“Hãy nhìn các con số thống kê đi! [Ukraine] chúng ta có bao nhiêu lính đào ngũ? Hàng chục ngàn.” Cựu Tổng thống Petro Poroshenko nói hôm Thứ Hai, chỉ trích gay gắt chế độ đang cầm quyền tại Kiev. “Tại sao chúng ta cưỡng ép người ta vào các xe van và chở ra tiền tuyến? Bị đưa vào quân đội thế thì sẽ trốn chạy không? Trong cái tình trạng ấy, chúng ta nhất định phải thừa nhận rằng chủ trương này là làm mất uy tín và không hiệu quả.” Ông Poroshenko chủ trương rằng Ukraine phải chuyển đổi cơ cấu công nghiệp quốc phòng, phù hợp cho chiến tranh lâu dài.
Trong cuộc phỏng vấn với truyền hình Espresso TV, ông Petro nói rằng, với cương vị “cựu Tổng thống và cựu Tổng tư lệnh Tối cao” của Ukraine, ông “có quyền” nói lên một số điều mà người ta không dám nói, mà cụ thể ấy là tình hình quân đội.
Chế độ bắt lính của Ukraine —mặc dù rất nhiều vấn đề bất cập đã được công bố một cách không chính thức trên mạng xã hội từ lâu, với rất nhiều video cảnh sỹ quan quân dịch dùng vũ lực để chộp bắt người ngoài phố, siêu thị, cửa hàng, v.v.— nhưng vẫn là chủ đề cấm kỵ trong quốc nội của Ukraine. Bây giờ chính ông Poroshenko đã nói ra minh bạch rồi. Ông là nói “cưỡng ép” bắt người (forcing peole), chứ không dùng từ quân dịch hay tuyển quân gì đó, càng không dùng từ nghĩa vụ quân sự mà chế độ mị dân nào đó chế tác ra.
Theo một báo cáo của AP (Mỹ) hơn nửa tháng trước, một dân biểu Quốc hội Ukraine tiết lộ rằng có đến 200.000 người đào ngũ, theo con số mà Tổng Công tố Ukraine công bố, thì có gần 100.000 công dân bị truy tố do tội đào ngũ (Bloomberg đưa ra con số là 96.000), và theo một sỹ quan tiền tuyến thì trong số những binh lính bị loại khỏi vòng chiến hiện nay (tử vong, thương tật, v.v.) thì đào ngũ chiếm 20%, và “tỷ lệ [đào ngũ] tăng theo cấp số nhân qua hàng tháng.”
Thêm vào đó là nạn quan chức làm giàu nhờ chiến tranh, khi cung cấp ‘dịch vụ giúp người trốn lính’. Theo một báo cáo thì hôm Thứ Ba tuần trước, Cục Điều tra Nhà nước Ukraine tiết lộ “Năm nay, các nhân viên SBI đã mở 287 thủ tục tố tụng hình sự về tội danh buôn người trái phép qua biên giới quốc gia” với 11 triệu hryvnia tiền hối lộ đã được phát hiện (264.000 USD), và khẳng định rằng số tiền hối lộ thực tế cao hơn con số đó rất nhiều.
Trong cuộc phỏng vấn của truyền hình Espresso TV, với tinh thần góp ý mang tính xây dựng cho chế độ của đương kim Tổng thống Volodymyr Zelensky, thì cựu Tổng thống Petro Poroshenko (tại vị từ 2014 đến 2019), đưa ra 3 đề xuất như sau.
Ukraine nằm trong chiến loạn sang năm thứ 11, kể từ sau khi cuộc chính biến 2014 dẫn tới nội chiến do không thừa nhận chính quyền Kiev, và bán đảo Crimea ly khai, sáp nhập vào Liên bang Nga.
Theo ông Poroshenko, người mà khi lên làm tổng thống vào năm 2014 sau Cách mạng Nhân phẩm đã tìm cách dập tắt các cuộc bạo động phản đối từ Donbass, cho rằng Ukraine hôm nay phải tính tới tình huống chiến tranh còn kéo dài. Cụ thể là phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế quốc gia thành một nền kinh tế công nghiệp quân sự, mang tính thực dụng, với sự hỗ trợ và đầu tư của nước ngoài.
Theo ông Poroshenko nói trên truyền hình, thì những chương trình nặng về khẩu hiệu chính trị, có hoa không quả, chi tiêu thì lớn mà hiệu quả lại nhỏ, thì nên dẹp đi.
“Hãy nói cho tôi, làm ơn, tại sao các vị cứ nói về vũ khí hạt nhân, về những công nghệ cao siêu,” ông chỉ trích chính sách hiện thời của giới cầm quyền Kiev. “Hãy làm ra 5.000 [máy bay không người lái] Shaheed của Ukraine mỗi năm đi. Nếu [Nga phóng] 2.000 chiếc Shaheed đến đây, thì [chúng ta] hãy đưa chúng ra. Chúng rất đơn giản, và chúng ta có thể chế tạo được chúng mà. Tại sao không làm điều đó? Hãy để công nghiệp quốc phòng Ukraine làm. Hãy ra lệnh, hãy đưa công nghệ cho họ. Hãy mang các đối tác nước ngoài vào,…”
Theo ông, việc học tập công nghệ quân sự đơn giản đó của người khác, của phương Tây, thậm chí như công nghệ Shaheed của Iran/Nga, cũng vẫn rất có lợi, “bởi vì chúng ta vẫn có [lợi thế] cạnh tranh” vì theo ông Ukraine có nhân công rẻ hơn.
“Các vị có biết đạn pháo 155 ly chất lượng tốt là giá bao nhiêu không, mua từ các đối tác? Là 5 đến 6 ngàn đô la. Mà 1 năm trước đó, thì chỉ là 3,5 đến 4 ngàn thôi. Nếu từ Hàn Quốc thì là 380 [đô la]. Còn lấy từ Iran thì đắt hơn một chút, phải thêm vào 120 đến 130 đô la.” ông Poroshenko lập luận. “Chúng ta phải chuyển sang nền kinh tế quân sự. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải có được năng lực sản xuất lượng lớn, cho phép mở rộng thành quy mô lớn. Từ đó, dựa vào sản xuất lượng lớn, giá thành sẽ giảm mạnh, giảm ít nhất từ 5.000 xuống 1.000, hoặc rẻ hơn 1.000. Chúng ta có thể làm được điều đó.”
Nhật Tân
Ông Tom Cotton đã cảnh báo các nhà vận động hành lang không nên phản…
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “nắm giữ…
Liên quan đến vụ án sát hại CEO Brian Thompson của UnitedHealthcare tại Mỹ, hôm…
Ông Trump đã đệ đơn kiện tờ Des Moines Register của Iowa và tổ chức…
Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang nằm trong top 5 đồng bằng dễ bị…
Loạt bài này đi sâu vào nghiên cứu của các bác sĩ y khoa nổi…