FDA: Một số thuốc ngủ làm bệnh nhân hành xử kỳ lạ, kể cả tự tử

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết các loại thuốc ngủ có tác dụng phụ, gây ra những hành vi nguy hiểm như mộng du, lái xe khi mộng du, có thể gây ra chấn thương hoặc tử vong.

(Ảnh: Reggi Tirtakusumah/Pixabay)

Lời cảnh báo mới

FDA đã chỉ rõ ra tên thuốc Ambien và 2 loại thuốc ngủ phổ biến khác là Lunesta và Sonata, cùng 3 công thức chứa zolpidem có tên chung là Ambien.

FDA đã xem lại 66 trường hợp trong 26 năm qua có xảy ra chấn thương nghiêm trọng. Các vụ việc này được mô tả trong báo cáo y khoa và trong cơ sở dữ liệu báo cáo hiện có của cơ quan này – với thông tin từ bác sĩ, bệnh nhân và những người khác liệt kê các vụ việc.

Cơ quan này đã yêu cầu các nhà sản xuất phải ghi rõ cảnh báo trên bao bì, đồng thời không được kê thuốc cho những người có tiền sử bị mộng du. Các loại thuốc này đã trở nên tai tiếng khi làm cho một số người dùng có hành vi kỳ lạ trong trạng thái nửa mơ nửa tỉnh, theo tờ New York Times đưa tin.

Các tai nạn thương tâm liên quan tới thuốc ngủ bao gồm “vô tình dùng quá liều, té ngã, bị bỏng, suýt chết đuối, đi ra ngoài trời quá lạnh dẫn đến phải cắt chi, ngộ độc khí CO, chết đuối, giảm thể nhiệt, lái xe hơi va chạm với người đi xe môtô, tự gây hại cho bản thân như vết thương do súng bắn và tự tử,” theo nghiên cứu của FDA.

“Các bệnh nhân thường không nhớ những việc này,” FDA viết.

Bí mật mà ai cũng biết

Đây không phải lần đầu tiên FDA cảnh báo về thuốc ngủ. Cơ quan này đã cảnh báo công khai về các hành vi kỳ lạ khi dùng thuốc ngủ 12 năm trước; nghĩa là thông báo mới đây chỉ nhằm nhấn mạnh thêm đối với nhận thức của công chúng.

Tôi bất ngờ khi thấy cảnh báo này xuất hiện bây giờ,” bác sĩ Ilene Rosen của Đại học Pennsylvania nói với tờ New York Times. “Đây là điều tôi đã nói với bệnh nhân của mình trong 15 năm qua, và là kiến thức phổ biến trong cộng đồng dùng thuốc ngủ. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã làm tốt khi đưa tin tức ra công chúng, rằng những thuốc này có rủi ro.”

Ở Mỹ, lượng kê đơn thuốc ngủ đã tăng từ 5,3 triệu lên hơn 20 triệu từ năm 1999 đến 2010. Cứ 8 người khó ngủ thì có 1 người cho biết có dùng thuốc ngủ; trong độ tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ này là hơn 1/3.

Ở Việt Nam, hiện nay rất nhiều người hiểu sai về thuốc ngủ nên dễ dãi mua về uống. Đây là việc làm hết sức sai lầm gây tổn hại không nhỏ cho sức khỏe. Bởi lẽ, mất ngủ có thể chỉ là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nào đó. Người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn, bởi thuốc còn có các tác dụng phụ mà không phải ai cũng nắm được. Nếu chỉ uống thuốc ngủ thì theo thời gian, vấn đề căn nguyên không giải quyết được mà có thể sẽ ngày càng nặng lên.

Theo NYT, Futurism,
Phong Trần tổng hợp

Published by

Recent Posts

Bé trai 1 tháng tuổi bị ngộ độc sái thuốc phiện

Thấy trẻ quấy khóc, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, người nhà tin theo bài…

7 phút ago

Cục Đường bộ yêu cầu cập nhật biển báo giao thông sau sáp nhập tỉnh

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ điều…

21 phút ago

Mã vùng điện thoại cố định được điều chỉnh sau sáp nhập tỉnh

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều chỉnh mã vùng điện thoại cố…

37 phút ago

Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận thương mại: Gửi tín hiệu gì tới các nước châu Á?

Thỏa thuận này như một hồi chuông cảnh báo cho các quốc gia châu Á…

2 giờ ago

Báo Đức: “Bong bóng” xe điện Trung Quốc sắp vỡ, BYD đang ở tâm điểm

Tờ Handelsblatt (Đức) mới đây đã đăng tải một bài bình luận cho rằng Trung…

3 giờ ago

Tổng thống Trump nói Mỹ đã cung cấp quá nhiều vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Trump hôm thứ Năm (3/7) lên tiếng phàn nàn rằng Hoa Kỳ đã…

3 giờ ago