Đột quỵ: Điều tuyệt đối tránh và cách phòng ngừa

Theo số liệu cung cấp tại Hội nghị khoa học Đột quỵ và Thần kinh toàn quốc lần thứ 7 vào ngày 5 – 6/10/2017 do Hội đột quỵ Việt Nam tổ chức, mỗi năm nước ta có hơn 200.000 người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh lý về tim mạch và ung thư, nhưng đứng hàng đầu về tỷ lệ tàn tật ở người trưởng thành. Ở nước ta tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ và trung niên hiện nay đang gia tăng mạnh mẽ.

Ảnh minh họa từ fotolia

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) có hai loại: nhồi máu não (do nghẽn / tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Do các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay. Dưới đây xin khái quát ba nhóm yếu tố trong đột quỵ, cảnh báo khi bị đột quỵ, và cách thức phòng ngừa đối với triệu chứng này.

Ba nhóm yếu tố trong đột quỵ

  • Nhóm yếu tố thứ nhất là yếu tố không thể thay đổi: Bao gồm tuổi tác, giới tính, chủng tộc, gien gia đình.
  • Nhóm yếu tố thứ hai là yếu tố có thể kiểm soát: Bao gồm chỉ số khối lượng cơ thể (BMI), lượng đường trong máu, cholesterol, chế độ ăn uống, tập thể dục, hút thuốc lá, bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường.
  • Nhóm yếu tố thứ ba là yếu tố có thể can thiệp: Hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu, tăng cholesterol máu, đau nửa đầu, lipoprotein cao, tạm ngưng thở khi ngủ, dùng chất gây nghiện.

Từ nghiên cứu lâm sàng và dữ liệu thống kê cho thấy, huyết áp cao, chế độ ăn giàu natri, béo phì, hút thuốc lá và tiểu đường là những yếu tố hàng đầu đối với nguy cơ đột quỵ. Trong phòng ngừa đột quỵ cần tập trung vào nhóm yếu tố thứ hai và thứ ba vì có thể kiểm soát và can thiệp được. Nếu được can thiệp và kiểm soát tốt, ít nhất 90% bệnh nhân đột quỵ có thể được ngăn ngừa.

Những điều tuyệt đối tránh làm khi đột quỵ

Thứ nhất: Không được rung lắc người, di chuyển hoặc dùng bất kỳ loại thuốc nào, di chuyển phần đầu có thể làm xuất huyết não bộ hoặc làm cho tình trạng xương bị gãy trầm trọng hơn.

Thứ hai: Không được để người bệnh gối đầu cao, có thể làm cho cổ của bệnh nhân bị cong và gây khó thở.

Thứ ba: Không được cho người bệnh dùng bất kỳ chất lỏng nào, vì có thể gây biến chứng như viêm phổi do khó nuốt.  

Thứ tư: Không được dùng thuốc hạ huyết áp và đường huyết, vì hạ huyết áp và đường huyết nhanh có thể dẫn đến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Mặc dù đột quỵ xảy ra đột ngột mà không có cảnh báo, nhưng có thể điều trị được, nhất định không được tin vào liệu pháp dân gian mà nên lập tức tìm kiếm sự trợ giúp của cơ sở y tế hiện đại phù hợp. Có biện pháp phòng ngừa đúng đắn là rất quan trọng, hãy định kỳ kiểm tra sức khỏe và dùng thuốc đúng giờ, thay đổi lối sống kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục vừa phải, cai thuốc lá và cai rượu có hiệu quả trong ngăn ngừa đột quỵ.

1. Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao là thủ phạm số một gây đột quỵ. Hãy có thói quen đo huyết áp, nếu huyết áp của bạn thường cao hơn 140 hoặc thấp dưới 90 thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Nếu huyết áp đã được chẩn đoán bị cao, hãy dùng thuốc để kiểm soát kịp thời, hãy tập thể dục thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.

2. Kiểm soát cholesterol

Cholesterol cao cũng là một yếu tố nguy hiểm gây đột quỵ. Bị cholesterol cao ở mức nhẹ có thể kiểm soát bằng cách giảm chất béo trong chế độ ăn uống và tập thể dục, còn nếu bị mức trung bình hoặc nặng thì dùng thuốc điều trị là cần thiết.

3. Kiểm soát lượng đường trong máu

Xét nghiệm máu theo định kỳ để biết tình trạng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường thì nguy cơ đột quỵ sẽ tăng cao. Thông thường cần phải tăng cường tập thể dục đều đặn, cẩn thận điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu.

4. Ít muối

Lượng muối ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, người có khẩu vị đậm thường ăn nhiều hơn 6 gram muối mỗi ngày, do đó cũng cần kiểm soát lượng natri đưa vào cơ thể.

5. Cai thuốc lá nghiêm ngặt, hạn chế uống rượu

Hút thuốc lá rất hại sức khỏe, ai hút thuốc hãy cố gắng bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt! Đối với bia rượu, trường hợp buộc phải uống hãy thoái thác bằng cách uống ít, nhất định không uống nhiều.

6. Tập thể dục thường xuyên

Hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày, đặc biệt là loại thể dụng tăng cường trao đổi khí ôxy trong cơ thể. Đi bộ nhanh, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc các hoạt động khác, ít nhất 30 phút mỗi ngày là có thể cải thiện sức khỏe rất tốt, đồng thời giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.

7. Thư giãn cổ và vai

Tăng cường chống căng thẳng cho các mạch máu, thúc đẩy thư giãn cơ bàng quang và mạch máu ở cổ, giảm thiểu lắng đọng cholesterol, ngăn ngừa đột quỵ có thể xảy ra.

8. Khám sức khỏe định kỳ để điều trị y tế kịp thời

Những người trên 40 tuổi cần chú ý hơn trong việc khám sức khỏe định kỳ.

Thanh Xuân

Xem thêm:

Thanh Xuân

Published by
Thanh Xuân

Recent Posts

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

15 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

46 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

1 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago