Hoàng Đế Nội Kinh: 9 chữ để ‘sống hết tuổi trời, trăm năm mới đi’
- thụ anh
- •
Nói về dưỡng sinh, các bậc danh y thời xưa không chỉ nhấn mạnh vào tính bổ dưỡng trong thực phẩm mà còn khuyến khích người ta đi tìm sự thanh tao trong tinh thần.
Trong đạo dưỡng sinh theo Hoàng đế nội kinh, “hình” là hình thể, là thân thể của chúng ta; “thần” bao gồm thất tình (vui thích, tức giận, sầu não, nhớ nhung, đau buồn, sợ hãi, lo lắng), tư tưởng… Dưỡng sinh cần chú trọng bồi dưỡng khỏe mạnh cả hai phương diện này.
Có người cho rằng, để giữ sức khỏe thì cần tẩm bổ và luyện tập thể thao, nhưng lại quên mất còn phải dưỡng “thần”. Trong Hoàng Đế Nội Kinh đã dành nhiều trang để bàn về dưỡng “thần”, trong đó nguyên tắc quan trọng là “sống đạm bạc, tâm thanh tịnh,” vì chỉ có như thế mới có được “tinh thần an lạc.”
Hoàng Đế Nội Kinh thuật lại chi tiết quá trình cơ thể con người già yếu, và chỉ ra “thất tình” (vui thích, tức giận, sầu não, nhớ nhung, đau buồn, sợ hãi, lo lắng), phóng túng, lao lực làm cơ thể mất quân bình là nguyên nhân chủ yếu gây tăng tốc lão hóa, qua đó đưa ra nguyên tắc, đại khái là “mặc ấm phù hợp theo mùa, sống có quy luật, ăn uống điều độ, làm việc vừa sức”…
>> Bí quyết chống lão hóa theo y thư cổ “Hoàng Đế nội kinh”
Chữ “Điềm tĩnh” (恬) là kết hợp của chữ “tâm” và chữ “lưỡi”, ý là tâm tư nằm ở lưỡi qua cảm nhận hương vị của thức ăn, vì thế giải pháp là “buông bỏ mọi thứ” để cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống (giảm bớt dục vọng – ND).
Như vậy, phải làm thế nào để đạt đến “sống đạm bạc, tâm thanh tịnh, tinh thần vững vàng?” Phải loại bỏ tạp niệm và phiền não như thế nào? Hoàng đế nội kinh tổng kết phương pháp điều dưỡng tinh thần bằng 9 chữ:
“Mỹ kỳ thực, nhậm kỳ phục, lạc kỳ tục”
(美其食、任其服、乐其俗).
Phiền não của con người xuất phát từ lòng tham vô đáy, tuy cuộc sống không thể không “ăn, mặc, ở, đi lại”, nhưng một khi quá tham có thể khiến những chuyện đơn giản này làm lu mờ lý trí, làm tính cách trở thành ngông cuồng. Vì thế Hoàng đế nội kinh dùng 9 chữ này để cảnh báo về thái độ sống cho mọi người.
“Mỹ kỳ thực” chính là lấy khởi điểm từ bản năng “ăn” của con người, cho dù ngày nay ăn là cao lương mỹ vị hay rau cháo đạm bạc đều phải biết tận hưởng bằng “tâm”, hãy quên đi “vị” bên ngoài, vì ăn gì không quan trọng, quan trọng là cảm nhận được tình thân ruột thịt, quê hương, niềm vui tương phùng và tấm chân tình đồng cam cộng khổ.
“Nhậm kỳ phục” có ý là “Anh hoa phát tiết ra ngoài” chứ không nên nhìn vào cách ăn mặc hào nhoáng và thời thượng của một người.
“Lạc kỳ tục” là nhấn mạnh cho dù địa vị xã hội như thế nào cũng nên vui vẻ tự tại, có tinh thần không bị ràng buộc bởi những thứ thế tục.
Sức khỏe là quan trọng nhất, vì không có sức khỏe thì mọi thứ chỉ là mây nổi. Hoàng đế nội kinh thì cho rằng “có đủ hình và thần” thì mới có thể “sống hết tuổi trời, trăm năm mới đi” (tận chung kỳ thiên niên, độ bách tuế nãi khứ), khuyên mọi người hãy chiến thắng con quỷ dục vọng vô đáy để tận hưởng tuổi thọ trời cho!
Thụ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Hoàng Đế nội kinh bình an tinh thần dưỡng sinh