Ngừa COVID-19: 3 điều quan trọng hạn chế virus nhiễm qua đường mắt

Trong các con đường lây nhiễm bệnh virus corona mới (COVID-19), chuyên gia cảnh báo là lây nhiễm qua nước bọt và qua va chạm tiếp xúc, vì vậy cách phòng ngừa cơ bản là đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, còn cần phòng ngừa virus lây nhiễm qua đường mắt. Dưới đây là 3 điểm cần lưu ý.

(Ảnh: Shutterstock)

Virus có thể nhiễm vào cơ thể qua mắt

Có chuyên gia đề cập coronavirus có thể nhiễm vào cơ thể người qua mắt, bởi vì miệng, mũi và niêm mạc mắt vốn là nơi lý tưởng để virus tấn công cơ thể người, vì niêm mạc không có lớp biểu bì bảo vệ như da. Hơn nữa đã chứng minh có rất nhiều loại virus có thể gây ra các triệu chứng về mắt, chẳng hạn như virus adeno (adenovirus) phổ biến được nhiều người biết gây sưng mắt, sốt cao, ho và sổ mũi.

Virus xâm nhập mắt thế nào?

Nhiễm khuẩn niêm mạc là bệnh rất phổ biến, còn được gọi là viêm kết mạc mà chúng ta vẫn biết. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn mắt có thể là trực tiếp do mắt tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, chất gây dị ứng hoặc các chất gây kích thích; có thể là gián tiếp khi tay chạm vào các vật phẩm bị ô nhiễm như khăn, chậu rửa, vòi, tay nắm cửa… sau đó dụi mắt trong tình trạng chưa rửa sạch tay.

Viêm kết mạc được chia thành ba loại: dạng virus, dạng vi khuẩn, và dạng dị ứng. Virus thường liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Vi khuẩn là do nhiều loại vi khuẩn gây ra. Dị ứng thường do ô nhiễm không khí, hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng khi đeo kính áp tròng.

Ba điều cần lưu ý để phòng ngừa

Trong thời kỳ phòng ngừa dịch bệnh, những người hàng ngày đeo kính hãy lưu ý vệ sinh khử trùng kính thường xuyên, tạm ngừng đeo kính áp tròng hoặc phóng đại giác mạc. 

Một số bác sĩ cho biết, nhiều bậc cha mẹ đưa con đến gặp bác sĩ vì chứng đau mắt đỏ, dù không bị sốt hoặc có vấn đề hô hấp, nhưng vẫn sợ trẻ bị nhiễm COVID-19. Dưới đây là ba gợi ý để phòng ngừa virus xâm nhập cơ thể qua mắt:

  1. Rửa tay thường xuyên, không dùng tay dụi mắt.
  2. Những người đeo kính nên chú ý hàng ngày vệ sinh khử trùng bằng cồn.
  3. Thời gian này tạm ngừng dùng kính áp tròng hoặc phóng đại giác mạc để tránh ảnh hưởng thương tổn kết mạc, làm virus có cơ hội thâm nhập.

Tóm lại, vì COVID-19 thường xâm nhập cơ thể người qua hệ thống niêm mạc, trong đó phổ biến là qua khoang miệng, khoang mũi và mắt. Đối với hai loại trước có thể ngăn ngừa bằng đeo khẩu trang, còn với mắt dĩ nhiên cũng có thể dùng kính nhưng phải lưu ý thường xuyên vệ sinh khử trùng kính bằng những chất vệ sinh y tế được chuyên gia khuyên dùng. Đặc biệt là không tùy tiện chạm tay vào mắt, mũi và miệng, nếu phải chạm tay vào thì hãy vệ sinh khử trùng tay cẩn thận trước.

Ngoài ra, thời kỳ phòng ngừa dịch bệnh cố gắng không đeo kính áp tròng, hoặc kính phóng giác mạc. Cho dù hàng ngày vệ sinh kính thì rủi ro “tàng hình” từ bụi PM2.5 hoặc virus trong không khí vẫn cao hơn, dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn hoặc virus xâm nhập…

Thanh Xuân

Xem thêm:

Thanh Xuân

Published by
Thanh Xuân

Recent Posts

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

14 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

1 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

1 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

9 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

10 giờ ago