Tổng thống Belarus: Nếu tiếp tục chiến tranh giành đất, Kiev có thể sẽ mất tất cả

Kiev nếu theo đuổi phương án dùng quân sự để giành lại phần đất đã mất vào tay Nga, thì kết cục có thể sẽ hoàn toàn trái ngược, vừa không đòi được miền đất phía Đông ấy, vừa có nguy cơ bị Ba Lan nhảy vào chiếm miền đất phía Tây, theo Alexander Lukashenko, Tổng thống Belarus, nói trong buổi phỏng vấn bằng tiếng Nga với phóng viên Ukraine kéo dài gần 2 giờ vừa đăng hôm 17/8.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đang thảo luận trên bản đồ Ukraine. (Ảnh cắt từ video phỏng vấn)
Ông Lukashenko phác thảo khúc lãnh thổ phía Tây của Ukraine có nguy cơ mất đi nếu chính quyền Kiev tiếp tục theo đuổi chiến tranh. (Ảnh cắt từ video phỏng vấn)

Bản chất chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine là chiến tranh tiêu hao, theo giới quan sát nhìn nhận, gồm cả giáo sư về quan hệ quốc tế Đại học Chicago John Mearsheimer, hay đại tá Mỹ về hưu Douglas Macgregor. Cả 2 ông cùng nhiều người khác đều cho rằng cả phía Âu Mỹ và Nga đều đồng thời nhìn nhận rằng giành đất đai không phải mục tiêu hàng đầu. Tiêu diệt đối phương —quan trọng nhất là binh lính của đối phương— mới là mục tiêu hàng đầu. Đất đai chỉ quan trọng nếu nó có giá trị cụ thể nào đó mà thôi.

NATO muốn thông qua chiến tranh tiêu hao để kéo đổ Nga. Nga cũng thuận nước đẩy thuyền, dùng tiêu hao chiến để khiến Ukraine mất đi khả năng uy hiếp về quân sự đối với Nga — đó là mục tiêu chủ yếu của “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga.

Vấn đề là chính chính quyền Kiev bị kẹt ở chỗ này. Toàn bộ hệ thống tuyên truyền của Kiev đối với toàn quốc đều nói rằng đây là chiến tranh về lãnh thổ. Lấy đó làm mục tiêu dẫn động bộ máy chiến tranh ở quốc gia này.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói trong cuộc phỏng vấn hôm 17/8 rằng Ukraine có thể mất hết nếu tiếp tục theo đuổi phương cách chiến đấu này, đồng thời cho biết thêm rằng ông rất đau lòng khi chứng kiến ​​một đất nước vốn có quá nhiều tiềm năng, nhưng hôm nay bị hủy hoại bởi các nhà tài phiệt, theo RT bình luận.

“Bước đầu tiên nên là kết thúc chiến tranh,” ông Lukashenko chia sẻ với cô phóng viên Ukraine Diana Panchenko.

“Vâng, các bạn có thể tiếp tục đấu tranh để giành lại những vùng lãnh thổ này,” ông nói và chỉ vào Donbass, Kherson, và Zaporozhye trên bản đồ. “Tôi không bảo bạn từ bỏ chúng, hay gì cả. Nhưng [tôi khuyên các bạn] hãy chọn một phương pháp khác. Nếu bạn dùng biện pháp quân sự để lấy lại những lãnh thổ này, thì cuối cùng bạn sẽ mất chúng,” ông nói thêm, chỉ ra những khu vực xa hơn về phía Tây.

Chính quyền Kiev nhiều lần kiên quyết tuyên bố khôi phục biên giới có từ năm 1991, nghĩa là lấy lại 4 tỉnh mà Nga sáp nhập năm ngoái sau cuộc bỏ phiếu —Donetsk, Lugansk, Kherson, và Zaporozhye— và bán đảo Crimea mà Nga đã làm như vậy vào năm 2014, khi đáp trả cuộc đảo chính Maidan do Mỹ hậu thuẫn ở Kiev.

Chỉ vào bản đồ, ông Lukashenko giải thích rằng Nga có thể “đè bẹp” quân đội Ukraine ở mặt trận, sau đó tiến tới cắt đứt Kiev khỏi biển bằng cách tiếp tục chiếm lấy Odessa ở phía Nam giáp với Biển Đen, trong khi Ba Lan sẽ “xoa tay mừng rỡ” và nhảy vào chiếm lấy phía Tây của Ukraine với sự hỗ trợ của Mỹ. Ông kết luận, và đến khi đó thì “Ukraine như chúng ta từng biết sẽ không còn tồn tại.”

