Sức Khỏe

Không gian xanh giúp trẻ phát triển não bộ

Công viên trong khu phố không chỉ đơn thuần là nơi để trẻ vui chơi. Một phân tích gần đây từ Vương quốc Anh cho thấy rằng ngay cả sự tiếp xúc ngắn ngủi với không gian xanh cũng có thể định hình cách não bộ trẻ em phát triển – đặc biệt ở các vùng liên quan đến học tập, tập trung và điều tiết cảm xúc.

Trẻ em sống gần cây xanh và công viên cho thấy những thay đổi rõ rệt ở các vùng não liên quan đến sự chú ý, ngôn ngữ và động lực. (Ảnh: Tú Liên)

Đáng chú ý, việc tiếp xúc với thiên nhiên có ảnh hưởng đến phát triển não bộ của trẻ mạnh mẽ hơn cả thu nhập gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ và điều kiện sống của khu vực.

Không gian xanh và sự phát triển của não bộ

Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng trẻ em lớn lên gần công viên và không gian tự nhiên thường học tốt hơn và ít gặp vấn đề sức khỏe tâm thần hơn.

Để hiểu rõ hơn tác động của thiên nhiên đến não bộ trẻ em, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu trên trẻ từ 9 đến 12 tuổi. Kết quả cho thấy, những trẻ tiếp xúc với không gian xanh nhiều hơn có sự:

  • Tăng thể tích và diện tích ở một số vùng não quan trọng liên quan đến xử lý cảm giác, động lực, ngôn ngữ và kiểm soát cảm xúc, chẳng hạn như thùy thái dương và thùy đảo (insula).
  • Tác động rõ nhất là ở vùng vỏ não trước trán – nơi giữ vai trò then chốt trong việc chú ý và lập kế hoạch – và vùng thể vân (striatum) giúp điều phối động lực, phần thưởng và định hướng mục tiêu.

Thiên nhiên dường như có tác dụng bảo vệ trong giai đoạn não bộ dễ bị tổn thương. Ở tuổi dậy thì, một số vùng não trải qua quá trình teo chất xám tự nhiên như một phần trong cơ chế “cắt tỉa” và tái tổ chức của não. Tuy nhiên, ở những trẻ sống gần cây xanh, quá trình này diễn ra chậm hơn. Đồng thời, các vùng não vốn có xu hướng phát triển trong giai đoạn này cũng được hỗ trợ phát triển mạnh mẽ hơn nhờ thiên nhiên.

Ngược lại, trẻ sống trong môi trường thu nhập cao có tốc độ mỏng vỏ não nhanh hơn – điều này có thể phản ánh quá trình lão hóa sớm của não. Nhóm nghiên cứu cho rằng môi trường thu nhập cao thường đi kèm lối sống có cấu trúc chặt chẽ và yêu cầu nhận thức cao, trong khi thiên nhiên lại có tính chất phục hồi.

Không chỉ dừng lại ở đó, tiếp xúc với cây xanh cũng có liên quan đến sức khỏe tâm thần tốt hơn và kết quả học tập cao hơn ở trẻ. Theo tác giả:

“Ngay cả những lần tiếp xúc ngắn, đều đặn với thiên nhiên – như đi dạo trong công viên – cũng có thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của não bộ”.

Vì sao thiên nhiên có thể giúp não bộ phục hồi?

Các nhà khoa học tin rằng thời gian tiếp xúc với thiên nhiên có thể hỗ trợ não bộ phát triển bằng cách giúp trẻ kiểm soát căng thẳng.

Khi trẻ em bị căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra nhiều cortisol – một loại hormone có thể cản trở sự phát triển khỏe mạnh của não, đặc biệt ở các vùng liên quan đến chú ý, cảm xúc và trí nhớ.

Ở trong môi trường tự nhiên, trẻ có thể giảm mức cortisol và giảm viêm – từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thay đổi của não. Đây cũng có thể là lý do vì sao trẻ tiếp xúc với cây xanh lại có quá trình mỏng vỏ não chậm hơn và tăng diện tích bề mặt não.

Một giả thuyết khác cho rằng thiên nhiên mang đến một dạng kích thích nhận thức khác, giúp phát triển não bộ theo hướng có lợi hơn. Trong khi môi trường đô thị đầy rẫy các tín hiệu đòi hỏi sự tập trung cao như còi xe, bảng hiệu, màn hình…, thì thiên nhiên mang lại các kích thích nhẹ nhàng hơn – như tiếng chim hót hay lá xào xạc – có thể thu hút sự chú ý mà không gây quá tải cho não, từ đó giúp não bộ hồi phục.

Theo nghiên cứu, chỉ 20 phút tiếp xúc với thiên nhiên đã có thể giúp giảm căng thẳng và tăng khả năng sáng tạo. Trong một thí nghiệm cũ hơn, những người đi bộ 50 phút trong rừng đạt kết quả tốt hơn ở các bài kiểm tra trí nhớ và khả năng tập trung so với nhóm đi bộ trên phố đông người.

Khuyến khích trẻ em ra ngoài nhiều hơn

Những phát hiện mới nhất mang lại định hướng cho các chính sách y tế cộng đồng có thể rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.

Tuy nhiên, trẻ em ngày nay lại dành ít thời gian tiếp xúc với thiên nhiên hơn các thế hệ trước, phần lớn thời gian bị thay thế bởi màn hình và hoạt động trong nhà. Việc đảo ngược xu hướng này – dù chỉ một phần – cũng có thể mang lại lợi ích lâu dài.

Ví dụ, sân trường có thể được thiết kế lại để thêm cây xanh, vườn tược và khu chơi tự nhiên. Quy hoạch đô thị có thể ưu tiên đường phố có hàng cây, mái nhà xanh và tổ chức các sự kiện thiên nhiên cộng đồng – đặc biệt ở những khu vực thiếu công viên.

Tác giả nghiên cứu nhấn mạnh: “Đây không chỉ là chi phí, mà là một khoản đầu tư dài hạn cho sức khỏe của trẻ em”.

Tú Liên

Published by
Tú Liên

Recent Posts

TQ: Cuộc chiến ‘đồ ăn mang đi’ có thể gây ra làn sóng phá sản

Cuộc chiến giá cả giữa các nền tảng giao đồ ăn đang dần tái cấu…

58 phút ago

Quản lý cấp cao của Wells Fargo bị cấm xuất cảnh sau khi đến Trung Quốc

Bà Mao Chenyue, Giám đốc điều hành kiêm lãnh đạo cấp cao của Wells Fargo…

2 giờ ago

Godon Chang: ĐCSTQ thúc đẩy “Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân” là trò lừa bịp

Bắc Kinh và Moscow đột nhiên quyết định ký 'Nghị định thư của Hiệp ước…

2 giờ ago

Hậu duệ Hưng Đạo Vương: 9 đời Công, Hầu thời Lê Trung Hưng (P6)

Đời thứ 9 của họ Đặng có Thường Hiến Hầu Đặng Trần Thường, là khai…

2 giờ ago

Tiền tệ trong dân gian ở đất Gia Định

Lúc Tây Sơn và Nguyễn Ánh tranh chấp nhau ở đất Gia Định vào những…

2 giờ ago