tuần qua, virus đột biến của Ấn Độ xảy ra hai lần ở Hàn Quốc, cũng đã có 7 ca nhiễm.
Tính đến tối ngày 31/5, có 430 ca nhiễm mới trong ngày, tổng cộng đã có và 140.340 ca nhiễm và 1.959 ca tử vong được xác nhận.
Vào ngày 30/5, giới chức địa phương lần lượt thừa nhận sự xuất hiện chủng virus đột biến “siêu lây nhiễm” biến thể Ấn Độ ở Quảng Châu và biến thể Anh ở Thâm Quyến.
Cuộc họp báo về phòng chống dịch ở Quảng Châu chỉ ra, ngày 29/5, Quảng Đông có thêm 13 ca lây nhiễm tại địa phương, trong đó có 12 ca ở Quảng Châu và 1 ca ở Phật Sơn. Ông Trần Bân, Phó giám đốc Ủy ban Y tế thành phố Quảng Châu, thông báo từ ngày 21/5 đến ngày 30/5, kết quả giải trình tự gen phát hiện những người bị nhiễm có điểm tương đồng là nhiễm các biến thể của virus ở Ấn Độ.
Tối ngày 30/5, ông Thường Cự Bình (Chang Juping), Phó giám đốc Ủy ban Y tế thành phố Thâm Quyến, ra thông báo cho biết, các ca nhiễm của đợt dịch này dao động từ 1 đến 11, kết quả xét nghiệm và giải trình tự gen của virus có tính tương đồng cao và chúng thuộc về các chủng đột biến (B117) được tìm thấy ở Anh.
Ngoài ra, vào ngày 30/5, hai ca nhiễm bổ sung đã được xác nhận ở Thâm Quyến, là một công nhân họ Hạ, 52 tuổi tại Khu Thương mại Tự do Toàn diện Cảng Diêm Điền, và người vợ họ Hà, 50 tuổi.
Bởi vì chính quyền ĐCSTQ luôn che giấu sự thật về dịch bệnh nên ngoại giới rất khó để biết có bao nhiêu người thực sự đã nhiễm bệnh.
Tại Nam Á, các quốc gia láng giềng ở Ấn Độ, bao gồm Nepal, Bangladesh và Pakistan, cũng đang có xu hướng gia tăng dịch bệnh.
Tại Nepal, quốc gia giáp Trung Quốc và Ấn Độ, đã có hơn 3.500 ca tử vong, trong đó chỉ trong hai tuần qua có 400 ca tử vong.
Tổng công ty Phát thanh truyền hình Australia (ABC) tiếng Trung đưa tin, Liên đoàn Chữ thập đỏ & Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) đã đưa ra thông báo tóm tắt về Nam Á tuần trước, cho biết Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Nepal tin rằng dịch ở nước này đã vượt khỏi tầm kiểm soát, tình hình có thể sẽ gần như với Ấn Độ hiện tại.
Hai trong số những đột biến được báo cáo đầu tiên ở Ấn Độ đã được phát hiện ở Nepal trước đó.
Cuộc họp báo cũng đề cập rằng số ca nhiễm được ghi nhận ở Nepal trong tháng này gấp 57 lần so với cùng kỳ tháng Tư, hơn 44% dân số đã có kết quả xét nghiệm dương tính – cho thấy rằng một số lượng lớn người nhiễm bệnh chưa được chẩn đoán.
Biên giới giữa Trung Quốc và Nepal dài 1.389 km, chạy dọc theo dãy Himalaya ở phía tây bắc và đông nam, bao gồm cả đỉnh núi cao nhất thế giới, đỉnh Everest.
Theo Diệp Y Phàm, Liên Thư Hoa, Epoch Times
Xem thêm:
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…