Tóc bạc là một trong những dấu hiệu lão hóa. Khi bước vào độ tuổi 30, tóc bắt đầu ngả màu theo thời gian. Người ta thường cho rằng một khi sợi tóc đã chuyển bạc thì sẽ không thể đen trở lại, nhưng một nhóm nghiên cứu từ Đại học Columbia ở New York lại cho rằng điều này có thể không đúng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trên thực tế, các sợi tóc bạc có thể lấy lại màu sắc ban đầu của chúng và sự căng thẳng dường như liên quan mật thiết đến quá trình này.
Bằng cách đo những thay đổi nhỏ của màu tóc trên các mẫu tóc của người tham gia nghiên cứu có thể biết được các sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Họ sử dụng các mẫu sắc tố như vòng tuổi của cây để đánh dấu thời gian nào người tham gia gặp căng thẳng hay thời gian nào được nghỉ ngơi thư giãn.
Nghiên cứu cho thấy tóc không chỉ chuyển sang màu xám khi phản ứng với căng thẳng mà còn đúng với điều ngược lại. Trong một số trường hợp ít gặp, tóc bạc có thể lấy lại được màu sắc ban đầu trong quãng thời gian ít căng thẳng.
Có một ngày bạn chợt nhận thấy một vài sợi tóc trên đầu mình đã chuyển màu? Có một số sợi đã bị chuyển bạc một phần? Các nhà nghiên cứu đã thu thập những loại tóc này từ 14 người thuộc các sắc tộc khác nhau có độ tuổi từ 9 đến 65, kết quả cho thấy không phải là một khi khi tóc đã chuyển bạc thì nó sẽ mãi như vậy.
Ông Martin Picard, nhà tâm lý học ty thể, và nhóm của ông đã phát triển một phương pháp số hóa để lập bản đồ các mẫu sắc tố tóc dọc theo từng sợi tóc. Họ phát hiện rằng một số sợi bạc của 10/14 người tham gia, đã đen trở lại, nhưng chỉ xảy ra ở những người từ 9 đến 39 tuổi.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những sợi tóc bạc có khả năng đảo ngược nhiều nhất trong giai đoạn đầu, còn những sợi tóc đã bạc lâu thì hầu như không có khả năng đảo ngược lại. Hiệu ứng này cũng chỉ là tạm thời, vì cuối cùng các sợi tóc có thể sẽ vẫn chuyển bạc. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình này thường xảy ra cùng với tâm lý căng thẳng hoặc thư giãn cao độ.
Trên thế giới từ lâu đã có rất nhiều giai thoại về người sau một đêm mà tóc đã bạc trắng do áp lực, căng thẳng… Có câu chuyện kể rằng, tóc của vương hậu Marie Antoinette (Vương hậu của Vương quốc Pháp và Navarra từ năm 1774 đến năm 1792) đã bạc trắng vào đêm trước ngày bị hành quyết. Khi đó bà mới 37 tuổi.
Trong nghiên cứu của mình, ông Picard lại cũng thu thập được nhiều câu chuyện kể về tóc của một số lượng lớn người đã đen trở lại.
Những người tham gia nghiên cứu đã xác định các quãng thời gian căng thẳng nhất trong năm trước và nhóm của ông Picard có thể xác định chính xác các đoạn tóc mọc trong thời gian đó bằng cách sử dụng tốc độ phát triển trung bình của tóc, ở người là 1cm/ tháng.
Sau đó, họ so sánh các sự kiện trong cuộc sống của người tham gia với sắc tố của sợi tóc, tìm ra mối tương quan đáng chú ý giữa phần bị bạc màu với sự căng thẳng và ngược lại.
Nghiên cứu mô tả trường hợp của một phụ nữ 30 tuổi có phần tóc bị ngả màu tương ứng với quãng thời gian 2 tháng phải chịu căng thẳng tột độ khi cô chia tay người bạn đời của mình và chuyển đi nơi khác. Trường hợp khác là 5 sợi bạc của một người đàn ông 35 tuổi đã lấy lại một phần màu sắc ban đầu cùng với quãng thời gian ít căng thẳng nhất – ngay sau kỳ nghỉ 2 tuần.
Với những phát hiện này, các nhà nghiên cứu tin rằng “căng thẳng trong cuộc sống” có liên quan mật thiết đến quá trình bạc tóc.
Điều đáng chú ý là hiện nay đã có bằng chứng cho thấy tóc bạc là có thể đảo ngược – mặc dù ít gặp – và cần biết rằng việc giảm các tác nhân gây căng thẳng tâm lý trong cuộc sống của bạn có thể ngăn chặn thậm chí có thể đảo ngược lại quá trình lão hóa.
Một nghiên cứu của ĐH Harvard tại Bệnh viện tổng hợp Massachusetts đã cho ra kết quả đáng kinh ngạc về hiệu quả hữu hình của thiền định lên cấu trúc não người.
Chỉ sau 8 tuần tập luyện thiền định, kết quả chụp MRI cho thấy chất xám trong não những tình nguyện viên đã tăng lên rõ rệt.
Tiến sĩ thần kinh học Sara Lazar, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Mặc dù việc thực hành thiền định có liên quan đến cảm giác yên bình và thư giãn về thể chất, nhưng các học viên từ lâu đã khẳng định rằng thiền định cũng mang lại những lợi ích về nhận thức và tâm lý một cách bền vững lâu dài.”
Nhà nghiên cứu Sue McGreevey của bệnh viện tổng hợp Massachusetts cho biết, những nghiên cứu trước đây của nhóm Lazar đã phát hiện sự khác biệt giữa não của người tập thiền và người không tập, rõ ràng nhất là ở vỏ não dày hơn – khu vực phụ trách về khả năng tập trung và cảm xúc.
Xét theo quan điểm khoa học, lợi ích thu được từ thiền định hiện đang được khám phá ngày càng nhiều. Những lợi ích đã được kiểm chứng bao gồm cải thiện về mặt tâm lý, hạnh phúc, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của những người tập luyện. Ngoài ra, thiền định còn giúp chúng ta trở nên tập trung và thấu cảm hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng những lợi ích này thể hiện dưới dạng vật chất chứ không chỉ là tinh thần trừu tượng.
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…