Quốc hội Pháp thông qua nghị quyết lên án ĐCSTQ tội diệt chủng và chống lại loài người

Quốc hội Pháp hôm thứ Năm (ngày 20/1) đã thông qua nghị quyết Duy Ngô Nhĩ với 169 phiếu thuận và 1 phiếu chống, xác định và lên án tội ác chống lại loài người và diệt chủng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới đã hoan nghênh động thái này và kêu gọi cộng đồng quốc tế bày tỏ lập trường rõ ràng, yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm.

Quốc hội Pháp (Nguồn: Richard Ying et Tangui Morlier/ Wikimedia)

Nghị quyết nêu rõ rằng dựa trên các bằng chứng được ghi lại, ĐCSTQ đang cố gắng tiêu diệt bản sắc của người Duy Ngô Nhĩ và liên kết cộng đồng cũng như sự truyền thừa bản sắc giữa các thế hệ, nói một cách rộng rãi là tiêu diệt người Duy Ngô Nhĩ. “Chính phủ Trung Quốc đã tổ chức và lên kế hoạch cho bạo lực chính trị cực đoan và có hệ thống, đã cấu thành tội ác diệt chủng”, đồng thời lên án tội ác này của ĐCSTQ.

Nghị quyết này thúc giục và đề nghị Chính phủ Pháp lên án ĐCSTQ như thường lệ, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết trong cộng đồng quốc tế và trong chính sách đối ngoại của mình đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để chấm dứt tình trạng diệt chủng này.

Nghị quyết áp đảo của Quốc hội Pháp khẳng định ĐCSTQ đã diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ

Theo báo cáo của hãng tin AFP, ngày 20/1, đề xuất của ông Alain David, thành viên của Đảng Xã hội tại Hạ viện Quốc hội Pháp, đã được 169 phiếu ủng hộ áp đảo, 1 phiếu chống, 5 phiếu trắng, thừa nhận rằng “bạo lực của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ đã cấu thành tội ác chống lại loài người và tội ác diệt chủng”.

Trong một tuyên bố vào ngày 20/1, Chủ tịch Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới Dolkun Isa cho biết: “Việc Quốc hội Pháp thông qua nghị quyết này là một bước quan trọng để hướng tới sự công nhận rộng rãi hơn của quốc tế đối với tội ác diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, đặc biệt là sau khi Tòa án Duy Ngô Nhĩ (Uyghur Tribunal) đưa ra phán quyết vào tháng trước.”

Trước khi tranh luận và biểu quyết nghị quyết, các đại biểu quốc hội Pháp đã nhiều lần mời những người sống sót trong trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ đến Quốc hội tham dự điều trần để thu thập bằng chứng cho thấy người Duy Ngô Nhĩ tị nạn chính trị tại Pháp bị chính quyền Trung Quốc đe dọa và sách nhiễu, đồng thời mời các chuyên gia, học giả tiến hành phân tích.

Khi phát biểu tại cuộc tranh luận trước Quốc hội, hầu hết các nghị sĩ đều nhấn mạnh tình trạng bạo lực hàng loạt có hệ thống đang diễn ra, bao gồm việc cưỡng bức phụ nữ Duy Ngô Nhĩ triệt sản dẫn đến giảm tỷ lệ sinh, các trại tập trung, gia đình ly tán, và phá hủy các địa điểm tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ, v.v. Đồng thời cho rằng, nước Pháp với tư cách là cường quốc nhân quyền, cần có nghĩa vụ hỗ trợ những người bị áp bức và tạo cho họ tiếng nói trên trường quốc tế.

Ông Dolkun Isa kêu gọi chính phủ Pháp theo sát Quốc hội, có lập trường nhất trí “và cùng với các đối tác quốc tế chấm dứt những tội ác khôn lường này”.

Bộ trưởng Ngoại thương Pháp: Pháp tiếp tục lên án mạnh mẽ các hành động tàn ác của ĐCSTQ

Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Franck Riester, phát biểu thay mặt chính phủ, đề cập đến “bạo lực có hệ thống”“lời chứng gây sốc” về Tân Cương. Đồng thời ông cho biết: Pháp tiếp tục lên án mạnh mẽ các hành động tàn ác của ĐCSTQ và đã nhiều lần nêu quan ngại về các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc trong các cuộc gặp song phương ở tất cả các cấp, yêu cầu chấm dứt các hành động nghiêm trọng ở Tân Cương. Nhưng ông cho rằng việc định tính chính thức đối với tội ác diệt chủng là vấn đề của các tổ chức quốc tế, không phải của các chính phủ.

