Vô tình nuốt đầu nắp bút bi trong giờ học, bé trai 7 tuổi bị ngừng thở, ngừng tim trên đường cấp cứu, sau đó, tổn thương não không hồi phục dẫn đến tử vong sau 4 ngày điều trị.
Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 20/12 phát cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị hóc dị vật đường thở. Ít nhất 3 bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để cứu chữa sau khi hóc dị vật, trong đó, có một trường hợp tử vong do tổn thương não không hồi phục.
Khi đang học trong lớp, bé V.A (7 tuổi, ở Bắc Kạn) ngậm nắp bút vào miệng và vô tình nuốt đầu bút vào đường thở. Trẻ bị ho, khó thở và đau ngực.
Giáo viên nhanh chóng đưa trẻ đến phòng y tế của trường học để sơ cứu, sau đó chuyển đến trung tâm y tế địa phương. Trên đường đi, trẻ xuất hiện tình trạng ngừng thở, ngừng tim, phải cấp cứu hồi sinh tim phổi liên tục trên đường chuyển đến Bệnh viện tuyến tỉnh.
Tại bệnh viện, trẻ tiếp tục được cấp cứu ngừng tuần hoàn. Tuy nhiên, do tổn thương não vì tình trạng thiếu oxy, trẻ xuất hiện nhiều cơn co giật liên tục. Các bác sĩ nhanh chóng chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
BSCKII. Nguyễn Tân Hùng – Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay trẻ vào viện trong tình trạng nguy kịch, được bóp bóng qua nội khí quản, duy trì thuốc trợ tim để đảm bảo nhịp tim và huyết áp, hôn mê sâu, co giật.
Các bác sĩ cho bệnh nhi thở máy, duy trì vận mạch, điều trị chống phù não, an thần, đồng thời tiến hành nội soi cấp cứu tại giường gắp dị vật đường thở.
“Dị vật được gắp ra là đầu bút bi màu đen, có kích thước khoảng 0,5 x 0,8 cm, che lấp 70% phế quản gốc phải. Niêm mạc đường thở hai bên của trẻ phù nề, trong lòng phế quản nhiều dịch nhầy” – ThS.BS Vũ Tùng Lâm – Khoa Khám và Thăm dò Hô hấp – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ.
Mặc dù đã được các bác sĩ nỗ lực điều trị tích cực, nhưng do thời gian ngừng tim, ngừng thở quá lâu, tổn thương não không hồi phục, bệnh nhi đã tử vong sau 4 ngày điều trị.
May mắn hơn, hai bệnh nhi được cứu sống nhờ người mẹ kịp thời sơ cứu. Bé gái T.L (23 tháng tuổi, ở Thái Nguyên) và bé P.A (nữ, 15 tháng tuổi, ở Ninh Bình) là hai trường hợp điển hình hóc dị vật ở trẻ nhỏ 1-3 tuổi.
Trong đó, bé L. hóc hạt lạc dẫn đến ho sặc sụa, tím tái, còn bé P.A bị hóc hạt lạc vào phế quản gốc phải do vừa ăn vừa khóc.
Cả hai bé đều được mẹ kịp thời sơ cứu bằng cách vỗ lưng, giúp một phần hạt lạc rơi ra ngoài và nhanh chóng được đưa đến bệnh viện gần nhất để sơ cứu.
Sau đó, hai trẻ tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục theo dõi và điều trị. Tại khoa Cấp cứu và Chống độc, hai bệnh nhi được đánh giá các dấu hiệu sinh tồn, theo dõi chặt chẽ và được hội chẩn với các chuyên gia của Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Nhi Trung ương.
Quan hệ Mỹ-Nga phảng phất có quan hệ với tai nạn hàng không. 10 năm…
Công an cho biết đã khởi tố thêm 5 bị can ở Phú Thọ và…
Năm 2024, tội về tham nhũng tăng 16,4% so với năm 2023, trong đó nhiều…
Năm nay đã có hơn 14.000 công ty chip Trung Quốc đóng cửa và khó…
Dường như Ukraine đã bị loại khỏi ngân sách quốc phòng kỷ lục mới nhất…
Thượng nghị sĩ Utah Mike Lee đưa ra ý tưởng rằng ông Donald Trump "nên…