Nhân chứng nói trên CNN: Phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng hiếp tập thể
- Tiêu Nhiên
- •
Sau phóng sự của hãng tin BBC về vụ cưỡng hiếp có hệ thống đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm trong trại tập trung ở Tân Cương, gần đây hãng tin CNN cũng đã phỏng vấn hai phụ nữ may mắn còn sống sót sau khi ra khỏi trại tập trung ở Tân Cương. Họ cáo buộc cảnh sát Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường hành hạ cực đoan như cưỡng hiếp tập thể đối với phụ nữ.
Câu chuyện của Tursunay Ziyawudun
Trước đó, hãng tin BBC đã phỏng vấn cô Tursunay Ziyawudun đến từ huyện Tân Nguyên – Tân Cương, cô đến Mỹ vào năm 2020 và đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Cô nói với CNN rằng cô đã hai lần bị giam giữ trong trại tập trung Tân Cương vào tháng 4/2017 và tháng 3/2018, thời gian đó đã nhiều lần phải chịu hãm hiếp tập thể và tra tấn cực hình khác.
Dưới đây là câu chuyện của cô được cô kể lại: “Tôi bị đưa đến một phòng giam cùng với 20 phụ nữ khác, ăn uống thiếu thốn, mỗi ngày tôi chỉ được đi vệ sinh trong khoảng 3 – 5 phút, ai mất nhiều thời gian hơn bị giật bằng roi điện.”
Cảnh vệ đã thẩm vấn cuộc sống của cô ở Kazakhstan nhằm tìm hiểu xem cô có liên hệ với những người Duy Ngô Nhĩ lưu vong hay không.
Có lần khi thẩm vấn cô đã bị cảnh sát đánh đến ngất xỉu. Trong một lần khác, hai nữ cảnh vệ đã đưa cô đến một phòng khác và đặt cô lên bàn. “Họ cắm dùi cui điện vào người tôi và cho giật mạnh khiến tôi bất tỉnh”. Cô kể, “Họ ngược đã cùng cực, đày đọa gây đau đớn thể xác bằng cách đánh vào đầu và ép vào tường… Đây là cách họ trừng phạt chúng tôi.”
Mười ngày sau, một nhóm cảnh sát nam đưa cô ra khỏi phòng giam. Tursunay Ziyawudun nói trong nước mắt: “Tôi nghe thấy tiếng một cô gái khác khóc và la hét trong phòng bên cạnh. Tôi thấy khoảng 5 hoặc 6 người đàn ông bước vào căn phòng đó. Tôi nghĩ họ đang tra tấn cô ấy. Nhưng sau đó tôi bị cưỡng hiếp tập thể. Sau đó tôi nhận ra họ cũng làm như thế đối với cô ấy.”
Lời khai của cô Qelbinur Sidik
Cô Qelbinur Sidik hiện sống ở Hà Lan là một người Uzbekistan nhưng lớn lên ở Tân Cương, đã là giáo viên tiểu học 28 năm. Năm 2016, cô bị đưa đi dạy “mù chữ” trong trại tập trung Tân Cương.
Vào ngày giảng dạy đầu tiên của Qelbinur Sidik, cô thấy hai người lính khiêng cáng một phụ nữ trẻ người Duy Ngô Nhĩ ra khỏi trại tập trung: “Khuôn mặt của cô ấy hoàn toàn vô hồn, không có sức sống, cô ấy không thở.”
Một nữ cảnh sát nói với cô rằng người phụ nữ đó đã chết vì chảy nhiều máu.
Nữ cảnh sát nói rằng được cử đi điều tra vụ cưỡng hiếp và tra tấn trong cơ sở này: “Vào ban đêm khi (các cảnh vệ nam) uống rượu, họ kể với nhau chuyện họ đã hãm hiếp và tra tấn phụ nữ như thế nào.”
Các cáo buộc của Qelbinur Sidik tương tự như cáo buộc của các cựu tù nhân đã nói về các vụ cưỡng hiếp và tấn công tình dục trong các trại giam ở Trung Quốc.
Lời khai của cô là một ví dụ hiếm hoi về kinh nghiệm sống trong trại tập trung của ĐCSTQ ở Tân Cương. Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng ĐCSTQ đang thực hiện tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác thông qua giam giữ hàng loạt, tra tấn, cưỡng bức hạn chế sinh sản và phá thai.
Vào tháng 7/2020, một người sống sót khác là Jalilova nói với CNN rằng cô bị giam giữ vào tháng 5/2017, bị giam cùng 20 phụ nữ khác trong một căn phòng “giống như nhà tù”.
Cô Jalilova kể rằng cô đã bị một cảnh vệ tấn công tình dục: “Tôi hỏi anh ta: ‘Anh không xấu hổ sao? Anh không có mẹ hay em gái sao? Sao anh có thể đối xử với tôi như thế?’ Anh ta dùng roi điện đánh tôi và nói, ‘mày không phải là người.”
Nạn nhân: Tôi không còn sợ nữa, chúng đã giết chết tâm hồn tôi
Trong các tuyên bố với CNN, Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ đã phủ nhận mọi cáo buộc. Thời báo Hoàn Cầu của ĐCSTQ đã đưa ra một bài báo vào ngày 10/2 cáo buộc cô Jalilova là “diễn viên”, còn cô Tursunay Ziyawudun bị vô sinh bẩm sinh.
Cô Tursunay Ziyawudun phản bác, “Tôi là một phụ nữ ở độ tuổi bốn mươi, quý vị có nghĩ rằng tôi sẽ tự hào khi chia sẻ (vụ hiếp dâm tập thể) với thế giới không?”. Cô cho hay, “Tôi sẽ nói với chúng rằng tôi không còn sợ chúng nữa, bởi vì chúng đã giết chết tâm hồn tôi.”
Còn cô Qelbinur Sidik thì cho biết chồng cô (ở Tân Cương) nói với cô rằng các quan chức chính phủ đã đến nhà và dành 4 giờ để chỉ anh ấy quay một đoạn phim ngắn, phủ nhận việc vợ anh ta khai rằng anh ta đang ở trong trại tạm giam.
Trong một thông tin mới về cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các nhóm tôn giáo đưa ra vào đầu tháng Hai này, tạp chí Bitter Winter đã cho biết rằng vấn đề cưỡng hiếp không chỉ đối với phụ nữ người Duy Ngô Nhĩ mà còn liên quan đến Giáo hội Đức Chúa Trời Toàn năng và học viên Pháp Luân Công.
Tiêu Nhiên, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Trại tập trung Tân Cương 11 bệnh nhân bình phục diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ hãm hiếp tập thể