Bộ trưởng Ngoại thương Pháp đảm bảo rằng “Pháp đã chỉ ra vấn đề Tân Cương và số phận của người Duy Ngô Nhĩ trong các cuộc thảo luận ở cấp cao nhất với các quan chức Trung Quốc”. Ông Franck Riester lấy ví dụ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng kiên định đề cập đến vấn đề người Duy Ngô Nhĩ trong bài phát biểu của mình tại cuộc họp của Liên minh châu Âu (EU).

Trước những câu hỏi của các nghị sĩ EU, ông Macron bày tỏ mong muốn châu Âu cấm nhập khẩu hàng hóa được sản xuất bởi lao động cưỡng bức từ Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng nếu công ước cấm lao động cưỡng bức không được thông qua, sẽ không có thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc.

Bí thư thứ nhất Đảng Xã hội Pháp Olivier Faure lên án ĐCSTQ là “một cỗ máy tàn nhẫn được thiết kế để quét sạch một dân tộc về mặt văn hóa và sinh học”, đồng thời chỉ trích các công ty và thương hiệu lớn của phương Tây tiếp tục sử dụng sản phẩm từ cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ, một cộng đồng Hồi giáo nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Tân Cương của Trung Quốc.

Quốc hội Pháp trở thành quốc hội thứ 8 trên thế giới thừa nhận rằng người Duy Ngô Nhĩ bị ĐCSTQ diệt chủng

Theo AFP đưa tin, các nhóm nhân quyền đã lên án việc Trung Quốc giam giữ hơn 1 triệu người Hồi giáo trong các trại cải tạo chính trị.

AFP tiết lộ, người Duy Ngô Nhĩ nói riêng đã bị nhắm mục tiêu sau một loạt vụ tấn công ở Tân Cương do các phần tử Hồi giáo và ly khai gây ra. Nhưng Bắc Kinh nói rằng các trại tập trung này thực sự là các trung tâm đào tạo nghề được thiết kế để hướng người Duy Ngô Nhĩ tránh xa chủ nghĩa cực đoan.

Ngày 9/12/2021, Tòa án Duy Ngô Nhĩ, một tòa án độc lập ở Vương quốc Anh, đã ra phán quyết rằng ĐCSTQ đã thực hiện hành vi diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương, đồng thời nhấn mạnh rằng các bên ký kết “Công ước của Liên hợp quốc về ngăn chặn và trừng phạt tội ác diệt chủng” (Công ước về Diệt chủng) phải tuân theo nghĩa vụ của pháp luật để ngăn chặn nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ đang xảy ra.

Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới (WUC) kêu gọi Chính phủ Pháp và các quốc gia khác mà quốc hội đã thông qua các nghị quyết liên quan, chọn các hành động phối hợp có ý nghĩa để chấm dứt các hành động tàn bạo đối với nhân quyền của Trung Quốc. Đồng thời kêu gọi Văn phòng cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo về người Duy Ngô Nhĩ. 

Người phát ngôn của WUC, Dilxat Raxit, nói với Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) qua điện thoại vào ngày 20/1: “Chúng tôi cảm ơn Pháp đã không khuất phục trước áp lực của Trung Quốc trong việc thông qua nghị quyết này và cho thế giới thấy rằng nước này tuân thủ các giá trị phổ quát. Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng che đậy cuộc diệt chủng hàng loạt đang diễn ra, và chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế có lập trường rõ ràng, lên án Trung Quốc về tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Đông Turkestan.”

Nhà xã hội học Dilnur Reyhan, người sáng lập Học viện Duy Ngô Nhĩ châu Âu đã nói với CNA rằng: “Cuộc bỏ phiếu này cực kỳ quan trọng đối với người Duy Ngô Nhĩ, và hôm nay là một ngày lịch sử, mang tính biểu tượng, nó mang lại hy vọng rất lớn đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc, trong các trại tập trung và ở nước ngoài. Tất cả chúng ta đều là nạn nhân của sự áp bức của chính quyền Trung Quốc.”

Raphaël Glucksmann, một thành viên Nghị viện châu Âu từ lâu đã bảo vệ nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, cũng đã tweet: “Tất cả các nhóm chính trị ủng hộ nghị quyết xác định và lên án tội ác diệt chủng của người Duy Ngô Nhĩ: Đây là một thông điệp mạnh mẽ cho chính quyền Trung Quốc. Nó cũng chứng minh rằng nước Pháp, với tuyên ngôn nhân quyền, đôi khi có thể thức tỉnh.”

Quốc hội Pháp đã trở thành quốc hội thứ tám trên thế giới công nhận tội ác diệt chủng của người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Trước đó, chính phủ Mỹ và Quốc hội Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan, Litva, Bỉ và Séc đều thừa nhận rằng hành động của ĐCSTQ đã cấu thành tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người.

Dương Thiên Tư, Vision Times

Xem thêm:

Dương Thiên Tư

Published by
Dương Thiên Tư

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

29 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

37 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

54 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago