Một nữ sinh Đài Loan sau thời gian dài uống trà sữa đều đặn trong 3 bữa cơm mỗi ngày, đã cảm thấy chóng mặt buồn ngủ và thường xuyên mệt mỏi. Các bác sĩ phát hiện rằng, mỗi bữa ăn đều uống một cốc trà đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể của cô.
Hương vị trà Đài Loan rất thơm ngon, đặc biệt là vào mùa hè nóng nực, trà sữa trở thành đồ uống yêu thích của rất nhiều người. Mới đây, kênh truyền thông Đài Loan đưa tin về trường hợp một nữ sinh trung học cảm thấy thân thể hết sức khó chịu, không bị cảm sốt, nhưng không thèm ăn, luôn thấy mệt mỏi và chóng mặt, dễ buồn ngủ. Cô này cũng chưa bao giờ ăn kiêng. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể cô bị thiếu sắt nghiêm trọng. Sau khi hỏi han về tình hình ăn uống, các bác sĩ phát hiện rằng nguyên nhân là do cô rất thích uống trà sữa, hầu như mỗi bữa ăn đều uống một cốc trà, và điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể.
Ông Chu Minh Văn, giám đốc Bệnh viện Thư Điền (Shutien) tại Đài Loan đã kể về trường hợp nữ sinh trung học đến bệnh viện xét nghiệm, mặc dù chưa đến mức thiếu máu, nhưng lượng ferritin của cơ thể cô chỉ đạt mức 9.5μg/L, thấp hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn 20μg/L ở người bình thường. Các bác sĩ nghi ngờ rằng đây là do tác dụng phụ của việc uống quá nhiều trà sữa, sau khi bổ sung chất sắt thì tình hình của nữ sinh này đã được cải thiện.
Việc uống trà thường xuyên và thời gian dài sẽ phát sinh tác dụng phụ gì đối với cơ thể? Bác sĩ Chu Minh Văn nhấn mạnh rằng canxi trong sữa, axit tanic trong trà hoặc cà phê, axit thực vật và chất xơ trong thực vật, đều gây tác dụng cản trở quá trình hấp thụ sắt, để có thể hấp thụ tốt chất sắt, cần phải có môi trường axit. Ngoài ra, chất kiềm trong trà sẽ làm trung hòa axit trong dạ dày, nếu uống trà vào mỗi bữa ăn, vô tình sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt. Vì vậy mà trong một giờ trước mỗi bữa ăn, không nên uống trà sữa, cà phê hay trà xanh, để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt.
Cơ thể con người khi có triệu chứng thiếu sắt, thường xuất hiện những tình trạng như mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, xanh xao, suy giảm thể chất… Những người gặp tình trạng này thường là những phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, trẻ sơ sinh hoặc những người đang ăn chay. Theo Bộ Y tế Đài Loan, một khảo sát tại đây cho thấy, trung bình cứ 10 phụ nữ trong độ tuối sinh đẻ thì có hai người thiếu máu, trong đó có 1 nửa là do bị thiếu sắt.
Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, những người dễ nguy cơ bị thiếu sắt nên ăn một số thực phẩm để bổ sung sắt như gan lợn, tiết lợn, gan cá, những hải sản có vỏ như sò huyết, bào ngư; các loại rau củ có màu đỏ, cần tây, rong biển, hạt vừng, hạt điều… Đương nhiên, cũng cần hạn chế lượng thực ẩm bổ sung, bởi nếu như hàm lượng sắt trong cơ thể bị bổ sung quá nhiều dẫn đến thừa thì lại mang đến nguy cơ mắc các chứng bệnh khác.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…