Cả 2 ông Mearsheimer và Macgregor cũng đều cho rằng cán cân chiến tranh hiện nay ở Ukraine rất bất lợi cho chính quyền Kiev theo nghĩa là tỷ lệ binh sĩ bị loại khỏi vòng chiến quá chênh lệch, trong khi đó khả năng bổ sung quân của phe Nga hoàn toàn đè bẹp quân Ukraine. Một khi quân Kiev bị tổn thất quá nhiều, thì Nga có lựa chọn tiến hành phản công và chiếm lấy các vùng đất mà họ có thể quản lý được, tức là các vùng mà phần đông là người gốc Nga, những người bị chế độ Kiev đối đãi bất công trong nhiều năm qua. Ông Mearsheimer cho rằng nếu Ukraine cuối cùng trở nên kiệt quệ và mất đi giá trị của mình, thì e rằng ngay cả khả năng gia nhập NATO và EU cũng sẽ mất.

“Nếu họ [người Ba Lan] đến, thì họ sẽ không rút đi đâu, bởi vì người Mỹ đang đứng sau Ba Lan. Chà, đây sẽ là lãnh thổ của Ba Lan. Tại sao NATO không chấp nhận họ trong trường hợp này chứ? Nó sẽ là lãnh thổ của Ba Lan [một thành viên NATO],” ông Lukashenko phân tích tình huống sẽ có thời điểm mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đồng ý lượng lớn quân Ba Lan tiến vào Ukraine, điều mà NATO sẽ ủng hộ vì có lợi cho NATO và bất lợi cho Nga. “Điều này là không thể chấp nhận được đối với chúng tôi [Belarus] và người Nga. Nên phải bảo vệ sự toàn vẹn của Ukraine, để đất nước này không bị chia cắt bởi các quốc gia khác.”

Ông Lukashenko nói với cô phóng viên rằng người Ukraine cần phải nhận ra mình là ai và đang ở vị trí nào, trước khi họ có thể nghĩ tới điều họ muốn đạt được và sẽ đạt được bằng cách nào.

Nhưng đáng tiếc rằng hiện nay ở Ukraine không ai có thể nghĩ về tương lai khi mọi người đang “mua và bán” thẻ nghĩa vụ quân sự và bất kỳ ai cũng có thể bị chộp bắt trên đường và bị đưa ra mặt trận bất cứ ngày nào, Tổng thống Belarus than thở.

“Những gì các bạn cần làm là khôi phục trật tự, dựa trên các nguyên tắc bình thường được biết đến trên toàn thế giới, công lý, v.v. và xây dựng cuộc sống từ đó,” ông Lukashenko nói, đồng thời cho biết thêm rằng Ukraine cần một quân đội thích hợp sẽ “không chiến đấu vì một số đầu sỏ hoặc một hoặc hai cá nhân, mà là quân đội bảo vệ người dân.”

Chỉ có được điều đó, thì mới có thể bắt đầu suy nghĩ về cách xây dựng lại nền kinh tế và cung cấp thức ăn và nhà ở cho người dân.

Ông Lukashenko chia sẻ những gì Belarus phải làm bắt đầu từ năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ và Minsk chịu áp lực to lớn phải tư nhân hóa mọi thứ và chuyển đổi sang nền kinh tế kiểu phương Tây. Ông nói với cô phóng viên Panchenko rằng Ukraine cũng trải qua quá trình đó, nhưng tiếc thay, trong giai đoạn ấy thì ở Ukraine các nhà tài phiệt đã thâu tóm mọi thứ. Trong khi đó, Belarus lựa chọn cách khác.

“Ukraine có thể làm được điều này. Đó là một quốc gia rất giàu có, tài nguyên thiên nhiên và khí hậu giàu có hơn nhiều so với Belarus,” ông Lukashenko nói, đồng thời ca ngợi đất nông nghiệp phì nhiêu của Ukraine, một trong những miền đất nông nghiệp tốt nhất thế giới: “bạn có thể nhổ một cây, và một cây khác sẽ mọc lên.”

“Có nhiều việc phải làm. Đã đến lúc bắt đầu,” ông nói. “Nhưng các bạn cần phải thực hiện bước đầu tiên. Bước đầu tiên là kết thúc chiến tranh.”

Video phỏng vấn gần 2 giờ của phóng viên Ukraine Diana Panchenko đã đạt 820.000 lượt xem chỉ trong 18 giờ, và có thể đạt tới con số 1 triệu lượt xem trong ngày đầu tiên. Đây là con số lớn cho một video chính trị tiếng Nga trên Youtube. Cô Panchenko đã viết bình luận khi đăng video này: “Alexander Lukashenko là một người độc nhất vô nhị… Năm 1994, khi ông lên nắm quyền, Ukraine vẫn là một đất nước của hy vọng. Bây giờ, chúng ta đã mất một phần lãnh thổ, [bớt đi] 30 triệu người, [mất] quyền tiếp cận một trong các vùng biển. Trong khi đó Belarus tăng GDP bình quân đầu người tới cao gấp đôi chúng ta. [Belarus] có trật tự kỷ cương trong nước [khác hẳn Ukraine], và quan trọng nhất là có hòa bình… Tôi đã hỏi ông ấy: TẠI SAO điều này lại xảy ra?”

Nhật Tân

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

4 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

26 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago