Một số bệnh nhân nhiễm virus corona Vũ Hán sau khi hồi phục có thể giảm khoảng 20 đến 30% chức năng phổi và gặp phải các vấn đề như thở gấp khi đi nhanh, theo Giám đốc Trung tâm Bệnh Truyền nhiễm tại Bệnh viện Princess Margaret, Hồng Kông.
Hôm 12/3, cơ quan quản lý bệnh viện Hồng Kông đã công bố các kết luận sau khi theo dõi nhóm bệnh nhân nhiễm virus corona Vũ Hán đầu tiên được xuất viện, theo SCMP.
Theo báo cáo, một số bệnh nhân sau khi hồi phục đã bị suy giảm chức năng phổi và hiện đang gặp các vấn đề như thở hổn hển khi đi bộ nhanh.
Đặc khu Hồng Kông tới ngày 15/3 đã ghi nhận 142 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), trong đó có 4 ca tử vong, 81 ca đã được xuất viện, 57 ca hiện đang được điều trị.
Bác sĩ Owen Tsang Tak-yin, giám đốc y tế của Trung tâm Bệnh Truyền nhiễm tại Bệnh viện Princess Margaret ở Kwai Chung, nói rằng các bác sĩ đã thăm khám cho khoảng 10 bệnh nhân sau khi họ ra viện. Hai cho đến ba người không thể làm những việc mà họ đã từng làm trong quá khứ.
“Họ thở hổn hển nếu đi bộ nhanh hơn một chút,” ông Tsang cho biết. “Một số bệnh nhân có thể giảm 20 đến 30% chức năng phổi [sau khi phục hồi].”
> Bộ Y tế: Khi có biểu hiện nghi nhiễm virus Vũ Hán, cần làm gì?
Theo bác sĩ Tsang, những bệnh nhân này sẽ được xét nghiệm để xác định chức năng phổi của họ còn được bao nhiêu. Các biện pháp vật lý trị liệu cũng sẽ được áp dụng để tăng cường chức năng phổi cho họ.
Xem xét ảnh scan phổi của 9 bệnh nhân nhiễm bệnh ở BV Princess Margaret cũng đã cho thấy những biểu hiện tổn thương giống như kính mờ ở trong phổi của cả 9 người, dấu hiệu cho thấy đã có sự tổn thương nội tạng.
Nhưng bác sĩ Tsang nói rằng vẫn chưa xác định rõ ảnh hưởng lâu dài đối với các bệnh nhân hồi phục, như liệu họ có bị xơ phổi, phổi bị cứng lại, hay nội tạng có thể không hoạt động bình thường.
Ông nói các bệnh nhân xuất viện có thể tập bài tập thể dục về tim mạch, như bơi lội để giúp phổi phục hồi dần dần.
> Thuốc Remdesivir sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng điều trị COVID-19
Các bệnh viện công tại Hồng Kông sắp tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đối với remdesivir, một loại thuốc ban đầu được phát triển để điều trị Ebola, để xem hiệu quả của nó đối với COVID-19 ra sao.
Bác sĩ Tsang lưu ý thuốc này có thể dẫn đến một số biến chứng, như ảnh hưởng đến chức năng gan và nhiễm trùng máu.
Hiện các bệnh nhân nhiễm viêm phổi Vũ Hán tại Hồng Kông đang được điều trị bằng Kaletra, thuốc cho HIV/AIDS; Ribavirin, thường được sử dụng điều trị viêm gan C; và interferon.
Gia Huy (theo SCMP)
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…