Vắc-xin từ lâu đã được ca ngợi là một trong những thành tựu nổi bật nhất của y học. Chúng đã giúp cứu sống hàng triệu người và làm thay đổi sức khỏe cộng đồng. Chúng cũng đã làm dấy lên các cuộc tranh luận về sự an toàn, đạo đức và vai trò của chính phủ trong các quyết định về sức khỏe.
Với việc ông Robert F. Kennedy Jr. gần đây được đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, những cuộc tranh luận này đã trở nên cấp thiết hơn. Nhiều người gọi Kennedy là “người chống vắc-xin”, nhưng sự đơn giản hóa quá mức này đã bỏ lỡ điểm chính yếu. Mối quan tâm của ông tập trung vào sự an toàn, trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của các chương trình vắc-xin—những vấn đề mà tất cả chúng ta nên nghiêm túc xem xét.
Là một bác sĩ, tôi coi thời điểm này là cơ hội để suy ngẫm sâu sắc. Vắc-xin đã đạt được những thành tựu gì? Có những rủi ro nào nổi lên? Cách chúng ta tiếp cận với vắc-xin trong tương lai để tôn trọng sự lựa chọn của cá nhân trong khi vẫn bảo vệ sức khỏe cộng đồng? Hãy bắt đầu từ lịch sử.
Khái niệm tiêm chủng có từ trước khi xuất hiện y học hiện đại. Một trong những phương pháp được ghi chép sớm nhất là variolation (chủng ngừa đậu mùa), lần đầu tiên được sử dụng tại Trung Quốc và Ấn Độ vào thế kỷ thứ 10. Các bác sĩ sẽ nghiền vảy đậu mùa thành bột và yêu cầu bệnh nhân hít vào, nhằm mục đích bảo vệ khỏi bị nhiễm bệnh nặng.
Phương pháp này truyền sang Châu Phi và Đế chế Ottoman, nơi được phát triển và cuối cùng được đưa đến Châu Âu.
Kỷ nguyên vắc-xin hiện đại bắt đầu vào năm 1796 khi Edward Jenner chứng minh rằng việc tiếp xúc với bệnh đậu mùa bò có thể bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa. Công trình của Jenner đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại bệnh truyền nhiễm và đặt nền tảng cho miễn dịch học hiện đại. Những nỗ lực của ông cuối cùng đã dẫn đến việc xóa sổ bệnh đậu mùa vào năm 1980, kỳ tích này được coi là một trong những chiến thắng về sức khoẻ cộng đồng quan trọng nhất của nhân loại.
Câu chuyện lịch sự trên đã minh hoạ sống động cách trí tuệ của con người có thể giúp vượt qua những thách thức tưởng chừng như không thể. Tuy nhiên, ngay cả trong những ngày đầu đó, tiêm chủng vẫn không phải là không có rủi ro hoặc không gây tranh cãi.
Vắc-xin đã có những đóng góp to lớn cho sức khỏe cộng đồng. Những căn bệnh từng tàn phá dân số nay đã được kiểm soát hoặc bị xóa sổ.
Hãy cùng kể tên những thành tựu sau:
Mặc dù đem lại lợi ích, vắc-xin vẫn có rủi ro. Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ, chẳng hạn như sốt hoặc sưng tại vị trí tiêm. Các tác dụng phụ nghiêm trọng mặc dù hiếm gặp song vẫn xảy ra.
Sự cố Cutter năm 1955 là lời nhắc nhở nghiêm túc về những sai sót có thể xảy ra. Trong trường hợp này, một loại vắc-xin bại liệt không được bất hoạt đúng cách đã gây ra bệnh bại liệt ở hàng trăm trẻ em và dẫn đến một số ca tử vong. Thảm kịch này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng và giám sát an toàn nghiêm ngặt.
Gần đây, người ta đã nêu ra những lo ngại về tình trạng viêm cơ tim hiếm gặp sau khi tiêm vắc-xin mRNA COVID-19, đặc biệt là ở nam thanh niên. Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England phát hiện rủi ro thấp, cho thấy việc tiêm vắc-xin vẫn cần được cân nhắc cẩn thận, đặc biệt là đối với những cá nhân không có nguy cơ cao bị COVID-19.
Minh bạch về nguy cơ là điều cần thiết để duy trì lòng tin của công chúng. Bằng cách thừa nhận những nguy cơ đi cùng lợi ích, chúng ta có thể giúp đưa ra quyết định sáng suốt và bảo vệ tính liêm chính của các chương trình y tế công cộng.
