Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đồ uống có cồn là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong trên thế giới. Năm 2012 đã ghi nhận 3,3 triệu người tử vong do liên quan đến sử dụng chất có cồn – chiếm khoảng 5,9% tất cả các trường hợp tử vong trên toàn thế giới.
Với mức tiêu thụ bia tăng từ 2,8 tỷ lít năm 2012 lên hơn 3 tỷ lít năm 2013, Việt Nam đang trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc.
Ở Mỹ, mỗi năm có 88.000 người tử vong do đồ uống có cồn. Theo thống kê, năm 2016, số ca tử vong do sử dụng heroin, thuốc phiện các loại, thuốc kê theo toa quá liều là 42.000, số ca tử vong do đồ uống chứa cồn gấp 2 lần so với số ca tử vong do thuốc phiện. Những người trưởng thành ở độ tuổi lao động ( 20 – 64 tuổi ), cứ 10 người thì có 1 người tử vong do nghiện rượu.
Nghiện rượu đã trở thành vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng, nhưng hiểu biết của hầu hết moi người về vấn đề này đều còn rất ít.
Một khoảng thời gian ngắn sau khi uống rượu chúng ta sẽ cảm thấy hưng phấn. Khi uống khoảng 2 ly rượu, đại não bị kích hoạt sau một chuỗi phản ứng thần kinh phức tạp, bắt đầu tiết ra dopamine.
Lúc đó, sẽ sản sinh ra cảm giác phấn khích, vui vẻ. Có rất nhiều người khi chưa uống xong ly thứ 2 đã bắt đầu muốn uống thêm vài ly nữa.
Có 1 số người từ từ tận hưởng sự vui vẻ, vừa ăn vừa uống và biết điểm dừng. Tuy nhiên, có 1 số người bị dẫn dắt bởi cảm giác phấn khích đó, uống tới say. Với những người uống quá nhiều, não bộ cũng tiết ra chất dopamine, nhưng trong trường hợp này dopamine không chỉ tạo ra cảm giác vui vẻ, phấn khích, mà còn dẫn tới những kích động mạnh hơn, những người này khó có thể chống lại ham muốn uống rượu, 1 ly lại thêm 1 ly và không thể ngừng lại. Nghiện rượu cũng bắt nguồn từ đó.
Thế nào được gọi là nghiện rượu? Y học định nghĩa, trong 30 ngày, tối thiểu có 1 ngày, ở cùng 1 địa điểm, nam giới uống hơn 5 ly, nữ giới uống hơn 4 ly (1 ly ở đây chỉ 1 loại rượu bất kì chứa 14gr cồn nguyên chất). Trên thực tế, nghiện rượu là một trạng thái khiến cho chức năng của đại não bị rối loạn.
Uống rượu không kiểm soát, khiến cho não bộ mất đi các chức năng thông thường
Nghiện rượu thường là 1 chu kỳ lặp lại của 3 giai đoạn: “uống say – mê muội”; “từ bỏ – sa sút”; “bị khống chế bởi sự ham muốn”
Chúng ta đều biết trong não bộ con người có vô số tế bào não, quá trình này bắt đầu từ những tế bào não cơ bản nhất – tế bào thần kinh. Tế bào thần kinh có thể tập hợp thành 1 mạng lưới, từ đó phát huy được những chức năng nhất định, ví dụ: suy nghĩ, học tập, nảy sinh tình cảm và trí nhớ.
Nhưng với 1 người nghiện rượu, sẽ ảnh hưởng tới chức năng bình thường của một phần thuộc mạng lưới của 3 khu vực của não bộ (hạch nền, hạch hạnh nhân, vỏ não trước trán). Nghiện rượu còn làm giảm sự nhạy bén của đại não, tăng áp lực, và lấy đi khả năng tự chủ của con người.
Những mạng lưới của hệ thần kinh này là yếu tố quan trọng với sự sống còn của con người, nhưng đối với những người nghiện rượu, họ bị rượu khống chế, thậm chí ngay cả khi thể xác và tinh thần họ bị rượu làm tổn hại, họ vẫn không thể từ bỏ rượu.