Tiếp theo là câu hỏi khiến cuộc tranh luận trở nên thú vị hơn: Vắc-xin có nên tuân theo mô hình một kích thước phù hợp với tất cả không?
Chúng ta biết rằng mỗi cá nhân phản ứng khác nhau với vắc-xin. Di truyền, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biến thể di truyền có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và tác dụng phụ của vắc-xin.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), chúng ta từ lâu đã nhận ra rằng không có hai cá nhân nào giống hệt nhau. Các phương pháp điều trị được điều chỉnh theo thể chất riêng biệt của mỗi người và nguyên tắc này cũng có thể định hình tương lai của vắc-xin.
Y học hiện đại đang hướng tới các phương pháp tiếp cận cá nhân hóa trong lĩnh vực ung thư và dược lý. Tại sao không mở rộng khái niệm này sang vắc-xin? Hãy tưởng tượng một tương lai mà các kế hoạch tiêm vắc-xin được điều chỉnh theo nhu cầu của từng cá nhân, cân bằng giữa tính an toàn và hiệu quả cho mọi người.
Vắc-xin chắc chắn đã thay đổi tiến trình lịch sử loài người, cứu sống hàng triệu người và giảm gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tiến bộ đòi hỏi sự cảnh giác, trách nhiệm và tôn trọng quyền tự do cá nhân.
Kennedy là một nhân vật gây chia rẽ trong cuộc tranh luận này. Những người chỉ trích ông cho rằng thái độ hoài nghi công khai của ông đối với các biện pháp về an toàn vắc-xin làm suy yếu niềm tin của công chúng vào các chương trình tiêm chủng, có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Một số người tin rằng sự ủng hộ của Kennedy có thể ngăn cản việc tiêm chủng, dẫn đến sự tái phát của các bệnh có thể phòng ngừa được như bệnh sởi hoặc bại liệt.
Vậy tại sao Kennedy lại thách thức hệ thống hiện tại? Ông tập trung vào việc đảm bảo an toàn vắc-xin thông qua giám sát chặt chẽ và yêu cầu các công ty dược phẩm và cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về hành động của họ. Ví dụ, Ông Kennedy ủng hộ những điều sau:
Người chỉ trích có thể coi những ủng hộ của Kennedy là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trong thời đại mà thông tin sai lệch có thể nhanh chóng lan truyền trên mạng. Tuy nhiên, việc ông tập trung vào trách nhiệm giải trình không nhất thiết phải xung đột với các mục tiêu về sức khỏe cộng đồng. Thay vào đó, ông có thể bổ sung cho chúng bằng cách thúc đẩy sự tin tưởng và hợp tác tốt hơn giữa các cá nhân và cơ quan y tế.
Sau đây là cách mà sức khỏe cộng đồng có thể song hành cùng các nguyên tắc của ông Kennedy:
Lời kêu gọi trách nhiệm giải trình của ông Kennedy mang đến cơ hội để hình dung lại cách thức hoạt động của y tế công cộng trong một xã hội tự do. Bằng cách giải quyết những lo ngại chính đáng về an toàn và giám sát, chúng ta có thể tạo ra một hệ thống tôn trọng các quyền tự do của cá nhân trong khi vẫn bảo vệ được sức khỏe của toàn bộ dân số.
Tương lai của y tế công cộng nằm ở sự hợp tác—giữa các cá nhân, cộng đồng và các cơ quan quản lý. Sự hợp tác này đòi hỏi sự trung thực, trách nhiệm và tôn trọng lẫn nhau. Nếu có thể vượt qua những thách thức này một cách cẩn trọng và chính trực, chúng ta sẽ bảo tồn được những thành công của việc tiêm chủng và xây dựng một hệ thống y tế công cộng mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn cho các thế hệ tương lai.
5 bị can bị cáo buộc làm giả các giấy tờ liên quan đến ngành…
Nhóm người ngoại quốc đi xe ô tô qua nhiều tỉnh thành, thủ đoạn chung…
Giám đốc điều hành JPMorgan Chase trình bày cách công nghệ AI có thể cải…
Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. của Philippines nói rằng lời đe dọa công khai ám…
Bạc Qua Qua, con rể Đài Loan, và cô dâu Hứa Huệ Du đã tổ…
Đô đốc Rob Bauer, người đứng đầu ủy ban quân sự sắp mãn nhiệm của…