Rất nhiều người khi mới bắt đầu, uống rượu chỉ là do sự thôi thúc của không khí náo nhiệt tại các buổi tiệc, tuy nhiên, trong quá trình uống rượu, kết cấu và chức năng của đại não không ngừng thay đổi; không ngừng uống, sau 1 thời gian dài, đại não sẽ mất đi khả năng làm việc bình thường của nó. Ngay cả khi bỏ rượu, bộ não vẫn không thể hoạt động như bình thường trong 1 thời gian rất dài.
Trong giai đoạn “uống say – mê muội”, các hạch nền trong đại não sẽ mang lại cho người uống cảm giác vui vẻ, phấn khích, khiến cho họ càng muốn uống nhiều hơn.
Cùng với việc dần dần bị chìm đắm trong men rượu, trong hạch nền, sẽ có 1 “lối mòn” được kích hoạt lại nhiều lần, nó sẽ tạo áp lực, khiến cho người uống không ngừng muốn uống thêm. Vì vậy, khi những người này đi qua các quán bar quen thuộc, đôi chân của họ sẽ không tự chủ mà bước về phía trước, mọi lời hứa trước đó đều bị ném sang một bên.
Tới giai đoạn “từ bỏ – sa sút”, cũng chính là thời kì ngừng uống rượu, ở thời kỳ này, khả năng tiết ra dopamine của đại não sẽ giảm, sẽ xuất hiện một hiện tượng: những cảm giác vui vẻ, hạnh phúc có trước đó, gần như không còn nữa. Việc ăn món ăn yêu thích, xem những bộ phim yêu thích, ở cạnh người mình thích, tất cả đều không thể so sánh với sự phấn khích mà rượu mang lại.
Cùng thời điểm này, cũng xuất hiện thúc đẩy sự giải phóng các chất dẫn truyền áp lực thần kinh như: hooc môn, dynorphin ở vỏ thượng thận. Các phản ứng hóa học mạnh mẽ của thần kinh sẽ gây ra một loạt các trạng thái tiêu cực, ví dụ: tim đập nhanh, lo lắng, bất an.
Vì vậy, để thoát khỏi trạng thái này, những người này sẽ tiếp tục uống rượu.
Toàn bộ quá trình, có thể chỉ diễn ra trong vài giờ ngắn ngủi.
Sau đó, người uống rượu sẽ bước vào giai đoạn “bị khống chế bởi ham muốn”. Điều này có liên quan tới khu vực vỏ não trước trán, khu vực này quyết định “hành động” hay “ngưng” trong hành vi của một người, nghĩa là, liệu có nên quyết liệt ngăn chặn ham muốn uống rượu.
Khi “hệ thống hành động” chiếm ưu thế, sự thúc đẩy xuất hiện, họ bắt đầu đi tìm rượu. Trong khi đó “hệ thống ngưng” có thể ức chế các hoạt động của “hệ thống hành động” và giúp kiềm chế ham muốn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về não đã chỉ ra rằng, uống rượu một cách không kiểm soát có thể phá vỡ chức năng của hai hệ thống “hành động” và “ngừng”. Đại não sẽ dần dần mất đi khả năng khống chế và năng lực phán đoán, khiến cho con người trở nên kích động, không có khả năng kiểm soát và bị chìm đắm trong men rượu.
May mắn thay, nghiện rượu có thể điều trị
Cục quản lý giám sát dược phẩm và thực phẩm của Hoa Kỳ đã phê duyệt ba loại dược phẩm có thể dùng cho bệnh nhân khi thích hợp. Ngoài ra, các minh chứng khoa học cũng cho thấy, liệu pháp hành vi cũng là một liệu pháp điều trị hiệu quả, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ phục hồi chức năng, ví dụ: những nhóm cai rượu ẩn danh.
Điều quan trọng nhất là, phải hiểu “rối loạn sử dụng rượu” là một chứng rối loạn của não bộ, sẽ phát triển thành bệnh mãn tính, không khác gì các căn bệnh mãn tính khác như tiểu đường, hen suyễn, cao huyết áp. Tuy nhiên chỉ cần kiên trì điều trị, giữ tinh thần tỉnh táo và khả năng tự kiểm soát, người nghiện rượu vẫn có cơ hội để tri khỏi căn bệnh này.
Theo The Conversation
Thanh Xuân
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…